Danh mục

Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất cói tại xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 495.94 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tiến hành để điều tra tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất cói ở xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Dữ liệu về các yếu tố khí hậu được phân tích bằng các phần mềm xử lý số liệu (Excel và Matlab). Hệ thống thông tin địa lý GIS được sử dụng để xác định các khu vực có nguy cơ ngập lụt theo kịch bản nước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất cói tại xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015 NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN XUẤT CÓI TẠI XÃ NGA THỦY, HUYỆN NGA SƠN, TỈNH THANH HÓA Lê Văn Ninh1, Lê Thị Hƣờng2, Nguyễn Anh Tuấn2 Tống Minh Phƣơng2 Ngô Chí Thành3, Lê Minh Hiền4 TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành để điều tra tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất cói ở xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Dữ liệu về các yếu tố khí hậu được phân tích bằng các phần mềm xử lý số liệu (Excel và Matlab). Hệ thống thông tin địa lý GIS được sử dụng để xác định các khu vực có nguy cơ ngập lụt theo kịch bản nước biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Kết quả cho thấy rằng, từ 1970 đến 2013, nhiệt độ trung bình đã tăng lên khoảng 0,30oC trong khi lượng mưa đã giảm khoảng 20%. Hiện tượng này đã góp phần gây ra tình trạng thiếu nước ngọt và độ mặn tăng cao ở các vùng sản xuất cói. Bằng phương pháp thảo luận nhóm có sự tham gia của người dân và chính quyền địa phương, đa số đã thống nhất rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính làm suy giảm sản lượng, chất lượng cũng như diện tích trồng cói. Một giải pháp tổng hợp cũng được đề xuất với sự đồng thuận của người dân nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu, trong đó nhấn mạnh việc cải tạo hệ thống thủy lợi, tìm kiếm đầu ra sản phẩm từ cói, đồng thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với BĐKH trong tương lai. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hệ thống thông tin địa lý. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa của khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong năm quốc gia đƣợc dự báo là dễ bị tổn thƣơng nhất đối với những hậu quả của biến đổi khí hậu do có đƣờng bờ biển dài và sự phụ thuộc lớn vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và sản xuất nông nghiệp (Bộ TN & MT, 2009). Với đƣờng bờ biển dài 102km và gần 17.000km2 lãnh hải của mình, Thanh Hóa đƣợc xác định là một trong những khu vực dễ bị tổn thƣơng nhất với biến đổi khí hậu (VARCC, 2009). Hạn hán, lũ lụt, nƣớc biển dâng và xâm nhập mặn cùng các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đang có xu hƣớng xảy ra thƣờng xuyên hơn, gây những hậu quả nghiêm trọng đến nhiều mặt của cuộc 1 TS. Giảng viên Khoa NLNN, trường Đại học Hồng Đức 2 ThS. Giảng viên Khoa NLNN, trường Đại học Hồng Đức 3 TS.PTP Quản lý Khoa học và Công nghệ, trường Đại học Hồng Đức 4 ThS. GĐTT Phát triển và hỗ trợ học tập, trường Đại học Hồng Đức 106 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015 sống, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản, những ngành vốn phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên Tƣơng tự nhƣ các khu vực ven biển khác, huyện Nga Sơn đƣợc biết đến với nghề trồng cói truyền thống, cũng chịu ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu. Theo thống kê, năng suất trồng cói có xu hƣớng ngày càng giảm, kéo theo đó là việc suy giảm diện tích trồng cói do nƣớc biển xâm thực, hạn hán, và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan. Nghiên cứu này đƣợc thực hiện tại xã Nga Thủy, một trong những vùng trồng cói lớn nhất Nga Sơn. Theo số liệu của UBND xã Nga Thủy, tổng sản lƣợng cói năm 2002 đạt 3.180 tấn, đã giảm chỉ còn 1.471 tấn vào năm 2012. Diện tích trồng cói cũng giảm mạnh từ 241ha năm 2002 chỉ còn 157,5ha năm 2012. Đã có một số các nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm tìm ra giải pháp nâng cao sản lƣợng cói, tuy nhiên chƣa có nghiên cứu nào xem xét đến các tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất cói. Do đó, nghiên cứu này đƣợc thực hiện để nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sự suy giảm sản lƣợng cói, dự báo diện tích ngập lụt trong tƣơng lai, đồng thời đƣa ra các giải pháp thích nghi với biến đổi khí hậu trên các vùng sản xuất cói xã Nga Thủy, huyện Nga Sơn. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cách tiếp cận Cách tiếp cận của đề tài là từ kịch bản biến đổi khí hậu đã đƣợc Bộ Tài nguyên & Môi trƣờng công bố cho từng vùng, chi tiết hoá kết quả mô phỏng khí tƣợng theo kịch bản này cho khu vực nghiên cứu là huyện Nga Sơn sử dụng các công nghệ mô phỏng theo quan điểm hệ thống. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp kế thừa nghiên cứu, kề thừa một số các tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan nhƣ các kịch bản BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (TN&MT) đã công bố cho toàn bộ Việt Nam. Kế thừa các dữ liệu lƣợng mƣa, nhiệt độ, các hiện tƣợng thời tiết cực đoan, các bản đồ địa hình, bản đồ hành chính, bản đồ số hóa độ cao (DEM) tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thanh Hóa. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu (Excel và Matlab) dùng trong việc phân tích và xử lý số liệu đầu vào. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) đƣợc sử dụng để lập các bản đồ ngập lụt theo kịch bản nƣớc biển dâng của Bộ TN&MT đến năm 2100. Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA) và thảo luận nhóm (FGD): đƣợc sử dụng để trao đổi qua nhóm, khảo sát lịch sử cộng đồng, lịch sử thiên tai, vẽ bản đồ vị trí rủi ro, lịch canh tác và sinh kế và ý kiến của ngƣời dân về về cơ chế, chính sách giúp họ trong việc tiếp cận nguồn lực sinh kế, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. Trình tự các bƣớc thực hiện đƣợc thể hiện trong Hình 1. Phần mềm ArcGIS 9.3 đƣợc sử dụng để lập bản đồ các khu vực có nguy cơ ngập lụt dựa trên bản đồ số hóa độ cao (DEM) và kịch bản nƣớc biển dâng B2 của Bộ TN&MT. Cuối cùng, PRA và FGD 107 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015 với ngƣời dân địa phƣơng đƣợc sử dụng để tìm ra giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sản lƣợng cói tại địa phƣơng. Địa điểm Thu thập dữ liệu nghiên cứu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: