Danh mục

Giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 371.65 KB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam" trình bày về: khái quát các vấn đề về biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững; tác động của biến đổi khí hậu đến quá trình tăng trưởng xanh và phát triển bền vững;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu hướng tới tăng trưởng xanh và phát triển bền vững ở Việt Nam KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VÀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TS. Huỳnh Văn Sinh Khoa Lý luận cơ sở, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh Email: h.vsinh@hcmca.edu.vn ThS. Võ Thu Hà Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và ngoại ngữ, Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh Email: vothuha312@gmail.com Tóm tắt: Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và sự phát triển của toàn nhân loại. Chính các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng lên hệ thống khí hậu, sử dụng và khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, đồng thời thải các chất ô nhiễm vào môi trường tự nhiên hiện nay. Nhận thức được những mối nguy hại do BĐKH đang diễn ra, Chính phủ đã thực hiện những hành động thiết thực, cụ thể thông qua nhiều chiến lược, kế hoạch phát triển nhằm thích ứng với BĐKH vì sự tăng trưởng xanh (TTX) và phát triển bền vững của đất nước. Từ khóa: biến đổi khí hậu, giảm thiểu, phát triển bền vững, thích ứng, tăng trưởng xanh 1. Khái quát các vấn đề về BĐKH, TTX và phát triển bền vững Theo Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (United Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC), “BĐKH là sự thay đổi của khí hậu do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu, được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài” (UK Department of Energy and Climate change, 2016). BĐKH sẽ tác động xấu đến mọi hệ sinh thái ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống người dân nhất là khi xảy ra bão lũ, thảm họa ngày càng khốc liệt, dự báo xuất hiện các mối đe dọa về khan hiếm thực phẩm và nguồn nước, có thể dẫn đến xung đột trong quốc gia, dân tộc. Theo World Bank (2012), “TTX là sự tăng trưởng sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm và tác động đến môi trường, có tính chống chịu với thiên tai và có vai trò quản lý môi trường và nguồn lực tự nhiên trong phòng chống thiên tai”. TTX là một nội dung của phát triển bền vững, là phương thức phát triển kinh tế theo hướng nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời góp phần giảm nhẹ và phòng chống tác động của BĐKH, tăng cường bảo tồn và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, Economy and Forecast Review 139 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP nâng cao chất lượng môi trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước tạo sự công bằng trong xã hội. Năm 1980, trong bản “Chiến lược bảo tồn thế giới” do Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUCN-International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) đã đưa ra mục tiêu của phát triển bền vững là “đạt được sự phát triển bền vững bằng cách bảo vệ các tài nguyên sinh vật” và thuật ngữ phát triển bền vững ở đây được đề cập tới với một nội dung hẹp, nhấn mạnh tính bền vững của sự phát triển về mặt sinh thái, nhằm kêu gọi việc bảo tồn các tài nguyên sinh vật. Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED-World Commission on Environment and Development) của Liên hợp quốc định nghĩa “phát triển bền vững” là “phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Lồng ghép các vấn đề giảm thiểu BĐKH vào quá trình TTX và phát triển bền vững sẽ giúp nâng cao năng lực thích ứng của toàn hệ thống tự nhiên và xã hội, giảm nhẹ nguy cơ tổn hại không đáng có. Hiện nay, ở Việt Nam đã nghiêm túc triển khai và thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tại Hội nghị lần thứ 7 về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nhận thức trong hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với BĐKH được nâng lên một bước, chuyển đổi phương thức tiêu dùng theo hướng bền vững nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với BĐKH: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch”. Đồng thời, thông qua Quyết định số 1658/QĐ-TTg, ngày 01/10/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về TTX giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 góp phần vừa “thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu”, tạo sự cân bằng sinh thái, đồng thời vẫn đảm bảo an ninh nă ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: