Danh mục

Đề xuất phát triển khung pháp lý cho thị trường carbon ở Việt Nam – Kinh nghiệm từ thị trường mua bán khí thải của Liên minh châu Âu (EU ETS)

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 707.87 KB      Lượt xem: 203      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày những vấn đề liên quan đến kỹ thuật môi trường, việc tìm hiểu, học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm xây dựng khung pháp lý cho thị trường mua bán khí thải của Liên minh châu Âu (EU ETS) nhằm tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp và tiến bộ cho Việt Nam là một vấn đề quan trọng để đảm bảo thị trường carbon hoạt động đạt hiệu quả. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề xuất phát triển khung pháp lý cho thị trường carbon ở Việt Nam – Kinh nghiệm từ thị trường mua bán khí thải của Liên minh châu Âu (EU ETS) ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN KHUNG PHÁP LÝ CHO THỊ TRƢỜNG CARBON Ở VIỆT NAM – KINH NGHIỆM TỪ THỊ TRƢỜNG MUA BÁN KHÍ THẢI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU ETS) PROPOSAL FOR DEVELOPING LEGAL FRAMEWORKS OF VIETNAM‟S CARBON MARKET – EXPERIENCE FROM EUROPEAN UNION EMISSIONS TRADING SYSTEM (EU ETS) Đào Minh Quang Nguyễn Thị Kiều Trinh TÓM TẮT: Thị trường carbon hiện đang được xem là một trong những chính sách hiệu quả được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới nhằm chủ động giảm thiểu lượng khí thải hàng năm, góp phần hạn chế biến đổi khí hậu. Bên cạnh những vấn đề liên quan đến kỹ thuật môi trường, việc tìm hiểu, học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm xây dựng khung pháp lý cho thị trường mua bán khí thải của Liên minh châu Âu (EU ETS) nhằm tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp và tiến bộ cho Việt Nam là một vấn đề quan trọng để đảm bảo thị trường carbon hoạt động đạt hiệu quả. Từ khóa: Thị trường carbon, EU ETS, tín chỉ carbon ABSTRACT: The carbon market is currently being considered to be one of the most effective policies applied in many countries to actively reduce annual emissions and contribute to limiting the negative effects of climate change. In addition to carrying out the environmental techniques, gaining experience from the EU Emission Trading System (EU ETS) in creating appropriate legal frameworks is an important aspect to ensure the effective work of Vietnam‟s carbon market. Keywords: Carbon market, EU ETS, carbon credit 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu không chỉ tác động tiêu cực đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân mà còn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến  Sinh viên K432741, trƣờng Đại học Luật Hà Nội. Email: daominhquanghlu@gmail.com  Sinh viên K432752, trƣờng Đại học Luật Hà Nội. Email: trinhkieunguyen286@gmail.com 1 sự phát triển bền vững của quốc gia, khu vực và thế giới. Tại Việt Nam, nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, việc phát triển thị trƣờng carbon trong nƣớc đƣợc coi là công cụ kinh tế quan trọng vừa đƣợc ghi nhận trong nội dung Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2020. Trên thế giới, thị trƣờng mua bán khí thải của Liên minh châu Âu hiện đƣợc coi là thị trƣờng thƣơng mại phát thải lớn nhất với những thành tựu đáng kể. Nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để thị trƣờng carbon của Việt Nam hoạt động hiệu quả, nội dung bài viết sẽ tập trung phân tích một số vấn đề cụ thể của Thị trƣờng mua bán khí thải của Liên minh châu Âu, từ đó đƣa ra một số đề xuất mang tính gợi mở tƣơng ứng với các khía cạnh đã phân tích cho khung pháp lý của thị trƣờng carbon Việt Nam. 2. Tổng quan về thị trƣờng carbon Trƣớc hiện trạng và nguy cơ tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các quốc gia trên thế giới đã có nhiều nỗ lực nhằm hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để cùng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Với lý do trên, Nghị định thƣ Kyoto ra đời và chính thức có hiệu lực vào ngày 16/02/20051 với nội dung liên quan đến các cam kết cắt giảm phát thải khí nhà kính của các quốc gia thành viên đã tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển thị trƣờng buôn bán sự phát thải - thị trƣờng carbon2 (hay thị trƣờng trao đổi tín chỉ carbon). Trong thị trƣờng này, carbon đƣợc trao đổi thông qua tín chỉ carbon hay tín dụng carbon (carbon credit). Hiểu một cách đơn giản, “tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí carbon dioxide (CO2) hoặc một tấn khí carbon dioxide (CO2) tương đương”.3 Thông qua các dự án giảm nhẹ phát thải khí carbon ra môi trƣờng, tín chỉ carbon đƣợc phát hành, mua bán, chuyển giao nhƣ một loại hàng hóa trên thị trƣờng carbon (hay thị trƣờng trao đổi tín chỉ carbon). Trong thị trƣờng đó, Nhà nƣớc tham gia với tƣ cách là chủ thể quản lý thị trƣờng, đảm bảo việc 1 Nghị định thƣ Kyoto là một nghị định liên quan đến Công ƣớc khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lƣợng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo đƣợc ký kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto và chính thức có hiệu lực vào ngày 16/02/2005. Đến nay đã có khoảng 192 nƣớc tham gia phê chuẩn. Việt Nam tham gia phê chuẩn Nghị định thƣ từ ngày 25/09/2002. 2 Khí CO2 là khí do các ngành công nghiệp thải ra và chiếm chủ yếu trong các loại khí nhà kính, bởi vậy thị trƣờng này còn đƣợc gọi là “thị trƣờng carbon” (carbon market). 3 Khoản 35 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trƣờng 2020 2 vận hành của thị trƣờng đƣợc diễn ra theo đúng quy định của pháp luật; các doanh nghiệp tham gia với tƣ cách là chủ thể có nhu cầu trao đổi tín chỉ carbon. Trên thực tế, thị trƣờng carbon đƣợc chia thành hai loại gồm: thị trƣờng carbon bắt buộc và thị trƣờng carbon tự nguyện. “Thị trường carbon bắt buộc được thành lập và quản lý bởi các Hiệp định, thỏa thuận giảm phát thải carbon các quốc gia và quốc tế, chẳng hạn như Nghị định thư Kyoto, thị trường trao đổi phát thải của Liên minh châu Âu”.4 “Thị trường carbon tự nguyện là thị trường theo cơ chế tự nguyện, người mua trong thị trường tự nguyện không cần hoặc không có trách nhiệm phải tuân thủ việc giảm khí nhà kính theo bất cứ quy định nào”.5 Tại Việt Nam, vấn đề tổ chức thị trƣờng carbon trong nƣớc đƣợc quy định tại Điều 139 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2020. Cụ thể, Việt Nam đang hƣớng tới xây dựng và phát triển thị trƣờng carbon bắt buộc. Việc tham ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: