Nghiên cứu tác động của tài sản vô hình tới giá trị doanh nghiệp thủy sản Việt Nam
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.26 MB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tập trung nghiên cứu tác động của tài sản vô hình đến giá trị doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán HCM. Dựa trên số liệu của 63 CTNY kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản, trong 5 năm từ 2010-2016, các tác giả đã kiểm chứng mối quan hệ giữa tài sản vô hình (bao gồm tài sản vô hình xác định được, không bao gồm các tài sản vô hình không xác định được, theo chuẩn mực kế toán quốc tế) và giá trị doanh nghiệp, được đo lường bởi EVA, giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tác động của tài sản vô hình tới giá trị doanh nghiệp thủy sản Việt Nam NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÔ HÌNH TỚI GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM TS. Đỗ Hồng Nhung ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã Trường Đại học Kinh tế Quốc dân PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Bài viết tập trung nghiên cứu tác động của tài sản vô hình đến giá trị doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán HCM. Dựa trên số liệu của 63 CTNY kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản, trong 5 năm từ 2010-2016, các tác giả đã kiểm chứng mối quan hệ giữa tài sản vô hình (bao gồm tài sản vô hình xác định được, không bao gồm các tài sản vô hình không xác định được, theo chuẩn mực kế toán quốc tế) và giá trị doanh nghiệp, được đo lường bởi EVA, giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các DN chế biến thủy sản Việt nam có giá trị tài sản vô hình chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị của DN (từ 40-60%) và có tác động thuận chiều đến giá trị doanh nghiệp. Điều này cho thấy, việc đầu tư vào TSVH của các DN sẽ mang lại tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp, từ đó mang lại lợi ích cho các cổ đông. Bên cạnh đó, các nhân tố khác như cấu trúc vốn và hiệu quả quản lí hàng tồn kho của các DN thủy sản lại có tác động ngược chiều đến giá trị doanh nghiệp. Kết quả này gợi ý cho các DN thủy sản VN cần xem xét lại cấu trúc vốn và cải thiện hiệu quả quản lí hàng tồn kho, với đặc thù hàng tồn kho rất dễ bị suy giảm giá trị của ngành thủy sản. Đây cũng là một thách thức lớn đối với các DN thủy sản Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Tài sản vô hình, giá trị doanh nghiệp 1. Giới thiệu Căn cứ theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 38 và chuẩn mực kế toán 04 của Việt Nam, tài sản vô hình được hiểu là những tài sản không có hình thái vật chất, có thể xác định được giá trị, do doanh nghiệp kiểm soát và có thể tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai. Bên cạnh đó, một số tổ chức như OECD (2006 và 385 2011) và các nhà nghiên cứu thực nghiệm mà tiêu biểu là Lev và Daum (2004), Lev (2005) cũng đưa ra những nhận định bổ sung về các tính chất của TSVH, góp phần hoàn thiện định nghĩa trên. Theo đó, TSVH còn bao gồm cả những yếu tố chưa được chuẩn mực kế toán thừa nhận (ví dụ thương hiệu), việc nhận diện, tách biệt mỗi loại TSVH và định giá chúng thực tế rất phức tạp, đồng thời hầu như không có thị trường giao dịch dành riêng cho chúng. Do giá trị TSVH ghi nhận trên báo cáo tài chính không phản ánh đầy đủ tất cả các nguồn lực vô hình của doanh nghiệp nên các nhà nghiên cứu thường sử dụng những chỉ tiêu khác để đo lường hoặc tượng trưng một cách toàn diện hơn cho giá trị TSVH, ch ng hạn chỉ tiêu CIV (Lim & Ryu, 2013; Shiri, 2012; Volkov & Garanina, 2008; Stewart, 1997), Tobin‟s Q và một vài biến thể của nó (Peters & Taylor, 2014; Tsutomu, Miho & Kazuma, 2013; Anghel, Sandu & Manate, 2008; Wright, 2006; Laitner & Stolyarov, 2003; Hall, 2000 & 2001; Cockburn & Griliches, 1988; Griliches, 1981) … Tuy nhiên, các chỉ tiêu này đều có một số hạn chế nhất định: Chỉ số Q bao gồm một bộ phận không thể quan sát trực tiếp là chi phí thay thế của tổng tài sản doanh nghiệp, đồng thời nhạy cảm với hiện tượng đầu cơ và biến động của thị trường chứng khoán (Savickaitė, 2014); CIV gây tranh cãi bởi theo Aho & Ståhle (2011) thì chỉ tiêu này thực chất phản ánh hiệu quả sử dụng tất cả tài sản của doanh nghiệp, bao gồm cả tài sản hữu hình, vô hình và tài sản tài chính chứ không tách riêng giá trị TSVH. Do đó, trên thực tế vẫn có một số nghiên cứu sử dụng chính giá trị sổ sách của TSVH thay cho những cách đo lường phức tạp trên, ch ng hạn nghiên cứu của Nnado & Ozouli (2016), Moradi và các cộng sự (2012), Lin & Zhilin (2008). Cho đến hiện tại, có một số cách hiểu và đo lường khác nhau về giá trị doanh nghiệp. Giá trị sổ sách của doanh nghiệp có thể được xác định bằng tổng tài sản hoặc tài sản ròng của doanh nghiệp. Trong khi đó, giá trị thị trường của doanh nghiệp lại có thể được xác định bằng một số phương pháp khác nhau. Cụ thể, trong lĩnh vực định giá, dựa trên hướng tiếp cận từ thu nhập thì giá trị của một doanh nghiệp được xác định bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền tự do mà doanh nghiệp kỳ vọng tạo ra trong tương lai. Một phương pháp đơn giản hơn là xác định giá trị thị trường của doanh nghiệp (Brigham, 2002) (MV) bằng giá trị thị trường của vốn cổ phần cộng với giá trị thị trường của vốn vay của doanh nghiệp, trong đó giá trị thị trường của vốn vay thường được thừa nhận là bằng với giá trị sổ sách của chúng. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn có thể sử dụng một số chỉ tiêu như giá trị kinh tế gia tăng (EVA) hay giá trị thị trường gia 386 tăng (MVA) để đo lường giá trị hay lợi ích mà doanh nghiệp tạo ra cho các đối tượng hữu quan cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ những góc nhìn khác nhau (Stephen Ross, 2002). Ch ng hạn, chỉ tiêu EVA thường được xác định như sau: EVA = (r – WACC)×TC = (NOPAT/TC – WACC)×TC = NOPAT –Chi phí vốn Trong đó, NOPAT là lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế (= EBIT×(1-t)), WACC là chi phí vốn bình quân, TC là tổng vốn của doanh nghiệp. EVA cho biết phần lợi nhuận thặng dư của doanh nghiệp còn lại sau khi trang trải cho chi phí vốn. Trong khi đó, chỉ tiêu MVA lại được tính như sau: MVA = Giá trị thị trường của doanh nghiệp - Giá trị sổ sách của tổng vốn Giá trị thị trường và giá trị sổ sách của các khoản nợ thường được xem là bằng nhau, khi đó công thức MVA được biến đổi thành: MVA = Giá trị thị trường của cổ phần thường – Giá trị sổ sách của cổ phần thường Về cơ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tác động của tài sản vô hình tới giá trị doanh nghiệp thủy sản Việt Nam NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÔ HÌNH TỚI GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM TS. Đỗ Hồng Nhung ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã Trường Đại học Kinh tế Quốc dân PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Bài viết tập trung nghiên cứu tác động của tài sản vô hình đến giá trị doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán HCM. Dựa trên số liệu của 63 CTNY kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản, trong 5 năm từ 2010-2016, các tác giả đã kiểm chứng mối quan hệ giữa tài sản vô hình (bao gồm tài sản vô hình xác định được, không bao gồm các tài sản vô hình không xác định được, theo chuẩn mực kế toán quốc tế) và giá trị doanh nghiệp, được đo lường bởi EVA, giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các DN chế biến thủy sản Việt nam có giá trị tài sản vô hình chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị của DN (từ 40-60%) và có tác động thuận chiều đến giá trị doanh nghiệp. Điều này cho thấy, việc đầu tư vào TSVH của các DN sẽ mang lại tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp, từ đó mang lại lợi ích cho các cổ đông. Bên cạnh đó, các nhân tố khác như cấu trúc vốn và hiệu quả quản lí hàng tồn kho của các DN thủy sản lại có tác động ngược chiều đến giá trị doanh nghiệp. Kết quả này gợi ý cho các DN thủy sản VN cần xem xét lại cấu trúc vốn và cải thiện hiệu quả quản lí hàng tồn kho, với đặc thù hàng tồn kho rất dễ bị suy giảm giá trị của ngành thủy sản. Đây cũng là một thách thức lớn đối với các DN thủy sản Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Tài sản vô hình, giá trị doanh nghiệp 1. Giới thiệu Căn cứ theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 38 và chuẩn mực kế toán 04 của Việt Nam, tài sản vô hình được hiểu là những tài sản không có hình thái vật chất, có thể xác định được giá trị, do doanh nghiệp kiểm soát và có thể tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai. Bên cạnh đó, một số tổ chức như OECD (2006 và 385 2011) và các nhà nghiên cứu thực nghiệm mà tiêu biểu là Lev và Daum (2004), Lev (2005) cũng đưa ra những nhận định bổ sung về các tính chất của TSVH, góp phần hoàn thiện định nghĩa trên. Theo đó, TSVH còn bao gồm cả những yếu tố chưa được chuẩn mực kế toán thừa nhận (ví dụ thương hiệu), việc nhận diện, tách biệt mỗi loại TSVH và định giá chúng thực tế rất phức tạp, đồng thời hầu như không có thị trường giao dịch dành riêng cho chúng. Do giá trị TSVH ghi nhận trên báo cáo tài chính không phản ánh đầy đủ tất cả các nguồn lực vô hình của doanh nghiệp nên các nhà nghiên cứu thường sử dụng những chỉ tiêu khác để đo lường hoặc tượng trưng một cách toàn diện hơn cho giá trị TSVH, ch ng hạn chỉ tiêu CIV (Lim & Ryu, 2013; Shiri, 2012; Volkov & Garanina, 2008; Stewart, 1997), Tobin‟s Q và một vài biến thể của nó (Peters & Taylor, 2014; Tsutomu, Miho & Kazuma, 2013; Anghel, Sandu & Manate, 2008; Wright, 2006; Laitner & Stolyarov, 2003; Hall, 2000 & 2001; Cockburn & Griliches, 1988; Griliches, 1981) … Tuy nhiên, các chỉ tiêu này đều có một số hạn chế nhất định: Chỉ số Q bao gồm một bộ phận không thể quan sát trực tiếp là chi phí thay thế của tổng tài sản doanh nghiệp, đồng thời nhạy cảm với hiện tượng đầu cơ và biến động của thị trường chứng khoán (Savickaitė, 2014); CIV gây tranh cãi bởi theo Aho & Ståhle (2011) thì chỉ tiêu này thực chất phản ánh hiệu quả sử dụng tất cả tài sản của doanh nghiệp, bao gồm cả tài sản hữu hình, vô hình và tài sản tài chính chứ không tách riêng giá trị TSVH. Do đó, trên thực tế vẫn có một số nghiên cứu sử dụng chính giá trị sổ sách của TSVH thay cho những cách đo lường phức tạp trên, ch ng hạn nghiên cứu của Nnado & Ozouli (2016), Moradi và các cộng sự (2012), Lin & Zhilin (2008). Cho đến hiện tại, có một số cách hiểu và đo lường khác nhau về giá trị doanh nghiệp. Giá trị sổ sách của doanh nghiệp có thể được xác định bằng tổng tài sản hoặc tài sản ròng của doanh nghiệp. Trong khi đó, giá trị thị trường của doanh nghiệp lại có thể được xác định bằng một số phương pháp khác nhau. Cụ thể, trong lĩnh vực định giá, dựa trên hướng tiếp cận từ thu nhập thì giá trị của một doanh nghiệp được xác định bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền tự do mà doanh nghiệp kỳ vọng tạo ra trong tương lai. Một phương pháp đơn giản hơn là xác định giá trị thị trường của doanh nghiệp (Brigham, 2002) (MV) bằng giá trị thị trường của vốn cổ phần cộng với giá trị thị trường của vốn vay của doanh nghiệp, trong đó giá trị thị trường của vốn vay thường được thừa nhận là bằng với giá trị sổ sách của chúng. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn có thể sử dụng một số chỉ tiêu như giá trị kinh tế gia tăng (EVA) hay giá trị thị trường gia 386 tăng (MVA) để đo lường giá trị hay lợi ích mà doanh nghiệp tạo ra cho các đối tượng hữu quan cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ những góc nhìn khác nhau (Stephen Ross, 2002). Ch ng hạn, chỉ tiêu EVA thường được xác định như sau: EVA = (r – WACC)×TC = (NOPAT/TC – WACC)×TC = NOPAT –Chi phí vốn Trong đó, NOPAT là lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế (= EBIT×(1-t)), WACC là chi phí vốn bình quân, TC là tổng vốn của doanh nghiệp. EVA cho biết phần lợi nhuận thặng dư của doanh nghiệp còn lại sau khi trang trải cho chi phí vốn. Trong khi đó, chỉ tiêu MVA lại được tính như sau: MVA = Giá trị thị trường của doanh nghiệp - Giá trị sổ sách của tổng vốn Giá trị thị trường và giá trị sổ sách của các khoản nợ thường được xem là bằng nhau, khi đó công thức MVA được biến đổi thành: MVA = Giá trị thị trường của cổ phần thường – Giá trị sổ sách của cổ phần thường Về cơ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển kinh tế bền vững Tài sản vô hình Giá trị doanh nghiệp Giá trị kinh tế gia tăng Xuất nhập khẩu thủy sảnGợi ý tài liệu liên quan:
-
8 trang 349 0 0
-
Tiểu luận: Các phương pháp định giá
39 trang 240 0 0 -
6 trang 184 0 0
-
Đổi mới tư duy về phát triển bền vững: Nhìn từ hai cách tiếp cận phát triển bền vững
5 trang 170 0 0 -
Cần đào tạo kiến thức kinh tế thị trường và phát triển bền vững cho cán bộ cấp cơ sở vùng Tây Bắc
7 trang 168 0 0 -
19 trang 164 0 0
-
Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam hiện nay: Rào cản và giải pháp tháo gỡ
11 trang 163 0 0 -
Thúc đẩy tăng trưởng xanh để phát triển kinh tế bền vững
3 trang 161 0 0 -
6 trang 153 0 0
-
3 trang 153 0 0