Nghiên cứu tách loại tanin và lên men chế biến rượu vang từ dịch ép quả điều
Số trang: 10
Loại file: doc
Dung lượng: 448.50 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu tách loại tanin và lên men rượu vang từ dịch ép quả điều sẽ giúp sử dụng được nguồn nguyên liệu có ích này. Đầu tiên dịch ép quả điều được xử lý với enzym pectinase 300ppm, ở 400C làm tăng hiệu suất trích ly, dịch ép trong hơn và độ nhớt giảm. Thứ hai, gelatin với hàm lượng 2g/l được thêm vào dịch ép để phản ứng với tanin tạo phức chất tanin-gelatin kết tủa tách khỏi dịch ép, kết quả làm giảm tanin 66.8%, vị chát giảm đáng kể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tách loại tanin và lên men chế biến rượu vang từ dịch ép quả điều Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(38)2018 NGHIÊN CỨU TÁCH LOẠI TANIN VÀ LÊN MEN CHẾ BIẾN RƯỢU VANG TỪ DỊCH ÉP QUẢ ĐIỀU Võ Thị Thu Giang(1), Dương Huỳnh Thanh Linh(1), Bùi Như Diệu(2), Nguyễn Thị Hồng Nơ(1), Nguyễn Minh Tý(1), Nguyễn Văn Khoa(1*) (1) Viện Công nghệ Hóa học (VAST); (2) Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước Ngày nhận bài 18/06/2018; Ngày gửi phản biện 20/06/2018; Chấp nhận đăng 5/07/2018 Email: khoa_cnhh@yahoo.com Tóm tắt Quả điều có hàm lượng chất dinh dưỡng cao như vitamin C, khoáng chất, tổng polyphenol cao, khả năng kháng oxi hóa tốt. Tuy nhiên hiện nay quả điều sau thu hoạch vẫn chưa được khai thác, chế biến do chưa khắc phục được vấn đề hàm lượng tanin cao trong dịch ép quả điều gây vị quá chát, se sít lưỡi. Nghiên cứu tách loại tanin và lên men rượu vang từ dịch ép quả điều sẽ giúp sử dụng được nguồn nguyên liệu có ích này. Đầu tiên dịch ép quả điều được xử lý với enzym pectinase 300ppm, ở 400C làm tăng hiệu suất trích ly, dịch ép trong hơn và độ nhớt giảm. Thứ hai, gelatin với hàm lượng 2g/l được thêm vào dịch ép để phản ứng với tanin tạo phức chất taningelatin kết tủa tách khỏi dịch ép, kết quả làm giảm tanin 66.8%, vị chát giảm đáng kể. Dịch ép quả điều sau xử lý được bổ sung đường saccharose để đạt 220Brix và bổ sung chủng nấm men Saccharomyces cerevisae BV818, sau 12 ngày lên men kết quả đạt được như sau: pH 3.87, axit tổng 0.26 g H2SO4/l. độ cồn 13.60, Brix 40 và đường sót 0.035g/l. Từ khóa: enzym pectinase, gelatin, quả điều, rượu vang điều, tanin Abstract STUDY ON THE TANNIN ELIMINATING PROCESS AND FERMENTATION INTO WINE FROM CASHEW APLLE JUICE Cashew apple juice contains high nutrients such as vitamin C, mineral, total polyphenol and high antioxidant activity. But it has been not exploited due to the high tannin content in cashew apple juice, which cause astringency. The technical process to remove tannin to use this juice for food was studied. Firstly, the juice was treated by enzyme pectinase. The juice treated with the enzym pectinase of 300ppm and at 400C performed the lower turbidity and viscosity compared to the untreated juice. Secondly, the tannin content reduced at 66.8% by adding gelatin of 2g/l at 400C and the astringency was reduced significantly. After the treatment, the cashew apple juice was added saccharose to obtain 220Brix and added Saccharomyces cerevisae BV818 yeast strain. After 12 days fermention, the final results was obtained of pH 3.87, alcohol 13.60, Brix 40, reducing sugar 0.035g/l and total acid 0.26 gH2SO4/l. 63 Võ Thị Thu Giang... Nghiên cứu tách loại tanin... 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Điều (Anacardium Occidentale) ở Việt Nam được trồng nhiều ở các tỉnh như: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Gia Lai, Bình Định...với tổng diện tích 288 nghìn ha (không kể diện tích 48 nghìn ha điều của Bình Phước trồng trong đất lâm nghiệp), diện tích thu hoạch 279 nghìn ha, năng suất 10 tạ/ha, sản lượng thu được 302 nghìn tấn hạt điều trong năm 2015 [1]. Quả điều khi chín, hạt điều giàu chất dinh dưỡng, có vị ngon, giá trị kinh tế cao nên thu hoạch chế biến và tiêu thụ. Còn phần thịt quả điều chứa hàm lượng tanin cao gây nên vị chát, cảm giác khô sít miệng nên sau khi thu hoạch quả thường bỏ đi vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa lãng phí. Ở nghiên cứu lần trước [2], chúng tôi đã phân tích xác định giá trị dinh dưỡng của dịch ép quả điều rất tốt cho sức khỏe như: hàm lượng vitamin C (211 mg/100 ml) cao gấp 5 lần quả cam (Citrus sinensis), polyphenol (391 mg/100 ml) gần như tương đương với quả và thịt ở đu đủ (Carica papaya), khả năng kháng oxi hóa theo DDPH và năng lực khử cao hơn Nam sâm bò (Boerhavia difusa) và Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas (Lour). Merr.). Nhận thấy quả điều là bạn của sức khỏe, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tách loại tanin trong dịch ép quả điều để giảm đi vị quá chat, se sít lưỡi và sử dụng dịch ép quả điều sau tách loại tannin để lên men chế biến rượu vang điều, nhằm để thịt quả điều trở thành nguồn nguyên liệu phục vụ trong đời sống, sức khỏe con người, tăng thêm thu nhập cho người trồng điều. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng nghiên cứu Quả điều: Quả điều sau khi thu hái tại tỉnh Bình Phước được vận chuyển về phòng thí nghiệm ở trạng thái tươi. Tiến hành ép lấy dịch quả ngay trong ngày, bảo quản ở tủ đông nhiệt độ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tách loại tanin và lên men chế biến rượu vang từ dịch ép quả điều Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 3(38)2018 NGHIÊN CỨU TÁCH LOẠI TANIN VÀ LÊN MEN CHẾ BIẾN RƯỢU VANG TỪ DỊCH ÉP QUẢ ĐIỀU Võ Thị Thu Giang(1), Dương Huỳnh Thanh Linh(1), Bùi Như Diệu(2), Nguyễn Thị Hồng Nơ(1), Nguyễn Minh Tý(1), Nguyễn Văn Khoa(1*) (1) Viện Công nghệ Hóa học (VAST); (2) Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước Ngày nhận bài 18/06/2018; Ngày gửi phản biện 20/06/2018; Chấp nhận đăng 5/07/2018 Email: khoa_cnhh@yahoo.com Tóm tắt Quả điều có hàm lượng chất dinh dưỡng cao như vitamin C, khoáng chất, tổng polyphenol cao, khả năng kháng oxi hóa tốt. Tuy nhiên hiện nay quả điều sau thu hoạch vẫn chưa được khai thác, chế biến do chưa khắc phục được vấn đề hàm lượng tanin cao trong dịch ép quả điều gây vị quá chát, se sít lưỡi. Nghiên cứu tách loại tanin và lên men rượu vang từ dịch ép quả điều sẽ giúp sử dụng được nguồn nguyên liệu có ích này. Đầu tiên dịch ép quả điều được xử lý với enzym pectinase 300ppm, ở 400C làm tăng hiệu suất trích ly, dịch ép trong hơn và độ nhớt giảm. Thứ hai, gelatin với hàm lượng 2g/l được thêm vào dịch ép để phản ứng với tanin tạo phức chất taningelatin kết tủa tách khỏi dịch ép, kết quả làm giảm tanin 66.8%, vị chát giảm đáng kể. Dịch ép quả điều sau xử lý được bổ sung đường saccharose để đạt 220Brix và bổ sung chủng nấm men Saccharomyces cerevisae BV818, sau 12 ngày lên men kết quả đạt được như sau: pH 3.87, axit tổng 0.26 g H2SO4/l. độ cồn 13.60, Brix 40 và đường sót 0.035g/l. Từ khóa: enzym pectinase, gelatin, quả điều, rượu vang điều, tanin Abstract STUDY ON THE TANNIN ELIMINATING PROCESS AND FERMENTATION INTO WINE FROM CASHEW APLLE JUICE Cashew apple juice contains high nutrients such as vitamin C, mineral, total polyphenol and high antioxidant activity. But it has been not exploited due to the high tannin content in cashew apple juice, which cause astringency. The technical process to remove tannin to use this juice for food was studied. Firstly, the juice was treated by enzyme pectinase. The juice treated with the enzym pectinase of 300ppm and at 400C performed the lower turbidity and viscosity compared to the untreated juice. Secondly, the tannin content reduced at 66.8% by adding gelatin of 2g/l at 400C and the astringency was reduced significantly. After the treatment, the cashew apple juice was added saccharose to obtain 220Brix and added Saccharomyces cerevisae BV818 yeast strain. After 12 days fermention, the final results was obtained of pH 3.87, alcohol 13.60, Brix 40, reducing sugar 0.035g/l and total acid 0.26 gH2SO4/l. 63 Võ Thị Thu Giang... Nghiên cứu tách loại tanin... 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Điều (Anacardium Occidentale) ở Việt Nam được trồng nhiều ở các tỉnh như: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Gia Lai, Bình Định...với tổng diện tích 288 nghìn ha (không kể diện tích 48 nghìn ha điều của Bình Phước trồng trong đất lâm nghiệp), diện tích thu hoạch 279 nghìn ha, năng suất 10 tạ/ha, sản lượng thu được 302 nghìn tấn hạt điều trong năm 2015 [1]. Quả điều khi chín, hạt điều giàu chất dinh dưỡng, có vị ngon, giá trị kinh tế cao nên thu hoạch chế biến và tiêu thụ. Còn phần thịt quả điều chứa hàm lượng tanin cao gây nên vị chát, cảm giác khô sít miệng nên sau khi thu hoạch quả thường bỏ đi vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa lãng phí. Ở nghiên cứu lần trước [2], chúng tôi đã phân tích xác định giá trị dinh dưỡng của dịch ép quả điều rất tốt cho sức khỏe như: hàm lượng vitamin C (211 mg/100 ml) cao gấp 5 lần quả cam (Citrus sinensis), polyphenol (391 mg/100 ml) gần như tương đương với quả và thịt ở đu đủ (Carica papaya), khả năng kháng oxi hóa theo DDPH và năng lực khử cao hơn Nam sâm bò (Boerhavia difusa) và Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas (Lour). Merr.). Nhận thấy quả điều là bạn của sức khỏe, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tách loại tanin trong dịch ép quả điều để giảm đi vị quá chat, se sít lưỡi và sử dụng dịch ép quả điều sau tách loại tannin để lên men chế biến rượu vang điều, nhằm để thịt quả điều trở thành nguồn nguyên liệu phục vụ trong đời sống, sức khỏe con người, tăng thêm thu nhập cho người trồng điều. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng nghiên cứu Quả điều: Quả điều sau khi thu hái tại tỉnh Bình Phước được vận chuyển về phòng thí nghiệm ở trạng thái tươi. Tiến hành ép lấy dịch quả ngay trong ngày, bảo quản ở tủ đông nhiệt độ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
TạpchíKhoahọc Tách loại tanin Quá trình lên men chế biến rượu vang Dịch ép quả điều Chế biến rượu vangGợi ý tài liệu liên quan:
-
Xác định khía cạnh môi trường tại Trường Đại học Thủ Dầu Một theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015
8 trang 51 0 0 -
Phương pháp toán tử FK cho bài toán phi nhiễu loạn
9 trang 29 0 0 -
10 trang 28 0 0
-
35 trang 24 0 0
-
Ứng dụng thiết bị NI-myRIO 1900 và cảm biến DHT11 khảo sát nhiệt độ và độ ẩm môi trường
11 trang 22 0 0 -
Về mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ hiện nay
9 trang 22 0 0 -
6 trang 22 0 0
-
10 trang 21 0 0
-
43 trang 19 0 0
-
Đánh giá tính chất lí hóa cà phê Robusta chồn của Trường Đại học Thủ Dầu Một
11 trang 18 0 0