Danh mục

Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 10

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 240.25 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Với hàn dưới lớp thuốc, vật liệu hàn (bao gồm dây hàn và thuốc hàn) có ảnh hưởng quyết định đến tính chất kim loại mối hàn. Khác với hàn hồ quang tay, có thể phối hợp thuốc hàn và dây hàn để có được kim loại mối hàn với thành phần hóa học mong muốn. 2.4.1. Nguyên tắc chọn vật liệu hàn hồ quang dưới lớp thuốc Loại dây hàn ảnh hưởng đáng kể đến thành phần hóa học của kim loại mối hàn. Thuốc hàn cũng ảnh hưởng đến thành phần hóa học của kim loại mối hàn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thiết kế quy trình công nghệ hàn tự động sử dụng trong chế tạo tàu vỏ thép, chương 10Chương 10: VẬT LIỆU HÀN Với hàn dưới lớp thuốc, vật liệu hàn (bao gồm dây hàn vàthuốc hàn) có ảnh hưởng quyết định đến tính chất kim loại mốihàn. Khác với hàn hồ quang tay, có thể phối hợp thuốc hàn và dâyhàn để có được kim loại mối hàn với thành phần hóa học mongmuốn. 2.4.1. Nguyên tắc chọn vật liệu hàn hồ quang dưới lớpthuốc Loại dây hàn ảnh hưởng đáng kể đến thành phần hóa học củakim loại mối hàn. Thuốc hàn cũng ảnh hưởng đến thành phần hóahọc của kim loại mối hàn tùy theo mức độ tham gia của nó vào quátrình luyện kim khi hàn. Thuốc hàn còn ảnh hưởng đến hình dạng mối hàn (chiềurộng, chiều cao, độ nhẵn bề mặt, bề ngoài) và đây là điều quantrọng đối với các kết cấu chịu tải trọng động. 2.4.2 Ảnh hưởng của thuốc hàn đến thành phần hóa họccủa kim loại mối hàn Khi hàn dưới lớp thuốc, trong vũng hàn xảy ra các phản ứnghóa học, mà bản chất của chúng là tương tác về mặt hóa lý giữa xỉnóng chảy, kim loại nóng chảy và môi trường khí của hồ quanghàn. Trong các phản ứng đó, quan trọng nhất là các phản ứng oxihóa và hoàn nguyên mangan và silic, cacbon, crôm, titan cùng cácnguyên tố khác khi hàn thép hợp kim. Từ khía cạnh chất lượng mốihàn, việc khử lưu huỳnh và photpho cùng các chất khí cũng đóngvai trò quan trọng. Các phản ứng nói trên xảy ra trong thời gian rấtngắn (vài giây) và rất mảnh liệt, do diện tích giữa các pha nói trênlớn vì có sự xáo trộn mạnh giữa kim loại nóng chảy và xỉ nóngchảy. Điều này gắn liền với tính chảy loãng cao (độ nhớt thấp) củaxỉ trong khoảng nhiệt độ xảy ra các phản ứng giữa kim loại nóngchảy và xỉ nóng chảy (đặc biệt rõ rệt với các loại thuốc hàn bazơ).Khi hàn dưới lớp thuốc, nhiệt độ cao của các giọt kim loại nóngchảy dịch chuyển từ dây hàn sang vũng hàn (khoảng 2300oC) vànhiệt độ trung bình của vũng hàn tương đối cao (1770  100oC) tạothuận lợi cho các phản ứng tỏa nhiệt. Để đơn giản hóa khi lựa chọn, trên thực tế, các kỹ sư côngnghệ có thể chọn thuốc hàn thích hợp với từng loại dây hàn chocác ứng dụng hàn cụ thể theo catalo của các hãng sản xuất vật liệuhàn. 2.4.3 Thuốc hàn Thuốc hàn có vai trò sau:  Bảo vệ vũng hàn khỏi tác động của không khí từ bên ngoài,  Cải thiện sự ion hóa tạo ổn định hồ quang,  Tinh luyện kim loại vũng hàn (khử lưu huỳnh),  Hợp kim hóa mối hàn (hoàn nguyên Mn và Si, và các nguyên tố hợp kim khác vào kim loại mối hàn nếu là thuốc hàn gốm),  Tạo dáng mối hàn,  Bảo vệ thợ hàn khỏi tác dụng bức xạ của hồ quang,  Chống bắn tóe kim loại nóng chảy Theo tác động về mặt luyện kim, thuốc hàn có thể mang đặctính axit, hay bazơ, tính theo hệ số axit A: A = (SiO2 +TiO2 + ZrO2)/(CaO +MgO + MnO + K2O + Na2O) Khi A < 0,9 thuốc hàn thuộc loại bazơ; khi A >1,1 thuốc hànthuộc loại axit; và khi A = 0,9…1,1 thuốc hàn được gọi là thuộcloại trung tính. Hệ số bazơ của xỉ hàn: B = 1/A Ký hiệu thuốc hàn: Tiêu chuẩn IIW-545-78 “phân loại và kýhiệu dây hàn và thuốc hàn cho hàn dưới lớp thuốc thép kết cấu”của Viện Hàn Quốc tế phân loại thuốc hàn như bảng 2-4. Bảng 2-4. Ký hiệu thuốc hàn theo Viện Hàn Quốc tế IIW Ký Thành phần chính Loại hiệu Mn + SiO2 50%min. MS Mn silicat CaO + MgO + SiO2 CS Ca silicat 60%min. ZS Zr silicat ZrO + SiO2 30%min. Al2O3 + TiO2 15%min. AR Oxit nhôm – rutil Al2O3 + CaO + MgO AB Oxit nhôm – bazơ 45%min. Al2O3 20%min. CaO + MgO + MnO + CaF2 50%min. FB SiO2 Bazơ - fluorit 20%max. CaF2 15%min. ST Chứa chất hợp kim hóa (kim loại) Đặc biệt Ngoài ra còn có các ký hiệu viết tắt, chỉ loại thuốc hàn nhưsau: F (fused): loại nung chảy; B (bonded): loại liên kết, tức là thuốc hàn gốm; M (mechanically mixed): loại trộn hỗn hợp cơ học (loại thiêukết); Trong bảng 2-4, MS, CS, ZS, AR, AB, FB là các loại thuốchàn không có đặc tính hợp kim hóa (tức là ngoài lượng Mn và Sithích hợp, nếu thuốc hàn chứa các nguyên tố hợp kim khác, từngnguyên tố đó không được hoàn nguyên vào kim loại mối hàn nhiềuhơn 0,25% hoặc tổng lượng hoàn nguyên của chúng không đượcvượt quá 0,4%). ST là loại thuốc hàn đặc biệt có chứa các thành phần kimloại, không đáp ứng yêu cầu nêu trên. Thành phần (% khối lượng) một số loại thuốc hàn: ...

Tài liệu được xem nhiều: