Nghiên cứu thiết lập qui trình chẩn đoán di truyền tiền làm tổ trên phôi người
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 279.79 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong đề tài này với mục tiêu nhằm nghiên cứu thiết lập qui trình xác định lệch bội nhiễm sắc thể (NST) trên phôi người làm TTTON bằng kĩ thuật FISH trên 5 NST (13, 18, 21 và X, Y) trong PGD: Qui trình được xây dựng dựa trên các thử nghiệm trên 101 phôi có chất lượng xấu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thiết lập qui trình chẩn đoán di truyền tiền làm tổ trên phôi người Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP QUI TRÌNH CHẨN ĐOÁN DI TRUYỀN TIỀN LÀM TỔ TRÊN PHÔI NGƯỜI Trương Thị Thanh Bình*, Nguyễn Thị Thu Lan*, Bùi Võ Minh Hoàng**, Đặng Quang Vinh***, Hồ Mạnh Tường***, Trương Đình Kiệt** TÓM TẮT Mục tiêu: Thiết lập qui trình xác định lệch bội nhiễm sắc thể (NST) trên phôi người làm TTTON bằng kĩ thuật FISH trên 5 NST (13, 18, 21 và X, Y) trong PGD. Phương pháp: Qui trình được xây dựng dựa trên các thử nghiệm trên 101 phôi có chất lượng xấu. Việc sinh thiết phôi được thực hiện trên phôi ngày 3 sau khi mở lỗ trên zona pellucida bằng hệ thống laser. Sau khi cố định phôi bào, quá trình lai được thực hiện với các mẫu dò ADN bằng phương pháp FISH. Các tín hiệu từ kính hiển vi huỳnh quang của các nhiễm sắc thể khảo sát được ghi nhận. Hiệu quả của qui trình được đánh giá trên kết quả thực hiện PGD trên 39 phôi có chất lượng tốt. Kết quả: Tỷ lệ phôi còn nguyên vẹn, tỷ lệ nhân tế bào còn sau cố định, tỷ lệ nhân tế bào có tín hiệu FISH lần lượt là 92,3%; 94,9% và 92,3%. Kết quả cho thấy 46,2% phôi có bất thường ở 1 trong 5 nhiễm sắc thể khảo sát. Kết luận: Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam thành công trong việc xây dựng qui trình sinh thiết phôi người giai đoạn ngày 3 sau thụ tinh và qui trình thực hiện FISH đơn bào để chẩn đoán lệch bội NST. Từ khóa: Thụ tinh ống nghiệm, chẩn đoán di truyền tiền làm tổ, FISH, lệch bội nhiễm sắc thể. ABSTRACT ESTABLISHING THE PROTOCOL FOR PREIMPLANTATION GENETIC DIAGNOSIS IN HUMAN EMBRYOS Truong Thi Thanh Binh, Nguyen Thi Thu Lan, Bui Vo Minh Hoang, Dang Quang Vinh, Ho Manh Tuong, Truong Dinh Kiet. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 169 - 174 Objective: To establish the protocol for preimplantation genetic diagnosis in human embryos, using fluorescence in situ hybridization (FISH) in 5 chromosomes (13, 18, 21 and X, Y). Methods: The protocol was established through trials on 101 embryos with poor quality. Embryo biopsy was performed on day 3 through an opening on zona pellucida by laser. After fixing, hybridization was done with 5 probes. The signal of 5 chromosomes was detected under fluorescence microscope. The effectiveness of the established protocol was assessed based the application of PGD on 39 good quality embryos. Results: The rate of fully intact embryos after biopsy, intact cell after fixation and cells with FISH signals were 92.3%; 94.9% and 92.3%, respectively. There were 46.2% embryos with abnormal chromosomes. Conclusion: The protocol for embryo biopsy and fluorescent in situ hybridization on day 3 human embryos to diagnose aneuploidy was successfully established in Vietnam in this experimental study. Key words: invitro fertilization (IVF), preimplantation diagnosis genetics (PGD), fluorescence in situ IVF Vạn Hạnh, **ĐH Y Dược TPHCM, *** Trung tâm nghiên cứu Di truyền và Sức khỏe sinh sản, khoa Y-ĐHQG TpHCM và Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TpHCM Tác giả liên lạc: ThS Trương Thị Thanh Bình ĐT: 0989.960903 Email: thanhbinhbct@yahoo.com * 170 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học hybridization (FISH), aneuploidy. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuật ngữ “chẩn đoán di truyền tiền làm tổ” được dịch từ tiếng Anh “Preimplantation Genetic Diagnosis”, viết tắt là PGD. Năm 1990, PGD được thực hiện đầu tiên với phôi từ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) nhằm sàng lọc di truyền trên đối tượng phôi người. Kĩ thuật PGD dựa trên việc phát hiện các bất thường di truyền ở phôi và chỉ cấy trở lại vào buồng tử cung các phôi không có các bất thường về di truyền đã được chẩn đoán. Kĩ thuật này cho phép các cặp vợ chồng có nguy cơ truyền các bệnh lý di truyền cho con có cơ hội sinh con không mắc bệnh, mà không phải bỏ thai khi phát hiện bệnh lý thông qua chẩn đoán tiền sản. Hiện nay, nhiều trường hợp có chỉ định PGD để chẩn đoán bất thường số lượng và cấu trúc NST, cũng như một số bệnh lý đơn gen hay di truyền theo giới tính ở Việt Nam phải ra nước ngoài điều trị, với chi phí điều trị và chẩn đoán cho một trường hợp hơn 20.000 - 30.000 đô la Mỹ. Việc xây dựng qui trình PGD, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu triển khai áp dụng, có thể đáp ứng nhu cầu của nhân dân và góp phần cung cấp các dịch vụ y tế hiện đại đến được nhiều đối tượng bệnh nhân ở Việt Nam với chi phí thấp hơn và giảm hiện tượng “chảy máu” ngoại tệ do việc người dân phải đi nước ngoài để chẩn đoán và điều trị. Sự phát triển của PGD gắn liền với các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản. Hiện nay, ngành hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam đã có những bước tiến lớn và theo kịp trình độ các nước trong khu vực trong hầu hết các kĩ thuật. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào xây dựng thành công qui trình PGD trong điều kiện Việt Nam. Cùng với sự phát triển mạnh của các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam, việc xây dựng qui trình kĩ thu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thiết lập qui trình chẩn đoán di truyền tiền làm tổ trên phôi người Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP QUI TRÌNH CHẨN ĐOÁN DI TRUYỀN TIỀN LÀM TỔ TRÊN PHÔI NGƯỜI Trương Thị Thanh Bình*, Nguyễn Thị Thu Lan*, Bùi Võ Minh Hoàng**, Đặng Quang Vinh***, Hồ Mạnh Tường***, Trương Đình Kiệt** TÓM TẮT Mục tiêu: Thiết lập qui trình xác định lệch bội nhiễm sắc thể (NST) trên phôi người làm TTTON bằng kĩ thuật FISH trên 5 NST (13, 18, 21 và X, Y) trong PGD. Phương pháp: Qui trình được xây dựng dựa trên các thử nghiệm trên 101 phôi có chất lượng xấu. Việc sinh thiết phôi được thực hiện trên phôi ngày 3 sau khi mở lỗ trên zona pellucida bằng hệ thống laser. Sau khi cố định phôi bào, quá trình lai được thực hiện với các mẫu dò ADN bằng phương pháp FISH. Các tín hiệu từ kính hiển vi huỳnh quang của các nhiễm sắc thể khảo sát được ghi nhận. Hiệu quả của qui trình được đánh giá trên kết quả thực hiện PGD trên 39 phôi có chất lượng tốt. Kết quả: Tỷ lệ phôi còn nguyên vẹn, tỷ lệ nhân tế bào còn sau cố định, tỷ lệ nhân tế bào có tín hiệu FISH lần lượt là 92,3%; 94,9% và 92,3%. Kết quả cho thấy 46,2% phôi có bất thường ở 1 trong 5 nhiễm sắc thể khảo sát. Kết luận: Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam thành công trong việc xây dựng qui trình sinh thiết phôi người giai đoạn ngày 3 sau thụ tinh và qui trình thực hiện FISH đơn bào để chẩn đoán lệch bội NST. Từ khóa: Thụ tinh ống nghiệm, chẩn đoán di truyền tiền làm tổ, FISH, lệch bội nhiễm sắc thể. ABSTRACT ESTABLISHING THE PROTOCOL FOR PREIMPLANTATION GENETIC DIAGNOSIS IN HUMAN EMBRYOS Truong Thi Thanh Binh, Nguyen Thi Thu Lan, Bui Vo Minh Hoang, Dang Quang Vinh, Ho Manh Tuong, Truong Dinh Kiet. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 169 - 174 Objective: To establish the protocol for preimplantation genetic diagnosis in human embryos, using fluorescence in situ hybridization (FISH) in 5 chromosomes (13, 18, 21 and X, Y). Methods: The protocol was established through trials on 101 embryos with poor quality. Embryo biopsy was performed on day 3 through an opening on zona pellucida by laser. After fixing, hybridization was done with 5 probes. The signal of 5 chromosomes was detected under fluorescence microscope. The effectiveness of the established protocol was assessed based the application of PGD on 39 good quality embryos. Results: The rate of fully intact embryos after biopsy, intact cell after fixation and cells with FISH signals were 92.3%; 94.9% and 92.3%, respectively. There were 46.2% embryos with abnormal chromosomes. Conclusion: The protocol for embryo biopsy and fluorescent in situ hybridization on day 3 human embryos to diagnose aneuploidy was successfully established in Vietnam in this experimental study. Key words: invitro fertilization (IVF), preimplantation diagnosis genetics (PGD), fluorescence in situ IVF Vạn Hạnh, **ĐH Y Dược TPHCM, *** Trung tâm nghiên cứu Di truyền và Sức khỏe sinh sản, khoa Y-ĐHQG TpHCM và Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TpHCM Tác giả liên lạc: ThS Trương Thị Thanh Bình ĐT: 0989.960903 Email: thanhbinhbct@yahoo.com * 170 Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học hybridization (FISH), aneuploidy. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuật ngữ “chẩn đoán di truyền tiền làm tổ” được dịch từ tiếng Anh “Preimplantation Genetic Diagnosis”, viết tắt là PGD. Năm 1990, PGD được thực hiện đầu tiên với phôi từ thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) nhằm sàng lọc di truyền trên đối tượng phôi người. Kĩ thuật PGD dựa trên việc phát hiện các bất thường di truyền ở phôi và chỉ cấy trở lại vào buồng tử cung các phôi không có các bất thường về di truyền đã được chẩn đoán. Kĩ thuật này cho phép các cặp vợ chồng có nguy cơ truyền các bệnh lý di truyền cho con có cơ hội sinh con không mắc bệnh, mà không phải bỏ thai khi phát hiện bệnh lý thông qua chẩn đoán tiền sản. Hiện nay, nhiều trường hợp có chỉ định PGD để chẩn đoán bất thường số lượng và cấu trúc NST, cũng như một số bệnh lý đơn gen hay di truyền theo giới tính ở Việt Nam phải ra nước ngoài điều trị, với chi phí điều trị và chẩn đoán cho một trường hợp hơn 20.000 - 30.000 đô la Mỹ. Việc xây dựng qui trình PGD, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu triển khai áp dụng, có thể đáp ứng nhu cầu của nhân dân và góp phần cung cấp các dịch vụ y tế hiện đại đến được nhiều đối tượng bệnh nhân ở Việt Nam với chi phí thấp hơn và giảm hiện tượng “chảy máu” ngoại tệ do việc người dân phải đi nước ngoài để chẩn đoán và điều trị. Sự phát triển của PGD gắn liền với các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản. Hiện nay, ngành hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam đã có những bước tiến lớn và theo kịp trình độ các nước trong khu vực trong hầu hết các kĩ thuật. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào xây dựng thành công qui trình PGD trong điều kiện Việt Nam. Cùng với sự phát triển mạnh của các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam, việc xây dựng qui trình kĩ thu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí y học Nghiên cứu y học Thụ tinh ống nghiệm Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ Lệch bội nhiễm sắc thể Kỹ thuật FISHGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tổng quan hệ thống về lao thanh quản
6 trang 299 0 0 -
5 trang 289 0 0
-
8 trang 245 1 0
-
Tổng quan hệ thống hiệu quả kiểm soát sâu răng của Silver Diamine Fluoride
6 trang 239 0 0 -
Vai trò tiên lượng của C-reactive protein trong nhồi máu não
7 trang 221 0 0 -
Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
9 trang 207 0 0 -
8 trang 187 0 0
-
13 trang 186 0 0
-
5 trang 186 0 0
-
6 trang 181 0 0