Thông tin tài liệu:
Cá chạch là loài cá nước ngọt, không như những loài cá khác chúng đẻ trứng suốt từ mùa xuân đến mùa thu. Vì vậy cá chạch được sử dụng làm thí nghiệm về đối tượng chuyển gen. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Nghiên cứu thu nhận giao tử và phôi cá chạch (Misgurnus anguillicaudatus) một tế bào" dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thu nhận giao tử và phôi cá chạch (Misgurnus anguillicaudatus) một tế bào - Trần Quốc Dung
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 52, 2009
NGHIÊN CỨU THU NHẬN GIAO TỬ
VÀ PHÔI CÁ CHẠCH (Misgurnus anguillicaudatus) MỘT TẾ BÀO
Trần Quốc Dung
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Cá chạch là loài cá nước ngọt. Không như các loài cá khác, chúng đẻ trứng suốt từ
mùa xuân cho đến mùa thu. Vì vậy, cá chạch được sử dụng làm đối tượng nghiên cứu chuyển
gen trong các phòng thí nghiệm. Để làm chủ thời gian chuyển gen vào phôi cá đang phát triển
thì thụ tinh nhân tạo là một bước bắt buộc trong kỹ thuật vi tiêm. Cá chạch đực và cái được
phân biệt bằng cách dựa vào sự khác biệt hình thái của vây ngực. Sau khi gây kích thích bằng
hormone qua đêm, trứng thành thục và tinh dịch được thu nhận từ cá bố mẹ. Thụ tinh nhân tạo
được tiến hành trong đĩa Petri với tỉ lệ 100 µl tinh dịch/100 trứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy
kích thích sinh sản nhân tạo bằng cách tiêm não thùy thể cá chép hai lần vào xoang thân và thụ
tinh nhân tạo bằng phương pháp thứ ba (vừa lấy trứng vừa lấy tinh dịch) cho hiệu quả tốt hơn.
Từ khoá: Misgurnus anguillicaudatus, não thùy thể cá chép, thụ tinh nhân tạo, vi tiêm.
I. Mở đầu
Cá chạch (Misgurnus anguillicaudatus) thuộc lớp Cá chạch, là cá nước ngọt. Ở
nước ta, cá chạch là loài cá rất thường gặp ở các ao, hồ, kênh mương, đồng ruộng...
Khác với các loài cá khác, cá chạch đẻ trứng suốt từ mùa xuân đến mùa thu. Do vậy,
chúng được sử dụng trong các phòng thí nghiệm để nghiên cứu chuyển gen [7, 9]. Với
mục đích làm chủ thời gian chuyển gen vào phôi cá đang phát triển thì thụ tinh nhân tạo
là một bước bắt buộc trong kỹ thuật vi tiêm [10]. Để góp phần vào việc hoàn thiện
phương pháp nghiên cứu chuyển gen vào cá chúng tôi tiến hành nghiên cứu thu nhận
giao tử và phôi một tế bào chuNn bị cho kỹ thuật vi tiêm DNA vào cá chạch.
II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
- Cá chạch (Misgurnus anguillicaudatus) (Hình 1) sử dụng trong các thí nghiệm
nghiên cứu được thu thập ở Nghĩa Ðô, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Não thùy thể cá chép do Công ty Dịch vụ và Nuôi trồng thuỷ sản trung ương
(Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội) cung cấp.
- Phương pháp thu nhận giao tử và thụ tinh nhân tạo được tiến hành theo Chung
Lân và cs (1969):
29
+ Phân biệt đực, cái: Dựa vào vây ngực (Hình 2).
+ Chọn cá bố mẹ: chọn cá khỏe mạnh đang ở độ tuổi thành thục sinh dục.
+ Liều lượng tuyến yên cá chép dùng để tiêm cho cá chạch là 0,5 cái cho mỗi
con cái, lượng tiêm cho cá đực bằng nửa cá cái.
+ Phương pháp tiêm: tiêm vào xoang thân và tiêm bắp thịt
+ Số lần tiêm: tiêm một lần và tiêm hai lần. Với cách tiêm hai lần thì lần đầu
được tiêm vào buổi trưa, lần thứ hai vào hai giờ sáng để điều khiển cá đẻ lúc rạng đông.
Hình 1: Cá chạch (Misgurnus anguillicaudatus)
+ Thụ tinh nhân tạo: thụ tinh khô với 4 phương pháp khác nhau.
Phương pháp 1: sau khi lấy trứng, cho tinh dịch đã lấy sẵn vào cốc nhỏ có nước
muối sinh lý (lượng nước muối sinh lý gấp 10 lần tinh dịch) lắc đều, rồi tưới đều lên
trứng.
Phương pháp 2: đổ tinh dịch đã hòa với nước muối sinh lý vào khay thụ tinh sau
đó cho trứng vào, lắc nhẹ khay thụ tinh làm cho trứng và tinh trùng sớm tiếp xúc với
nhau.
Phương pháp 3: vừa lấy trứng vừa lấy tinh dịch. Trong khi lấy trứng thì đồng
thời có một số người khác lấy tinh dịch và tưới nhanh vào trứng.
Phương pháp 4: lấy trứng trước, lấy tinh dịch sau. Sau khi lấy trứng, trực tiếp
vuốt ngay tinh dịch của cá đực vào trứng.
Bất kỳ áp dụng phương pháp nào, sau khi đã trộn lẫn tinh dịch với trứng cũng
cần dùng lông gà khuấy nhẹ để thúc đNy quá trình thụ tinh.
Vây ngực cá đực Vây ngực cá cái
Hình 2: Vây ngực cá chạch đực và cá chạch cái
30
III. Kết quả và thảo luận
3.1. Số lần tiêm não thùy thể cá chép
Ðể chủ động thu nhận trứng, tinh dịch và thụ tinh nhân tạo, cá chạch được kích
thích sinh sản bằng cách tiêm não thùy thể cá chép (bảo quản trong dịch thể). Hiện nay,
trong phương pháp kích thích sinh sản cá nuôi người ta có thể tiêm một lần hoặc hai lần.
Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm so sánh hiệu quả kích thích sinh sản bằng cách tiêm
một lần và tiêm hai lần để chọn ra phương pháp cho kết quả tốt, phù hợp với các điều
kiện nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Bảng 1: Hiệu quả kích thích sinh sản cá chạch bằng số lần tiêm não thùy thể cá chép
Tiêm 1 lần Tiêm 2 lần
Số cá Số cá Tỉ lệ Tỉ lệ Số cá Số cá Tỉ lệ cá Tỉ lệ
Đợt thí
...