Danh mục

Nghiên cứu thực trạng mắc bệnh, kiến thức, thái độ thực hành của người dân về bệnh sán lá phổi tại các xã có bệnh lưu hành huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái và kết quả của một số giải pháp can thiệp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.51 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 1    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được tiến hành sau 10 năm với mục tiêu: Xác định tỷ lệ mắc bệnh sán lá phổi ở người tại các xã có bệnh lưu hành, Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về dự phòng bệnh SLP; Đánh giá kết quả của truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh SLP. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực trạng mắc bệnh, kiến thức, thái độ thực hành của người dân về bệnh sán lá phổi tại các xã có bệnh lưu hành huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái và kết quả của một số giải pháp can thiệp Lương Bá Phú và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 181 – 186 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MẮC BỆNH, KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ THỰC HÀNH CỦA NGƯỜI DÂN VỀ BỆNH SÁN LÁ PHỔI TẠI CÁC XÃ CÓ BỆNH LƯU HÀNH HUYỆN LỤC YÊN TỈNH YÊN BÁI VÀ KẾT QUẢ CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP Lương Bá Phú1, Hoàng Khải Lập2, Đỗ Hàm2 1 Trường Cao đẳng Y tế Yên Bái 2 Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Năm 2001 bệnh sán lá phổi lần đầu tiên đã được phát hiện taị 3 xã thuộc huyện Lục Yên, với sự giúp đỡ của WHO và Viện Sốt rét-KST-CT TW y tế các cấp đã cung cấp thuốc điều trị miễn phí, triển khai các biện pháp phòng chống bệnh cho nhân dân các xã có bệnh lưu hành. Nghiên cứu này được tiến hành sau 10 năm với mục tiêu: - Xác định tỷ lệ mắc bệnh sán lá phổi ở người tại các xã có bệnh lưu hành. - Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về dự phòng bệnh SLP. - Đánh giá kết quả của truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh SLP. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Người dân tại các xã có ổ bệnh huyện Lục Yên. - Nghiên cứu mô tả cắt ngang để xác định tỷ lệ mắc bệnh. - Nghiên cứu can thiệp bằng truyền thông GDSK để phòng bệnh cho cộng đồng. Kết quả & kết luận: - Bệnh nhân được phát hiện ở cả 3 xã, tỷ lệ mắc bệnh là 5,6%. - Kiến thức về bệnh sán lá phổi và phòng chống bệnh của người dân còn thấp. - Tỷ lệ thực hành của người dân không ăn cua đá nướng và khi nghi ngờ mắc bệnh đến cơ sở y tế khám chữa bệnh cao nên đã góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh. - Can thiệp bằng truyền thông giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng có tác dụng tích cực cải thiện KAP, có thể duy trì và nhân rộng mô hình. Từ khóa: Sán lá phổi ĐẶT VẤN ĐỀ* Bệnh sán lá phổi (Paragonimiasis) được WHO xếp vào nhóm các bệnh sán lá truyền qua thực phẩm, có mã số là ICD-10 B66.4 theo Hệ thống phân loại bệnh tật quốc tế, thuộc nhóm C trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm của Việt Nam [4]. Đây là vấn đề y tế công cộng vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội nhưng theo báo cáo của WHO lại là những bệnh thường bị lãng quên nhất [8]. Tại Việt Nam ca bệnh đầu tiên được Monzel thông báo năm 1906. Đến nay đã có 10 tỉnh ở miền Bắc đã được điều tra và phát hiện có bệnh sán lá phổi là: Lai Châu, Sơn La, Lao Cai, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Hoà Bình, Nghệ An, Yên Bái [3]. Năm 2001 tại tỉnhYên Bái lần đầu tiên ổ bệnh sán * lá phổi đã được ghi nhận tại 3 xã An Lạc, Khánh Hoà và Động Quan thuộc huyện Lục Yên [6]. Từ đó Trung tâm Phòng chống Sốt rét-KST- CT tỉnh Yên Bái đã kết hợp với Viện Sốt rét-KST-CT TW và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cung cấp thuốc điều trị miễn phí, triển khai các biện pháp phòng chống bệnh cho nhân dân các xã có bệnh lưu hành [3]. Để góp phần tích cực vào công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân vùng bệnh lưu hành cần có một điều tra đánh giá về thực trạng nhiễm bệnh, kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh sán lá phổi của người dân để tiếp tục đề ra các giải pháp phù hợp cho công tác phòng chống bệnh có hiệu quả, đồng thời cũng nhằm đạt được mục tiêu của WHO đã đề ra trong Kế hoạch toàn cầu chống lại các bệnh nhiệt đới bị lãng quên giai đoạn 20082015, trong đó có bệnh sán lá phổi [8,9]. 181 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Lương Bá Phú và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Xác định tỷ lệ mắc bệnh sán lá phổi ở người tại các xã có bệnh lưu hành. 2. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về dự phòng bệnh SLP. 3. Đánh giá kết quả của truyền thông giáo dục sức khoẻ phòng chống bệnh SLP. Đối tượng nghiên cứu: Người dân tại các xã có ổ bệnh huyện Lục Yên. Địa điểm nghiên cứu: Chọn 3 xã có lưu hành bệnh sán lá phổi của huyện Lục Yên: Khánh Hoà, An Lạc, Động Quan. Điều kiện tự nhiên đều là các xã miền núi, nhiều khe suối có cua đá (mountain stream crab) là vật chủ trung gian truyền bệnh. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01 đến tháng 9 năm 2011. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu mô tả cắt ngang để xác định tỷ lệ mắc bệnh, tình trạng KAP của người dân về phòng bệnh SLP. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 89(01/2): 181 – 186 - Nghiên cứu can thiệp bằng truyền thông GDSK để phòng bệnh cho cộng đồng. Cỡ mẫu và chọn mẫu: - Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả: Tính được 3500 người. - Cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp: tính và làm tròn là 100 người xã can thiệp, 100 người xã đối chứng. Nội dung can thiệp: + Truyền thông KAP về phòng chống bệnh sán lá phổi. + Hướng dẫn thực hành phòng chống bệnh sán lá phổi. Phân tích xử lý số liệu. Sử dụng chương trình Epi Data 3.1 để nhập số liệu. Phân tích số liệu được tiến hành bằng chương trình SPSS.11.1. Với các test thống kê y học. Bảng 1. Kết quả khám phát hiện bệnh SLP BN mắc SLP TS khám Lâm sàng XN đờm (+) Xã điều tra An Lạc Khánh Hoà Động Quan Cộng 362 324 509 1195 Số lượng 7 22 38 67 % 1,9 6,8 7,4 5,6 Số lượng ...

Tài liệu được xem nhiều: