Danh mục

Nghiên cứu thực trạng thể chất của học sinh lớp 9 (14 tuổi) tại các trường THCS thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 326.02 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung làm rõ thực trạng thể chất học sinh (HS) lớp 9 (14 tuổi) tại các trường THCS TP Tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Thông qua việc tổng hợp và so sánh giá trị trung bình của các tiêu chí đánh thể lực của học sinh 14 tuổi tại các trường THCS TP Bạc Liêu với trung bình thể chất người Việt Nam (TBTCVN), từ đó đánh giá thể lực học sinh 14 tuổi tại các trường THCS TP Bạc Liêu theo quyết định 53/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực trạng thể chất của học sinh lớp 9 (14 tuổi) tại các trường THCS thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THỂ CHẤT CỦA HỌC SINH LỚP 9 (14 TUỔI) TẠI CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ BẠC LIÊU, TỈNH BẠC LIÊU NCS. Đào Thị Thu1, TS. Nguyễn Quang Sơn2 1 Trường Đại học Bạc Liêu 2 Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí MinhTÓM TẮT Bài viết tập trung làm rõ thực trạng thể chất học sinh (HS) lớp 9 (14 tuổi) tại các trườngTHCS TP Tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Thông qua việc tổng hợp và so sánh giá trị trung bìnhcủa các tiêu chí đánh thể lực của học sinh 14 tuổi tại các trường THCS TP Bạc Liêu với trungbình thể chất người Việt Nam (TBTCVN), từ đó đánh giá thể lực học sinh 14 tuổi tại các trườngTHCS TP Bạc Liêu theo quyết định 53/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Từ khóa: Thực trạng, thể chất, học sinh, THCS, Bạc Liêu.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ chính trị và nghị quyếtsố 51/NQ/TTg ngày 16 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ có định hướngphấn đấu đến năm 2020, ngành Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) có 90% học sinh, sinhviên (HSVS) đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể; các trường học, xã, phường, thị trấn,khu công nghiệp có đủ cơ sở vật chất thể dục thể thao phục vụ việc tập luyện của nhândân. Vì vậy, TDTT trường học là một bộ phận quan trong của phong trào TDTT, mộtmặt của giáo dục toàn diện nhân cách HSSV, cần được quan tâm đầu tư đúng mức. Tính tới hết năm 2018, nước ta có trên 25 triệu học sinh, sinh viên (chiếm hơnmột phần tư dân số), đây là nguồn nhân lực quan trọng trong tương lai sẽ tham giavào quá trình phát triển đất nước. Chính vì vậy, phát triển thể chất cho học sinh trongtrường học các cấp là vấn đề đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa chiến lược. Để côngtác phát triển thể chất cho học sinh có hiệu quả, đánh giá chính xác sự phát triển thểchất của học sinh là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực. Tuy nhiên, vấn đề nàytrên thực tế tại thành phố Bạc Liêu lại chưa được quan tâm thích đáng. Chính vì vậy,chúng tôi tiến hành: “Đánh giá thực trạng phát triển thể chất của học sinh lớp 9 (14tuổi) thành phố Bạc Liêu”, là cơ sở để tác động các giải pháp phát triển thể chất chohọc sinh THCS trên địa bàn nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu: Đánh giá thực trạng thể chất học sinh lớp 9 (14 tuổi) tạicác trường THCS TP. Bạc Liêu. Qua đó đánh giá thực trạng thể chất học sinh lớp 9(14 tuổi) tại các trường THCS TP. Bạc Liêu theo quyết định 53/2008 của Bộ Giáo dụcvà Đào tạo. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp kiểmtra sư phạm, phương pháp y học và toán thống kê. Khách thể nghiên cứu: 756 HS lớp 9 (14 tuổi) tại các trường THCS TP BạcLiêu, tỉnh Bạc Liêu. Thời gian kiểm tra khách thể nghiên cứu 8/2018.10102. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU2.1 Thực trạng thể chất của HS lớp 9 (14 tuổi) tại các trường THCS TP Bạc Liêu Nghiên cứu tiến hành đánh giá thực thực trạng thể chất HS lớp 9 (14 tuổi) tạicác trường THCS TP Bạc Liêu theo những chỉ số sau: Chiều cao (cm), cân nặng (kg),dẻo gập thân (cm), nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây), lực bóp tay thuận (kg), chạy30m XPC (giây), bật xa tại chỗ (cm), chạy con thoi 4x10m (giây) và chạy tùy sức 5phút (m). Để đánh giá thực trạng thể chất HS lớp 9 (14 tuổi) tại các trường THCS TP BạcLiêu, chúng tôi tiến hành kiểm tra các tiêu chí đánh giá của khách thể nghiên cứu vàtính toán các tham số thống kê các tiêu chí trình bày bảng 1. Số liệu tại bảng 1 cho thấy, hệ số biến thiên (CV), tham số phản ánh độ biếnthiên dao động giữa các cá thể trong tập hợp mẫu, quần thể; ở tất cả các chỉ số củakhách thể nghiên cứu đều cho thấy: Các chỉ số có độ đồng nhất cao (đồng nghĩa với độ phân tán dao động nhỏ) giữacác cá thể nghiên cứu (CV < 10%): Chiều cao đứng, cân nặng (HS nữ), Chạy 30m(HS nữ), Lực bóp tay thuận (HS nam), Chạy con thoi, Chạy tùy sức 5 phút (HS nam). Các chỉ số có độ đồng nhất trung bình (10% < CV ≤ 20%): Cân nặng (HS nam),Dẻo gập thân đứng (HS nữ), chạy 30m (HS nam), bật xa tại chỗ, Nằm ngửa gập bụng(HS nam), Lực bóp tay thuận (HS nữ), chạy 5 phút tùy sức (HS nữ) Các chỉ số có độ đồng nhất thấp (20 Mặc dù độ giao động giữa các cá thể trong tập hợp mẫu, quần thể; ở một vàichỉ số khá lớn nhưng tất cả các giá trị trung bình mẫu đều đủ tính đại diện (ε2.2 Đánh giá thể lực HS 14 tuổi tại các trường THCS TP Bạc Liêu theo quyết định 53/2008/BGD&ĐT Theo Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT [1] ngày 18/9/2008 của Bộ GD&ĐT vềđánh giá, xếp loại thể lực HSSV được phân loại theo đánh giá tốt, đạt và không đạt,kết quả đánh giá trên HS lớp 9 TP ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: