Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 250.12 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Để đáp ứng tính thời vụ trong sản xuất lúa, nâng cao giá trị nông sản, sử dụng hợp lý và hiệu quả các máy móc thiết bị hiện có và từng bước trang bị thêm, cần phải có những nghiên cứu tổng quan trên cơ sở đánh giá thực trạng để đưa ra một số giải pháp hợp lý về khoa học - kỹ thuật, về chính sách quản lý và đào tạo nguồn nhân lực,... nhằm nâng cao hơn nữa mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa là một vấn đề vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn và hết sức cần thiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ CƠ GIỚI HÓA KHÂU THU HOẠCH LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Ngọc, Phan Hòa Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Kết quả điều tra thực trạng cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Nhưng do chưa có quy hoạch phát triển cụ thể, nên việc đầu tư máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp còn mang tính tự phát; nhiều người dân mua máy nhưng chưa làm chủ được kỹ thuật sử dụng nên làm giảm hiệu quả và tuổi thọ của máy, gây nhiều lãng phí. Ngoài ra, do điều kiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn yếu kém, đất canh tác được phân cho các hộ còn manh mún, đường giao thông, hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập…, Từ đó đã làm chậm quá trình cơ giới hóa sản xuất lúa nước, trong đó có khâu thu hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa tại tỉnh Thừa Thiên Huế (đến năm 2015) làm cơ sở để chính quyền địa phương xây dựng các định hướng chiến lược và quy hoạch cụ thể, mang tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng các máy móc thiết bị, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 1. Đặt vấn đề Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền Trung, có diện tích trồng lúa 50.200 ha với sản lượng 252.000 tấn, phân bố chủ yếu ở các huyện đồng bằng. Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch phát triển cụ thể, sự đầu tư trang thiết bị phục vụ nông nghiệp còn mang tính tự phát, dẫn đến việc phân bố máy không đều, có vùng thừa máy, có vùng lại thiếu máy. Bên cạnh đó, việc sử dụng các máy móc trang thiết bị còn nhiều tồn tại. Đa số người dân chưa làm chủ được quy trình công nghệ và kỹ thuật sử dụng các loại máy móc, dẫn đến năng suất của máy chưa cao, quy trình sử dụng chưa hợp lý, làm giảm hiệu quả và tuổi thọ của máy. 79 Ngoài ra, các cơ quan lãnh đạo của địa phương chưa quản lý tốt quá trình trang bị và sử dụng máy móc công cụ của các hộ dân trên địa bàn. Cá biệt có xã, cán bộ lãnh đạo chưa nắm được số lượng máy đầu tư trên địa phương mình quản lí. Mặt khác, do điều kiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn yếu kém, đất canh tác được phân cho các hộ còn manh mún, đường giao thông, hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập… Tất cả các yếu tố đó đã làm chậm quá trình cơ giới hóa sản xuất lúa nước, trong đó có khâu thu hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế. Để đáp ứng tính thời vụ trong sản xuất lúa, nâng cao giá trị nông sản, sử dụng hợp lý và hiệu quả các máy móc thiết bị hiện có và từng bước trang bị thêm, cần phải có những nghiên cứu tổng quan trên cơ sở đánh giá thực trạng để đưa ra một số giải pháp hợp lý về khoa học - kỹ thuật, về chính sách quản lý và đào tạo nguồn nhân lực, ... nhằm nâng cao hơn nữa mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa là một vấn đề vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn và hết sức cần thiết. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu. - Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê. 3. Nội dung và kết quả nghiên cứu 3.1. Tình hình trang bị, sử dụng máy thu hoạch lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế Hiện nay ở Thừa Thiên Huế, vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp trong đó có khâu thu hoạch lúa đã được lãnh đạo tỉnh và bà con nông dân quan tâm, chú trọng hơn trước. Nhiều loại máy gặt rải hàng, máy đập lúa, ô tô vận tải và cả máy thu hoạch liên hợp cũng đã được nhiều nông dân đầu tư, bước đầu nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian, giảm tổn thất khi thu hoạch, mở ra triển vọng về lĩnh vực cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa. Tuy nhiên, do điều kiện ở Thừa Thiên Huế, ruộng lúa có diện tích nhỏ hẹp, giao thông, thủy lợi nội đồng và nhiều yếu tố khác chưa đảm bảo nên máy móc chưa phát huy hiệu quả. Khâu gặt: Hiện nay, các huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, khâu gặt lúa được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau. - Ở những huyện có diện tích đất canh tác manh mún, nhiều lô thửa nhỏ, địa hình phức tạp, khó khăn, ruộng đất hay ngập úng, … thì người dân gặt lúa chủ yếu bằng thủ công, sử dụng các công cụ như: liềm, hái, vằng… 80 Máy/100ha 1,77 1,80 1,60 1,40 1,20 1,44 1,38 Máy GRH 1,26 Máy GĐLH 1, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ CƠ GIỚI HÓA KHÂU THU HOẠCH LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Ngọc, Phan Hòa Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế TÓM TẮT Kết quả điều tra thực trạng cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy: Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Nhưng do chưa có quy hoạch phát triển cụ thể, nên việc đầu tư máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp còn mang tính tự phát; nhiều người dân mua máy nhưng chưa làm chủ được kỹ thuật sử dụng nên làm giảm hiệu quả và tuổi thọ của máy, gây nhiều lãng phí. Ngoài ra, do điều kiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn yếu kém, đất canh tác được phân cho các hộ còn manh mún, đường giao thông, hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập…, Từ đó đã làm chậm quá trình cơ giới hóa sản xuất lúa nước, trong đó có khâu thu hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa tại tỉnh Thừa Thiên Huế (đến năm 2015) làm cơ sở để chính quyền địa phương xây dựng các định hướng chiến lược và quy hoạch cụ thể, mang tính đồng bộ, nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng các máy móc thiết bị, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 1. Đặt vấn đề Thừa Thiên Huế là một tỉnh miền Trung, có diện tích trồng lúa 50.200 ha với sản lượng 252.000 tấn, phân bố chủ yếu ở các huyện đồng bằng. Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp, việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch phát triển cụ thể, sự đầu tư trang thiết bị phục vụ nông nghiệp còn mang tính tự phát, dẫn đến việc phân bố máy không đều, có vùng thừa máy, có vùng lại thiếu máy. Bên cạnh đó, việc sử dụng các máy móc trang thiết bị còn nhiều tồn tại. Đa số người dân chưa làm chủ được quy trình công nghệ và kỹ thuật sử dụng các loại máy móc, dẫn đến năng suất của máy chưa cao, quy trình sử dụng chưa hợp lý, làm giảm hiệu quả và tuổi thọ của máy. 79 Ngoài ra, các cơ quan lãnh đạo của địa phương chưa quản lý tốt quá trình trang bị và sử dụng máy móc công cụ của các hộ dân trên địa bàn. Cá biệt có xã, cán bộ lãnh đạo chưa nắm được số lượng máy đầu tư trên địa phương mình quản lí. Mặt khác, do điều kiện cơ sở hạ tầng ở nông thôn còn yếu kém, đất canh tác được phân cho các hộ còn manh mún, đường giao thông, hệ thống thủy lợi còn nhiều bất cập… Tất cả các yếu tố đó đã làm chậm quá trình cơ giới hóa sản xuất lúa nước, trong đó có khâu thu hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế. Để đáp ứng tính thời vụ trong sản xuất lúa, nâng cao giá trị nông sản, sử dụng hợp lý và hiệu quả các máy móc thiết bị hiện có và từng bước trang bị thêm, cần phải có những nghiên cứu tổng quan trên cơ sở đánh giá thực trạng để đưa ra một số giải pháp hợp lý về khoa học - kỹ thuật, về chính sách quản lý và đào tạo nguồn nhân lực, ... nhằm nâng cao hơn nữa mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa là một vấn đề vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn và hết sức cần thiết. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao mức độ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu. - Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê. 3. Nội dung và kết quả nghiên cứu 3.1. Tình hình trang bị, sử dụng máy thu hoạch lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế Hiện nay ở Thừa Thiên Huế, vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp trong đó có khâu thu hoạch lúa đã được lãnh đạo tỉnh và bà con nông dân quan tâm, chú trọng hơn trước. Nhiều loại máy gặt rải hàng, máy đập lúa, ô tô vận tải và cả máy thu hoạch liên hợp cũng đã được nhiều nông dân đầu tư, bước đầu nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian, giảm tổn thất khi thu hoạch, mở ra triển vọng về lĩnh vực cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa. Tuy nhiên, do điều kiện ở Thừa Thiên Huế, ruộng lúa có diện tích nhỏ hẹp, giao thông, thủy lợi nội đồng và nhiều yếu tố khác chưa đảm bảo nên máy móc chưa phát huy hiệu quả. Khâu gặt: Hiện nay, các huyện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, khâu gặt lúa được tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau. - Ở những huyện có diện tích đất canh tác manh mún, nhiều lô thửa nhỏ, địa hình phức tạp, khó khăn, ruộng đất hay ngập úng, … thì người dân gặt lúa chủ yếu bằng thủ công, sử dụng các công cụ như: liềm, hái, vằng… 80 Máy/100ha 1,77 1,80 1,60 1,40 1,20 1,44 1,38 Máy GRH 1,26 Máy GĐLH 1, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Cơ giới hóa Thu hoạch lúa Thừa Thiên Huế Sản xuất lúa Máy thu hoạch lúa Cơ giới hóa khâu thu hoạch lúaGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái tại các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế
10 trang 112 0 0 -
Tiểu luận: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta thực trạng và giải pháp
19 trang 98 0 0 -
68 trang 89 0 0
-
Nghiên cứu thành phần hóa học của dịch chiết lá cây chè xanh ở Truồi, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
9 trang 50 0 0 -
21 trang 30 0 0
-
77 trang 30 0 0
-
Giáo trình Công nghệ may - NXB ĐHQG TP. HCM
192 trang 28 0 0 -
Hiệu quả kinh tế của rừng trồng thương mại ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
6 trang 23 0 0 -
65 trang 22 1 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở phường Hương Long – thành phố Huế
81 trang 22 0 0