Danh mục

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất nông lâm nghiệp ở huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 407.91 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung phân tích tiềm năng đất đai, hiện trạng sử dụng đất và quá trình biến động diện tích đất đai qua các năm 2000, năm 2005 và năm 2010. Trên cơ sở đó đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất của địa phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu thực trạng và giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất nông lâm nghiệp ở huyện Cam Lộ tỉnh Quảng Trị NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN CAM LỘ TỈNH QUẢNG TRỊ TRƯƠNG THỊ HỒNG THẮM - TRẦN THỊ TÀU LÊ THỊ TUYỀN - NGUYỄN VĂN PHÚ Khoa Địa lý1. ĐẶT VẤN ĐỀĐất là nhân tố có vai trò rất to lớn, không chỉ với tư cách là một loại tài nguyên phục vụđắc lực cho cuộc sống con người mà đất còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho choviệc phát triển kinh tế, góp phần hình thành môi trường sống và phát triển của nhiều loạisinh vật. Vì vậy việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên đất hiện nay được xem là mộtvấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi mỗi quốc cần quan tâm và thực hiện.Huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị là một huyện miền núi, kinh tế đang còn gặp nhiều khókhăn, nhưng đây cũng chính là nơi có tài nguyên đất rất phong phú và đa dạng. Tuynhiên, với tình trạng sử dụng đất quá mức nhằm đáp ứng nhu cầu sống hiện tại đã làmsuy giảm và thoái hóa đất diển ra nghiêm trọng. Do đó, địa phương cần có các giải phápsử dụng bền vững tài nguyên đất, đặc biệt là trong hoạt động sản xuất nông - lâmnghiệp.Bằng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, sốliệu sơ cấp, thứ cấp; phương pháp thống kê; phương pháp bản đồ; phương pháp khảo sátthực địa... bài báo tập trung phân tích tiềm năng đất đai, hiện trạng sử dụng đất và quátrình biến động diện tích đất đai qua các năm 2000, năm 2005 và năm 2010. Trên cơ sởđó đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất của địa phương.2. ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CAM LỘTheo kết quả điều tra tài nguyên đất của tỉnh Quảng Trị và kết quả tính toán trên bản đồđất huyện Cam Lộ (tỷ lệ 1/50.000) cho thấy, trên địa bàn nghiên cứu có 14 loại đấtchính thuộc 7 nhóm đất khác nhau với diện tích và tỷ lệ như sau: Bảng 1. Các loại đất của huyện Cam Lộ STT Tên nhóm đất, loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất cồn cát và đất cát biển C 122 0,35 - Cồn cát Cv 79 0,23 - Đất cát biển C 43 0,12 2 Nhóm đất phù sa P 1735 5,0 - Phù sa được bồi Pb 684 1,97 - Phù sa không được bồi P 240 0,7Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2013-2014Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, tháng 12/2013, tr: 234-242NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN... 235 - Phù sa glây Pg 350 1,01 - Phù sa có tầng loang lỗ Pf 461 1,32 3 Nhóm đất xám AC 609 1,75 - Đất xám ACh 238 0,68 - Đất xám bạc màu ACab 284 0,82 - Đất xám glây ACg 87 0,25 4 Nhóm đất nâu đỏ, nâu vàng phát triển Fk, Fu 3159 9,11 trên đá Bazan 5 Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến thạch Fq 27475.39 79,76 6 Nhóm đất nâu vàng trên đá phù sa cổ Fp 800 2,31 7 Nhóm đất dốc tụ và đất đồi biến đổi do D, Fl 547 1,58 trồng lúa Cộng 34.447,39 100,00 Nguồn [4]- Nhóm đất cồn cát (C) và đất cát biển (Cv) có diện tích 122 ha chiếm 0,35% diện tíchđất tự nhiên, được hình thành do hoạt động tổng hợp của biển và sông, bao gồm 2 loại:đất cồn cát và đất cát biển, phân bố tập trung chủ yếu ở xã Cam An (Kim Đâu, Mỹ Hà)và xã Cam Thanh (Xóm Rú, An Bình).- Nhóm đất phù sa (P) có diện tích 1.735 ha, chiếm 5% diện tích tự nhiên cửa toànhuyện, bao gồm các loại đất phù sa được bồi (Pb), đất phù sa không được bồi (P), đấtphù sa glây (Pg) và đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng (Pf). Hầu hết các loại đất thuộcnhóm này đang được sử dụng để trồng lúa, màu hoặc các loại cây ngắn ngày khác.Trong đó, đáng chú ý là loại đất phù sa có tầng loang lỗ đỏ vàng được phân bố ở tầngcao của các bậc thềm sông đang được sử dụng để trồng lúa một vụ lúa, một vụ màuhoặc bỏ hoang.- Nhóm đất xám (AC) có diện tích 609 ha, trải qua quá trình sử dụng lâu dài, đất bị xóimòn, rửa trôi, tính chất lý - hóa thay đổi theo chiều hướng xấu dần, bất lợi cho sự pháttriển của cây trồng. Nhóm đất này phân bố ở các xã Cam An, Cam Thuỷ, Cam Thành(bắc sông Hiếu) và Cam Hiếu (nam sông Hiếu). Đất rất nghèo đạm, lân, quá trình xóimòn rửa trôi diễn ra mạnh, hiện đang được sử dụng để trồng lúa, màu, năng suất thấp,có nơi bỏ hoang.- Nhóm đất nâu đỏ, nâu vàng phát triển trên đá bazan (Fk, Fu) có diện tích 3.159 ha,chiếm 9,11% diện tích của toàn huyện, phân bố chủ yếu ở Cam Chính, Cam Nghĩa,Cam Thành (Tân Lâm). Đây là nhóm đất có hàm lượng mùn cao, tầng đất dày, phù hợpcho việc trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, đặc biệt là cao su, tiêu…- Nhóm đất đỏ vàng trên đá phiến thạch có diện tích lớn nhất trong các loại đất ở địa bànnghiên cứu, khoảng 27.475,39 ha, chiếm 79,76% diện tích của huyện. Nhóm đấ ...

Tài liệu được xem nhiều: