Danh mục

Nghiên cứu tính đa dạng thực vật quý hiếm và nguy cấp tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng là một xã vùng cao, địa hình chia cắt, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 84% tổng diện tích tự nhiên trong đó diện tích rừng chủ yếu là rừng tự nhiên trên núi đá vôi. Khu vực nghiên cứu là các dải núi đá vôi với nhiều đỉnh cao, độ dốc lớn, độ cao trung bình 1160 - 1328m, độ dốc từ 30 - 400 có nơi >450 , đường đi lại khó khăn, tài nguyên thực vật rừng nói chung đã bị tác động mạnh. Kết quả bước đầu chúng tôi đã xác định được thành phần thực vật quý hiếm và nguy cấp tại khu vực nghiên cứu là rất đa dạng, có tới 33 loài, 27 chi và 20 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch khác nhau có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007, danh lục đỏ IUCN 2011 và Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/06/2006. Đặc biệt lần đầu tiên vùng phân bố mới một quần thể nhỏ Bách vàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tính đa dạng thực vật quý hiếm và nguy cấp tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao BằngĐặng Kim Vui và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ104(04): 9 - 16NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT QUÝ HIẾM VÀ NGUY CẤPTẠI XÃ CA THÀNH, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNGĐặng Kim Vui, Trần Đức Thiện,La Thu Phương, Trần Quang Diệu, La Quang Độ*Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái NguyênTÓM TẮTXã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng là một xã vùng cao, địa hình chia cắt, diệntích đất lâm nghiệp chiếm tới 84% tổng diện tích tự nhiên trong đó diện tích rừng chủ yếu làrừng tự nhiên trên núi đá vôi. Khu vực nghiên cứu là các dải núi đá vôi với nhiều đỉnh cao, độdốc lớn, độ cao trung bình 1160 - 1328m, độ dốc từ 30 - 40 0 có nơi >45 0, đường đi lại khókhăn, tài nguyên thực vật rừng nói chung đã bị tác động mạnh. Kết quả bước đầu chúng tôi đãxác định được thành phần thực vật quý hiếm và nguy cấp tại khu vực nghiên cứu là rất đadạng, có tới 33 loài, 27 chi và 20 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch khác nhau có têntrong Sách đỏ Việt Nam 2007, danh lục đỏ IUCN 2011 và Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày30/06/2006. Đặc biệt lần đầu tiên vùng phân bố mới một quần thể nhỏ Bách vàngXanthocyparis vietnamensis Farjon & N. T. Hiep với 34 cá thể (25 cá thể trưởng thành và 9 cáthể tái sinh) ở cấp bảo tồn CR B2ab(v) trên núi đá vôi ở độ cao từ 1285 - 1328 m và quần thểHài điểm ngọc Paphiopedilum emersonii Koop. & P. J. Cribb hiện đang ở mức cực kỳ nguycấp CR A2c trong danh lục đỏ IUCN 2011 phân bố trên sườn núi đá vôi ở độ cao từ 1230 –1278 m, được ghi nhận tại nơi đây. Kết quả nghiên cứu này đóng góp vào bản đồ phân bốthực vật quý hiếm của Việt Nam, là cơ sở khoa học định hướng việc lập kế hoạch, quản lý vàbảo tồn tài nguyên thực vật quý hiếm và đặc biệt là hai loài nguy cấp và đặc hữu Bách vàngvà Hài điểm ngọc tại xã Ca Thành huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng.Từ khóa: Bách vàng, bảo tồn, núi đá vôi, Sách đỏ Việt Nam, thực vật quý hiếm.MỞ ĐẦU*Rừng nhiệt đới và á nhiệt đới chỉ chiếmkhoảng 7% diện tích bề mặt Trái Đất, songchúng chứa trong mình tới 50% tổng số loàithực vật. Những vùng này là những nơi quantrọng về đa dạng sinh học, chứa đựng nhiềuloài thực vật có mạch bản địa, tính tự nhiên vànguyên vẹn của các khu vực sinh thái quantrọng này đang bị tác động mạnh hơn bao giờhết (Breckle, 2002). Tính đa dạng sinh họccao này là một phần do yếu tố đai cao, baogồm cả các tiểu khí hậu, tạo ra các loàichuyển tiếp sinh thái và ít tác động của conngười so với rừng ôn đới và hàn đới. Rừngnhiệt đới ẩm có hệ sinh thái trên cạn giầu nhấtvề sức sản xuất sinh khối và đa dạng sinh học.Chúng cung cấp 15% gỗ thương phẩm chothế gới, tạo đời sống cho 140 triệu người(Burley, 1993). Tuy nhiên, hiện nay tính đadạng sinh học đang bị suy giảm nghiêm trọngdo sự tác động của con người và biến động*Tel: 0914 608369. Email: laquangdotn@gmail.comcủa thời tiết. Các kết quả nghiên cứu cũngcho thấy rằng tốc độ suy thoái rừng, mất rừng,mất loài ở các khu vực ngoài khu bảo tồnnhanh hơn các khu bảo tồn; tốc độ tuyệtchủng là cao nhất ở các mảnh rừng nhỏ hơnvà sẽ tăng lên mạnh khi diện tích giảm xuốngdưới 1km2.Rừng bị khai thác quá mức đã trở nên nghèokiệt; các hệ sinh thái rừng bị hủy hoại. Nhiềuloài thực vật quý hiếm dần dần trở nên khanhiếm và biến mất. Bảo tồn tài nguyên ditruyền đang trở thành một nhu cầu cấp thiết vìsự tồn tại mỏng manh của các loài cây quýhiếm ở nước ta.Xã Ca Thành huyện Nguyên Bình có diện tíchtự nhiên 3.700 ha, 449 hộ với trên 2200 nhânkhẩu. Có các dân tộc Mông, Dao, Tày vàKinh cùng sinh sống. Vùng núi đá khu vựcnày có hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi độcđáo còn có một số nguồn gen thực vật quýhiếm. Hiện nay, khu vực đang bị tác động tiêucực của một số người dân địa phương, đã khaithác quá mức, làm suy giảm các loài thực vật914Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênhttp://www.lrc-tnu.edu.vnĐặng Kim Vui và ĐtgTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆquý hiếm của hệ sinh thái rừng. Trong khi đó,khả năng phục hồi rừng trên núi đá là rất khókhăn. Kết quả nghiên cứu nhằm mục đíchcung cấp các dẫn liệu làm cơ sở khoa học choviệc đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triểncác nguồn gen thực vật quý hiếm và nguy cấptrên núi đá vôi, bảo vệ tính đa dạng sinh họccủa khu vực.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨUĐối tượngNghiên cứu tính đa dạng về các loài thực vậtquý hiếm trong các trạng thái rừng trên núi đávôi xã Ca Thành, Nguyên Bình, Cao Bằng.Phương phápPhương pháp kế thừa: Kế thừa và thamkhảo các tài liệu có liên quan đến lĩnh vựcnghiên cứu.Điều tra theo tuyến: Xác định địa điểm nghiêncứu, căn cứ vào bản đồ của khu vực lập cáctuyến điều tra. Tuyến điều tra đầu tiên cóhướng vuông góc với đường đồng mức, cáctuyến sau song song với tuyến đầu. Chiềurộng quan sát của mỗi tuyến điều tra là 4m.Dọc theo tuyến điều tra bố trí các ô tiêu chuẩnvà ô dạng bản (2m x 2m) để thu thập số liệutrong ô tiêu chuẩn. Đã tiế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: