Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng trên núi đá vôi tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.84 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Kết quả điều tra cho thấy thành phần loài cây tái sinh trên núi đá vôi khá phong phú, số lượng loài cây tái sinh từ 42 loài đến 74 loài, trong đó có 4-6 loài tham gia vào công thức tổ thành. Tuy nhiên, cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ nhỏ, mật độ tái sinh của rừng biến động từ 3187 cây/ha đến 7133 cây/ha, cây tái sinh chủ yếu là từ hạt chiếm 81,19%. Ở cấp chiều cao từ 50-100cm mật độ cây tái sinh nhiều nhất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng trên núi đá vôi tại khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Thị Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 195 - 200 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH RỪNG TRÊN NÚI ĐÁ VÔI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA – PHƯỢNG HOÀNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Thị Thoa* Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Kết quả điều tra cho thấy thành phần loài cây tái sinh trên núi đá vôi khá phong phú, số lượng loài cây tái sinh từ 42 loài đến 74 loài, trong đó có 4-6 loài tham gia vào công thức tổ thành. Tuy nhiên, cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ nhỏ, mật độ tái sinh của rừng biến động từ 3187 cây/ha đến 7133 cây/ha, cây tái sinh chủ yếu là từ hạt chiếm 81,19%. Ở cấp chiều cao từ 50-100cm mật độ cây tái sinh nhiều nhất. Thành phần loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành chủ yếu là những cây ít giá trị kinh tế, chỉ có 2 loài quý hiếm tham gia vào công thức tổ thành ở 2 phân quần hệ III và IV nhưng với tỷ lệ thấp. Để phục hồi thảm thực vật rừng trên núi đá vôi cần tiến hành các giải pháp khoanh nuôi bảo vệ, cải tạo rừng, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ để làm giảm những tác động tiêu cực của người dân đến rừng. Từ khóa: Tái sinh, rừng trên núi đá vôi, mật độ, tổ thành, rừng nhiệt đới thường xanh ĐẶT VẤN ĐỀ* Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Thần Sa Phượng Hoàng với tổng diện tích rừng tự nhiên là 17.639 ha. Nguyễn Thị Thoa (2013) [4], dựa theo hệ thống phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973) đã thống kê được thảm thực vật nơi đây gồm có 10 quần hệ và 6 phân quần hệ của 4 lớp, mang những nét đặc trưng cho hệ sinh thái và thảm thực vật vùng núi đá phía Bắc Việt Nam. Đây là hệ sinh thái hết sức quan trọng nhưng lại mỏng manh và kém bền vững. Thành phần thực vật gồm có 1086 loài thuộc 645 chi và 160 họ ở 5 ngành thực vật khác nhau [2]. Có nhiều loài thực vật quý hiếm đang trở nên ít dần và ít xuất hiện ở lớp cây tái sinh, điều này gây khó khăn không nhỏ cho công tác phục hồi rừng, đặc biệt đối với vấn đề phục hồi rừng trên núi đá vôi. Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng [3]. Biểu hiện đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng, lỗ trống rừng, rừng sau khai thác, trên đất rừng sau làm nương đốt rẫy… Nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng sẽ cho thấy rõ hiện trạng phát triển của rừng, cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai. Các đặc điểm tái sinh rừng là cơ sở * khoa học để xác định kỹ thuật lâm sinh phù hợp điều chỉnh quá trình tái sinh rừng theo hướng bền vững cả về mặt kinh tế, môi trường và đa dạng sinh học. Việc nghiên cứu tái sinh rừng đã được thực hiện khá nhiều nhưng những nghiên cứu về đặc điểm tái sinh rừng trên núi đá vôi còn hạn chế, đặc biệt là ở Khu BTTN Thần Sa – Phượng Hoàng chưa có một nghiên cứu cụ thể về vấn đề tái sinh rừng trên núi đá vôi. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số liệu được thu thập từ 46 ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình của hệ sinh thái rừng núi đá. Ô tiêu chuẩn được thiết lập có diện tích 500m2. Trên OTC, lập 5 ô dạng bản (ODB) có diện tích 25m2 (5 m x 5m) tại 4 góc và điểm giao nhau của đường chéo OTC. Trong ODB thống kê tất cả cây tái sinh có đường kính nhỏ hơn 6cm vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu: Tên loài cây tái sinh, chiều cao cây tái sinh, chất lượng cây tái sinh, nguồn gốc tái sinh. Phân cấp chất lượng cây tái sinh: + Cây tốt là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh. + Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình. Tel: 0916479688; Email: nguyenthithoaln@gmail.com 195 Nguyễn Thị Thoa Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Phân cấp chiều cao cây tái sinh theo 3 cấp: 0 - 50cm, 50 -100cm và >100cm Xử lý số liệu: - Xác định tỷ lệ tổ thành của từng loài tái sinh được tính theo công thức [1]: Ni = m .100 N i% ∑ Ni i =1 Ni%: Tỷ lệ tổ thành loài i Ni: Số lượng cá thể loài i Nếu: Ni ≥5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành Ni < 5% thì loài đó không được tham gia vào công thức tổ thành. - Mật độ cây tái sinh được tính theo công thức: 10.000 × n N/ha = S Trong đó: S là tổng diện tích các ODB điều tra tái sinh (m2). n là số lượng cây tái sinh điều tra được. - Chất lượng cây tái sinh: Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, xấu theo công thức: N% = n × 100 N Trong đó: N%: tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, xấu n: tổng số cây tốt, trung bình, xấu N: tổng số cây tái sinh - Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao: Thống kê số lượng cây tái sinh theo 3 cấp chiều cao: 0-50cm, 50-100cm và >100cm. Vẽ biểu đồ biểu diễn số lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao bằng phần mềm Excel. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tổ thành và mật độ cây tái sinh Kết quả bảng 1 cho thấy, số lượng loài cây tái sinh xuất hiện ở Rừng nhiệt đới thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở địa hình thấp (500m): Số loài cây tái sinh là 45 loài, trong đó có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành là: Lòng mang (Pterospermum heterophyllum), Dẻ gai (Castanopsis chinensis), Nhãn rừng (Nephelium cuspidatum), Táu muối (Vatica chevalieri), Mánh (Grewia paniculata), Trám chim (Canarium tonkinensis), trong đó Lòng mang (Pterospermum heterophyllum) chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất là 11,78%, mật độ là 840 cây/ha. Mật độ tái sinh của toàn rừng là 7133 cây/ha. Trong số những loài có mặt trong công thức tổ thành không loài nào thuộc nhóm loài cây quý hiếm. Có 4 loài quý hiếm là Sồi phảng (Castanopsis fissoides) chiếm tỷ lệ rất thấp 3,36% (240 cây/ha), Trai lý (Garcinia fagracoides) 1,87% (133 cây/ha), Trám đen (Canarium tramdenum) 1,31% (93 cây/ha), Nghiến (Excentrodendron tonkinense) 0,56% (40 cây/ha), những loài này không tham gia vào công thức tổ thành. Rừng nhiệt đới thường xanh cây lá rộng trên núi đá vôi ở núi thấp ( >500m): Số loài cây tái sinh xuất hiện là 74 loài, trong đó có 6 loài tham gia vào công thức tổ thành là: Mạy puôn (Cephalomappa sinensis), Mạ ...

Tài liệu được xem nhiều: