Nghiên cứu tình hình vệ sinh môi trường trường học và một số bệnh liên quan đến học đường của học sinh trường tiểu học số 1 Thủy Biều, thành phố Huế
Số trang: 10
Loại file: doc
Dung lượng: 116.50 KB
Lượt xem: 23
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của đề tài "Nghiên cứu tình hình vệ sinh môi trường trường học và một số bệnh liên quan đến học đường của học sinh trường tiểu học số 1 Thủy Biều, thành phố Huế" là: Đánh giá vệ sinh trường học tại trường tiểu học số 1 Thủy Biều, phát hiện một số bệnh liên quan với vệ sinh trường học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tình hình vệ sinh môi trường trường học và một số bệnh liên quan đến học đường của học sinh trường tiểu học số 1 Thủy Biều, thành phố Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 24, 2004 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG HỌC VÀ MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ Phan Thị Bích Ngọc, Hồ Văn Hiệp Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh. Vệ sinh trường học là cốt lõi của y tế học đường, là biện pháp chiến lược hàng đầu của phòng bệnh ở trường học. Vệ sinh trường học bao gồm vệ sinh trong xây dựng trường, các công trình vệ sinh của trường, vệ sinh của lớp học và các phương tiện học tập. Nghiên cứu vệ sinh trường học ở trường tiểu học số 1 Thủy Biều nhằm tìm hiểu thực trạng vệ sinh của một trường ngoại ô thành phố Huế đồng thời phát hiện một số bệnh học đường có thể có trong các em học sinh. Kết quả nghiên cứu là một số liệu thực tế góp phần phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của tỉnh nhà. Mục tiêu của đề tài: Đánh giá vệ sinh trường học tại trường tiểu học số 1 Thủy Biều Phát hiện một số bệnh liên quan với vệ sinh trường học. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: trường tiểu học số 1 Thủy Biều và toàn thể học sinh của trường. 2. Phương pháp nghiên cứu: điều tra ngang được tiến hành tại trường tiểu học số 1 Thủy Biều, thành phố Huế vào khoảng từ 01/4/2000 đến 15/4/2000. Đối với trường: quan sát và đo lường các chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh trường và lớp như diện tích trường, diện tích cây xanh, vấn đề phân, rác, hệ thống nước sạch, nước thải diện tích, thể tích lớp học, chiều cao bàn ghế, độ chiếu sáng trong lớp học. Đo tất cả 10 phòng học của trường. 83 Độ chiếu sáng trong lớp học được đo bằng Luxmetre và đo ở nhiều vị trí khác nhau. Từ 150 700 lux là độ sáng thích hợp cho việc học tập. Xét nghiệm trứng giun trong đất theo phương pháp phong phú Willis. Toàn bộ khu đất trong sân trường được chia làm nhiều khu vực, mỗi khu vực lấy 5 mẫu đất theo cách lấy thẳng góc. Tổng cộng có 30 mẫu đất được xét nghiệm. Đối với học sinh: chọn ngẫu nhiên 5 lớp trong số 20 lớp từ 5 khối học sinh của trường, khám toàn bộ số học sinh của 5 lớp đó, tổng cộng có 199 học sinh được khám trên tổng số 714 học sinh toàn trường. Kiểm tra thị lực từng mắt bằng bảng thị lực vòng hở Landolt. Bảng được treo cách xa 5m cao khoảng 1 1,2m ở nơi sáng không chói lóa. Nếu học sinh đọc được dòng 10/10 thì xếp vào nhóm A (mắt tốt), nếu trả lời đúng từ dòng 6/10 đến 9/10 thì xếp vào nhóm B (mắt kém), nếu chỉ trả lời từ 5/10 trở xuống thì xếp vào nhóm C (mắt quá kém). Phát hiện cong vẹo cột sống: bằng cách cho học sinh cởi trần, đứng ngay ngắn rồi quan sát cột sống. Trường hợp nghi ngờ, chúng tôi yêu cầu các em cúi gập 900 , đầu gối thẳng, 2 chân cách nhau độ 20cm, bàn chân song song với nhau, 2 tay buông xuôi và song song với cẳng chân khi cúi, rồi quan sát 2 khối cơ lưng ở 2 bên cột sống. Nếu bình thường thì hai khối cơ lưng bằng nhau. Nếu nhìn không rõ thì khám bằng cách dùng ngón tay trỏ lần theo các gai cột sống xem nó thẳng hay lệch bên nào. Được gọi là vẹo độ 1 khi đứng thẳng có xoáy vặn cột sống nhưng hình thể vẹo không thấy rõ ràng. Khó phát hiện bằng mắt thường. Nói chung chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Vẹo độ 2 khi đứng thẳng nhìn sau lưng cũng đã thấy được hình dáng cong vẹo của cột sống, thấy được u lồi sườn do đốt sống bị xoáy vặn. Bắt đầu ảnh hưởng tới chức năng hô hấp của cơ thể. Vẹo độ 3 khi nhìn thấy rõ tư thế lệch, cột sống bị cong và xoáy văn ảnh hưởng rõ tới quá trình hô hấp, có thể gây biến dạng khung chậu. Điều này có tác hại lớn đối với học sinh nữ về sau này. Đây là trường hợp bệnh lý và bệnh nhân cần được điều trị tại cơ sở chỉnh hình. Đo chiều cao học sinh: chiều cao được đo ở tư thế thẳng đứng, chụm chân, hai gót, mông, vai và chẩm ở trong mặt phẳng thẳng đứng, mắt nhìn thẳng ra phía trước, hai tay duỗi thẳng, hướng lòng bàn tay vào trong đùi. Đo khoảng cách từ đất tới đỉnh đầu bằng thước gỗ có kẻ sẵn từng centimét hoặc kẻ ngay lên tường. 84 Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê thông dụng. 85 III. KẾT QUẢ 1. Kết quả về môi trường trường học: Bảng 1: Kích thước và các công trình vệ sinh của trường Các số đo Trường Thủy Biều Tiêu chuẩn Khoảng cá ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tình hình vệ sinh môi trường trường học và một số bệnh liên quan đến học đường của học sinh trường tiểu học số 1 Thủy Biều, thành phố Huế TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 24, 2004 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG HỌC VÀ MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 THỦY BIỀU, THÀNH PHỐ HUẾ Phan Thị Bích Ngọc, Hồ Văn Hiệp Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh. Vệ sinh trường học là cốt lõi của y tế học đường, là biện pháp chiến lược hàng đầu của phòng bệnh ở trường học. Vệ sinh trường học bao gồm vệ sinh trong xây dựng trường, các công trình vệ sinh của trường, vệ sinh của lớp học và các phương tiện học tập. Nghiên cứu vệ sinh trường học ở trường tiểu học số 1 Thủy Biều nhằm tìm hiểu thực trạng vệ sinh của một trường ngoại ô thành phố Huế đồng thời phát hiện một số bệnh học đường có thể có trong các em học sinh. Kết quả nghiên cứu là một số liệu thực tế góp phần phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của tỉnh nhà. Mục tiêu của đề tài: Đánh giá vệ sinh trường học tại trường tiểu học số 1 Thủy Biều Phát hiện một số bệnh liên quan với vệ sinh trường học. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng: trường tiểu học số 1 Thủy Biều và toàn thể học sinh của trường. 2. Phương pháp nghiên cứu: điều tra ngang được tiến hành tại trường tiểu học số 1 Thủy Biều, thành phố Huế vào khoảng từ 01/4/2000 đến 15/4/2000. Đối với trường: quan sát và đo lường các chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh trường và lớp như diện tích trường, diện tích cây xanh, vấn đề phân, rác, hệ thống nước sạch, nước thải diện tích, thể tích lớp học, chiều cao bàn ghế, độ chiếu sáng trong lớp học. Đo tất cả 10 phòng học của trường. 83 Độ chiếu sáng trong lớp học được đo bằng Luxmetre và đo ở nhiều vị trí khác nhau. Từ 150 700 lux là độ sáng thích hợp cho việc học tập. Xét nghiệm trứng giun trong đất theo phương pháp phong phú Willis. Toàn bộ khu đất trong sân trường được chia làm nhiều khu vực, mỗi khu vực lấy 5 mẫu đất theo cách lấy thẳng góc. Tổng cộng có 30 mẫu đất được xét nghiệm. Đối với học sinh: chọn ngẫu nhiên 5 lớp trong số 20 lớp từ 5 khối học sinh của trường, khám toàn bộ số học sinh của 5 lớp đó, tổng cộng có 199 học sinh được khám trên tổng số 714 học sinh toàn trường. Kiểm tra thị lực từng mắt bằng bảng thị lực vòng hở Landolt. Bảng được treo cách xa 5m cao khoảng 1 1,2m ở nơi sáng không chói lóa. Nếu học sinh đọc được dòng 10/10 thì xếp vào nhóm A (mắt tốt), nếu trả lời đúng từ dòng 6/10 đến 9/10 thì xếp vào nhóm B (mắt kém), nếu chỉ trả lời từ 5/10 trở xuống thì xếp vào nhóm C (mắt quá kém). Phát hiện cong vẹo cột sống: bằng cách cho học sinh cởi trần, đứng ngay ngắn rồi quan sát cột sống. Trường hợp nghi ngờ, chúng tôi yêu cầu các em cúi gập 900 , đầu gối thẳng, 2 chân cách nhau độ 20cm, bàn chân song song với nhau, 2 tay buông xuôi và song song với cẳng chân khi cúi, rồi quan sát 2 khối cơ lưng ở 2 bên cột sống. Nếu bình thường thì hai khối cơ lưng bằng nhau. Nếu nhìn không rõ thì khám bằng cách dùng ngón tay trỏ lần theo các gai cột sống xem nó thẳng hay lệch bên nào. Được gọi là vẹo độ 1 khi đứng thẳng có xoáy vặn cột sống nhưng hình thể vẹo không thấy rõ ràng. Khó phát hiện bằng mắt thường. Nói chung chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Vẹo độ 2 khi đứng thẳng nhìn sau lưng cũng đã thấy được hình dáng cong vẹo của cột sống, thấy được u lồi sườn do đốt sống bị xoáy vặn. Bắt đầu ảnh hưởng tới chức năng hô hấp của cơ thể. Vẹo độ 3 khi nhìn thấy rõ tư thế lệch, cột sống bị cong và xoáy văn ảnh hưởng rõ tới quá trình hô hấp, có thể gây biến dạng khung chậu. Điều này có tác hại lớn đối với học sinh nữ về sau này. Đây là trường hợp bệnh lý và bệnh nhân cần được điều trị tại cơ sở chỉnh hình. Đo chiều cao học sinh: chiều cao được đo ở tư thế thẳng đứng, chụm chân, hai gót, mông, vai và chẩm ở trong mặt phẳng thẳng đứng, mắt nhìn thẳng ra phía trước, hai tay duỗi thẳng, hướng lòng bàn tay vào trong đùi. Đo khoảng cách từ đất tới đỉnh đầu bằng thước gỗ có kẻ sẵn từng centimét hoặc kẻ ngay lên tường. 84 Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê thông dụng. 85 III. KẾT QUẢ 1. Kết quả về môi trường trường học: Bảng 1: Kích thước và các công trình vệ sinh của trường Các số đo Trường Thủy Biều Tiêu chuẩn Khoảng cá ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vệ sinh môi trường trường học Đánh giá vệ sinh trường học Vệ sinh trường học Bệnh liên quan đến học đường Giáo dục toàn diệnGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Vệ sinh phòng bệnh và dinh dưỡng (tài liệu đào tạo sơ cấp dân số y tế): Phần 1
64 trang 64 0 0 -
89 trang 33 0 0
-
Giáo trình Vệ sinh và y học thể dục thể thao: Phần 1
137 trang 27 0 0 -
4 trang 23 0 0
-
Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn bóng chuyền cho sinh viên Đại học Huế
6 trang 22 0 0 -
Tài liệu giảng dạy môn Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
45 trang 22 0 0 -
3 trang 16 0 0
-
Hoạt động chắp ghép - một phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ mầm non
6 trang 15 0 0 -
Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non: Phần 1 - TS. Lê Thanh Thủy
110 trang 15 0 0 -
146 trang 15 0 0