Danh mục

Nghiên cứu tổ chức học của tinh sào cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier, 1828)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.35 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được tiến hành trên cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis) 3+ tuổi trong chu kỳ sinh sản 12 tháng trong năm. Mẫu tinh sào (126 mẫu) sau khi thu được cố định trong dung dịch Bouin và cắt lớp (5-7 μm) để làm tiêu bản tổ chức học. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thành thục của tinh sào dường như xảy ra quanh năm từ tháng 2 đến tháng 10.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu tổ chức học của tinh sào cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis (Cuvier, 1828)Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûnSoá 2/2011THOÂNG BAÙO KHOA HOÏCNGHIÊN CỨU TỔ CHỨC HỌC CỦA TINH SÀO CÁ CHẼMMÕM NHỌNPsammoperca waigiensis (Cuvier, 1828)STUDIES ON TESTES HISTOLOGY OF WAIGIEU SEAPERCH –Psammoperca waigiensis (Cuvier 1828)Phạm Quốc Hùng, Lê Hoàng Thị Mỹ DungKhoa Nuôi Trồng Thủy Sản - Trường Đại học Nha TrangTÓM TẮTNghiên cứu này được tiến hành trên cá Chẽm Mõm Nhọn (Psammoperca waigiensis) 3+ tuổi trong chukỳ sinh sản 12 tháng trong năm. Mẫu tinh sào (126 mẫu) sau khi thu được cố định trong dung dịch Bouin vàcắt lớp (5-7 μm) để làm tiêu bản tổ chức học. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thành thục của tinh sào dườngnhư xảy ra quanh năm từ tháng 2 đến tháng 10. Quá trình tạo tinh thể hiện khá phức tạp và có nhiều sự chồngchéo của các giai đoạn. Trong cùng một ống sinh tinh, các tinh bào phát triển khá đồng bộ. Tuy nhiên, khi quansát sự phát triển của tinh bào lại thể hiện sự không đồng bộ khá rõ giữa các ống sinh tinh. Điều đó khẳng địnhđây là loài cá có sự thành thục liên tục, hay nói cách khác là sinh sản nhiều lần trong năm. Sự phát triển củatinh sào có thể chia thành 6 giai đoạn phát triển khác nhau.ABSTRACTThe commonly applied classification scale of fish gonad development divides the maturation processinto six stages. However, the scales do not entirely reflect the continuity of the maturation process. Based onlight microscope observations, this article describes a comprehensive pattern of testicular transformationsduring maturation. The study was carried out on Waigieu seaperch - Psammoperca waigiensis aged 3 years.A total of 126 testes collected during reproductive season of the year were examined. The testes were fixed inBouin’s fluid. Histological slides of the gonad were made using the standard paraffin technique. The 5-7 μmsections were stained with haematoxylin and eosin. Histological changes of testes during maturation indicatedthis is a multiple spawner with a long reproductive cycle from Febuary until October in year. In the testis, thereare different stages of male gamete development at the same time indicating an asynchronous species.I. MỞ ĐẦUỞ cá xương, các nghiên cứu về tổ chức học cũng như sự phát triển của tinh sào vẫn còn ít sovới buồng trứng bởi một vài nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân chính có thể là do ở cáđực dễ đạt đến trạng thái thành thục cũng như việc kích thích cá đực sinh sản trong điều kiện nhânTRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ❖ 19Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûnSoá 2/2011tạo không gặp nhiều khó khăn như ở cá cái (Schulz và CTV 2000). Thời gian phát triển và chín muồitế bào sinh dục cũng ngắn hơn. Ở một vài loài cá nhiệt đới, sự thành thục của tinh sào xảy ra sớmhơn và kéo dài hơn so với noãn sào (Shimose & Tachihara 2006). Một số nghiên cứu trên các loàicá đẻ nhiều lần trong năm đã cho thấy tổ chức tinh sào phức tạp hơn so với buồng trứng vì sự hiệndiện đồng thời các giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục đực và sự chồng chéo giữa các giai đoạn(Callard và CTV 1989). Trong cùng một ống sinh tinh, các tinh bào phát triển khá đồng bộ. Tuy nhiên,giữa các ống sinh tinh tinh bào lại thể hiện sự không đồng bộ khá rõ (Schulz và CTV 2005).Nắm được quy luật phát triển của tinh sào và những thay đổi về tổ chức học trong chu kỳ sinhsản là rất cần thiết và là yếu tố cho biết hoặc có thể dự báo trạng thái thành thục của cá đực, phụcvụ cho công tác quản lý đàn cá bố mẹ. Cá Chẽm Mõm Nhọn (Psammoperca waigiensis) là loài cábiển nhiệt đới, đẻ nhiều lần trong năm, giống như một số loài cá biển khác đang được nuôi phổ biếnở nước ta như cá Mú (Epinephelus spp), cá Giò (Rachycentron canadum), cá Hồng (Lutjanus erythropterus), cá Đù Mỹ (Scyaenops ocellatus) và cá Chẽm (Lates calcarifer). Các nghiên cứu về quátrình phát triển, thành thục, chín muồi và phóng thích tế bào sinh dục đực trong chu kỳ sinh sản củacác loài cá này là khá phức tạp và chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vì vậy mục tiêu của nghiên cứu làmô tả chi tiết các giai đoạn phát triển của tinh sào cũng như tổ chức học ở từng giai đoạn phát triển,làm căn cứ hướng dẫn phân biệt các giai đoạn phát triển của tinh sào cá biển nhiệt đới nói chungvà cá Chẽm Mõm Nhọn nói riêng.II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP1. Đàn cá thí nghiệmĐàn cá bố mẹ tuổi 3+, có chiều dài toàn thân dao động 22 - 28cm và khối lượng 120 - 320g/con,được nuôi trong giai, đặt trong ao đất, tại khu vực Đồng Bò, Nha Trang. Nhiệt độ nước trong ao nuôidao động 28 - 32oC; độ mặn: 26 - 34‰; pH: 7,8 - 8,6 và oxy hòa tan (DO): 3,5 - 4,6 mg/l. Mật độ nuôibình quân 3 kg/m3 (20 con/m3) với tỷ lệ đực cái ước tính 1:1. Cá bố mẹ được cho ăn “cá tạp” (cá nụchoặc cá cơm) hàng ngày với khẩu phần bằng 3 - 5% khối lượng thân. Hàng tháng, khoảng 10 cá đựcđược bắt ngẫu nhiên để thu mẫu tinh sào và được cố định ngay trong dung dịch Bouin2. Phương pháp làm tiêu bản tổ chức học t ...

Tài liệu được xem nhiều: