Nghiên cứu trích xuất màu tự nhiên từ lá cây và áp dụng in trên vải bằng kỹ thuật in sinh thái
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.49 MB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Từ những quan sát, thu thập tài liệu và xây dựng kế hoạch triển khai, tác giả bài viết "Nghiên cứu trích xuất màu tự nhiên từ lá cây và áp dụng in trên vải bằng kỹ thuật in sinh thái" sẽ nghiên cứu các phương pháp trích xuất chất liệu màu tự nhiên và tạo họa tiết bề mặt từ thực vật mang tính thân thiện, bền vững và không gây ra các tác hại cho con người và môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu trích xuất màu tự nhiên từ lá cây và áp dụng in trên vải bằng kỹ thuật in sinh thái NGHIÊN CỨU TRÍCH XUẤT MÀU TỰ NHIÊN TỪ LÁ CÂY VÀ ÁP DỤNG IN TRÊN VẢI BẰNG KỸ THUẬT IN SINH THÁI Nguyễn Hồng Khiêm* Khoa Mỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Tôn Đức Thắng. *Tác giả liên hệ, Email: nguyenhongkhiem@tdtu.edu.vn. TÓM TẮTTheo nghiên cứu của các nhà hoạt động vì môi trường- ngành công nghiệp thời trang hiện tạiđứng đầu về hiện trạng gây ô nhiễm và không mang tính thân thiện với môi trường sống vì sựtiêu thụ không kiểm soát của con người. Nguồn nguyên liệu sạch mang tính bền vững và thânthiện đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Điều này thúc đẩy quá trình tìm kiếm, nghiên cứu, pháttriển và ứng dụng diễn ra không ngừng trong các phòng nghiên cứu về vật liệu may mặc. Phươngpháp trích xuất chất màu và in lá tạo họa tiết từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên như thực vật làmột trong những hướng mở để tạo ra thế hệ vật liệu mới trong may mặc và thời trang. Từ nhữngquan sát, thu thập tài liệu và xây dựng kế hoạch triển khai, tác giả sẽ nghiên cứu các phương pháptrích xuất chất liệu màu tự nhiên và tạo họa tiết bề mặt từ thực vật mang tính thân thiện, bền vữngvà không gây ra các tác hại cho con người và môi trường.Từ khóa: chất liệu thân thiện; in sinh thái - in lá; màu nhuộm thực vật; thời trang bền vững; thiếtkế thời trang.1. Tổng quan1.1 Lịch sử Đến thời điểm hiện tại các tài liệu ghi nhận về thời điểm xuất hiện của kĩ thuật in sinh tháiđều không mang tính chính xác về thời gian, Bản ghi chép đầu tiên về việc in ấn thực vật có thểđược tìm thấy trong một cuốn sách hướng dẫn được viết bởi Discorides – một dược sĩ đến từ HyLạp cổ đại. Sách hướng dẫn này rất phổ biến trong thời Trung cổ và Phục hưng. Trong các phiênbản thời trung cổ, kỹ thuật này được sử dụng để minh họa thực vật. Đến thời kỳ Phục hưng, Leonardo da Vinci đã tạo ra các bản in hình lá xô thơm trong cácbản thảo kèm theo đó là các hướng dẫn in thực vật. Năm 2008, Quy trình in sinh thái hiện đại được tiên phong bởi India Flint, một nghệ sĩ sángtạo chất liệu dệt may nổi tiếng toàn cầu đến từ Nam Úc.1.2 Các khái niệm - In sinh thái: là kĩ thuật ghi nhận tiêu bản hình ảnh thực vật xuất hiện từ thời Trung Cổ, kĩthuật này phục vụ cho nghiên cứu được biết đến như một trong những phương pháp tạo hình trênbề mặt vải mang tính truyền thống ở một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Indonesia,Malaysia, Thái Lan,… hoặc khu vực Nam Á như Ấn Độ, Pakistan,… Tại mỗi quốc gia, phươngpháp này có những tên gọi riêng nhưng tựu trung cùng hướng về một kết quả trong việc tạo màuvà tạo hình cho chất liệu bằng chất màu trích xuất từ lá cây và họa tiết hình cây cỏ, hoa lá. In sinhthái đã tồn tại trong một thời gian dài của lịch sử và đồng hành với văn hóa trang phục của cácquốc gia có sử dụng phương pháp này. - Chất màu tự nhiên: là các chất màu có nguồn gốc tự nhiên; được chọn lọc, trích xuất từthực vật và động vật. Các chất màu này có tính thân thiện và được sử dụng trong thời gian dài120phục vụ cho việc nhuộm vải và một số các lĩnh vực khác của đời sống. Một số loại thường sửdụng để lấy màu được liệt kê trong bảng 1 dưới đây: Bảng 1. Danh mục các nguyên liệu tạo chất màu tự nhiên STT Tên Phân loại Màu 1 Cỏ thiến thảo Thực vật thân thảo Nâu, nâu đỏ 2 Nghệ Thực vật thân thảo Vàng, vàng đất 3 Vỏ củ hành tây Thực vật thân thảo Nâu, Nâu vàng 4 Hoa vạn thọ Thực vật thân thảo Vàng, vàng cam 5 Hoa hòe Thực vật thân gỗ nhỏ Xanh lý 6 Hoàng đằng Thực vật thân gỗ nhỏ Vàng, vàng chanh 7 Tô mộc Thực vật thân gỗ nhỏ Đỏ, hồng 8 Chàm Thực vật thân gỗ nhỏ Xanh dương 9 Giá tỵ Thực vật thân gỗ lớn Hồng, tím 10 Rệp son Côn trùng Đỏ, hồng - Quy trình xử lý nguyên liệu: Đến thời điểm hiện tại, đối mặt với các vấn đề nảy sinh từ sự quá tải tiêu dùng và rác thảithời trang thì khuynh hướng tìm đến sự bền vững trong chất liệu và phương pháp xử lý chất liệuthời trang mang tính thân thiện trở thành mục tiêu chung của các phòng nghiên cứu chất liệu, cácthương hiệu, các nhà thiết kế thời trang và in sinh thái trở thành một trong những lựa chọn tối ưucho hướng đi mới trong việc tìm kiếm nguồn chất liệu thân thiện trong ngành may mặc và thiếtkế thời trang. Với phương pháp in sinh thái - in lá, sự tự nhiên của chất liệu mang nguồn gốc tự nhiên làyếu tố được nhấn mạnh; từ nguyên liệu may là các chất liệu vải có nguồn gốc tự nhiên như linen,lanh, tơ tằm, lene; nguyên liệu nhuộm là các chất màu được lấy từ các loại củ, lá có chất màu,nguyên liệu tạo họa tiết là các loại lá cây có hình dạng đẹp và có khả năng tạo màu trên nền vải,những yếu tố này trở thành cơ sở lý luận vững chắc hơn cho các lập luận về sự thân thiện củachất liệu đối với môi trường và con người. Ưu điểm của phương pháp in sinh thái không chỉ đơn thuần là phương pháp tạo hình màsản phẩm của quá trình này còn mang đậm tính nghệ thuật, các yếu tố về màu sắc, hình ảnh, độđậm nhạt của chi tiết thông qua quá trình quấn, cuộn, hấp hơi, xả sẽ tạo ra những hiêu ứng đặcbiệt và mang tính độc bản. Tuy nhiên phương pháp này cũng mang một số nguyên tắc cần đượcthực hiện nghiêm túc để đảm bảo được tính bền của màu và họa tiết sau khi kết thúc quy trình in. Trong phạm vi của bài viết này, tác giả thực h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu trích xuất màu tự nhiên từ lá cây và áp dụng in trên vải bằng kỹ thuật in sinh thái NGHIÊN CỨU TRÍCH XUẤT MÀU TỰ NHIÊN TỪ LÁ CÂY VÀ ÁP DỤNG IN TRÊN VẢI BẰNG KỸ THUẬT IN SINH THÁI Nguyễn Hồng Khiêm* Khoa Mỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Tôn Đức Thắng. *Tác giả liên hệ, Email: nguyenhongkhiem@tdtu.edu.vn. TÓM TẮTTheo nghiên cứu của các nhà hoạt động vì môi trường- ngành công nghiệp thời trang hiện tạiđứng đầu về hiện trạng gây ô nhiễm và không mang tính thân thiện với môi trường sống vì sựtiêu thụ không kiểm soát của con người. Nguồn nguyên liệu sạch mang tính bền vững và thânthiện đang là vấn đề cấp thiết hiện nay. Điều này thúc đẩy quá trình tìm kiếm, nghiên cứu, pháttriển và ứng dụng diễn ra không ngừng trong các phòng nghiên cứu về vật liệu may mặc. Phươngpháp trích xuất chất màu và in lá tạo họa tiết từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên như thực vật làmột trong những hướng mở để tạo ra thế hệ vật liệu mới trong may mặc và thời trang. Từ nhữngquan sát, thu thập tài liệu và xây dựng kế hoạch triển khai, tác giả sẽ nghiên cứu các phương pháptrích xuất chất liệu màu tự nhiên và tạo họa tiết bề mặt từ thực vật mang tính thân thiện, bền vữngvà không gây ra các tác hại cho con người và môi trường.Từ khóa: chất liệu thân thiện; in sinh thái - in lá; màu nhuộm thực vật; thời trang bền vững; thiếtkế thời trang.1. Tổng quan1.1 Lịch sử Đến thời điểm hiện tại các tài liệu ghi nhận về thời điểm xuất hiện của kĩ thuật in sinh tháiđều không mang tính chính xác về thời gian, Bản ghi chép đầu tiên về việc in ấn thực vật có thểđược tìm thấy trong một cuốn sách hướng dẫn được viết bởi Discorides – một dược sĩ đến từ HyLạp cổ đại. Sách hướng dẫn này rất phổ biến trong thời Trung cổ và Phục hưng. Trong các phiênbản thời trung cổ, kỹ thuật này được sử dụng để minh họa thực vật. Đến thời kỳ Phục hưng, Leonardo da Vinci đã tạo ra các bản in hình lá xô thơm trong cácbản thảo kèm theo đó là các hướng dẫn in thực vật. Năm 2008, Quy trình in sinh thái hiện đại được tiên phong bởi India Flint, một nghệ sĩ sángtạo chất liệu dệt may nổi tiếng toàn cầu đến từ Nam Úc.1.2 Các khái niệm - In sinh thái: là kĩ thuật ghi nhận tiêu bản hình ảnh thực vật xuất hiện từ thời Trung Cổ, kĩthuật này phục vụ cho nghiên cứu được biết đến như một trong những phương pháp tạo hình trênbề mặt vải mang tính truyền thống ở một số quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Indonesia,Malaysia, Thái Lan,… hoặc khu vực Nam Á như Ấn Độ, Pakistan,… Tại mỗi quốc gia, phươngpháp này có những tên gọi riêng nhưng tựu trung cùng hướng về một kết quả trong việc tạo màuvà tạo hình cho chất liệu bằng chất màu trích xuất từ lá cây và họa tiết hình cây cỏ, hoa lá. In sinhthái đã tồn tại trong một thời gian dài của lịch sử và đồng hành với văn hóa trang phục của cácquốc gia có sử dụng phương pháp này. - Chất màu tự nhiên: là các chất màu có nguồn gốc tự nhiên; được chọn lọc, trích xuất từthực vật và động vật. Các chất màu này có tính thân thiện và được sử dụng trong thời gian dài120phục vụ cho việc nhuộm vải và một số các lĩnh vực khác của đời sống. Một số loại thường sửdụng để lấy màu được liệt kê trong bảng 1 dưới đây: Bảng 1. Danh mục các nguyên liệu tạo chất màu tự nhiên STT Tên Phân loại Màu 1 Cỏ thiến thảo Thực vật thân thảo Nâu, nâu đỏ 2 Nghệ Thực vật thân thảo Vàng, vàng đất 3 Vỏ củ hành tây Thực vật thân thảo Nâu, Nâu vàng 4 Hoa vạn thọ Thực vật thân thảo Vàng, vàng cam 5 Hoa hòe Thực vật thân gỗ nhỏ Xanh lý 6 Hoàng đằng Thực vật thân gỗ nhỏ Vàng, vàng chanh 7 Tô mộc Thực vật thân gỗ nhỏ Đỏ, hồng 8 Chàm Thực vật thân gỗ nhỏ Xanh dương 9 Giá tỵ Thực vật thân gỗ lớn Hồng, tím 10 Rệp son Côn trùng Đỏ, hồng - Quy trình xử lý nguyên liệu: Đến thời điểm hiện tại, đối mặt với các vấn đề nảy sinh từ sự quá tải tiêu dùng và rác thảithời trang thì khuynh hướng tìm đến sự bền vững trong chất liệu và phương pháp xử lý chất liệuthời trang mang tính thân thiện trở thành mục tiêu chung của các phòng nghiên cứu chất liệu, cácthương hiệu, các nhà thiết kế thời trang và in sinh thái trở thành một trong những lựa chọn tối ưucho hướng đi mới trong việc tìm kiếm nguồn chất liệu thân thiện trong ngành may mặc và thiếtkế thời trang. Với phương pháp in sinh thái - in lá, sự tự nhiên của chất liệu mang nguồn gốc tự nhiên làyếu tố được nhấn mạnh; từ nguyên liệu may là các chất liệu vải có nguồn gốc tự nhiên như linen,lanh, tơ tằm, lene; nguyên liệu nhuộm là các chất màu được lấy từ các loại củ, lá có chất màu,nguyên liệu tạo họa tiết là các loại lá cây có hình dạng đẹp và có khả năng tạo màu trên nền vải,những yếu tố này trở thành cơ sở lý luận vững chắc hơn cho các lập luận về sự thân thiện củachất liệu đối với môi trường và con người. Ưu điểm của phương pháp in sinh thái không chỉ đơn thuần là phương pháp tạo hình màsản phẩm của quá trình này còn mang đậm tính nghệ thuật, các yếu tố về màu sắc, hình ảnh, độđậm nhạt của chi tiết thông qua quá trình quấn, cuộn, hấp hơi, xả sẽ tạo ra những hiêu ứng đặcbiệt và mang tính độc bản. Tuy nhiên phương pháp này cũng mang một số nguyên tắc cần đượcthực hiện nghiêm túc để đảm bảo được tính bền của màu và họa tiết sau khi kết thúc quy trình in. Trong phạm vi của bài viết này, tác giả thực h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị Hội nghị các nhà khoa học trẻ Quản lý giáo dục đại học Trích xuất màu tự nhiên Màu tự nhiên từ lá cây Kỹ thuật in sinh thái Màu nhuộm thực vậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 63 0 0
-
Đồ án tốt nghiệp Công nghệ thông tin: Xây dựng Website trường Cao đẳng Du lịch Hải Phòng
89 trang 31 0 0 -
Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng trường trong các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam
7 trang 26 0 0 -
3 trang 25 0 0
-
Giải pháp hoàn thiện marketing online tại Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển VNO
5 trang 24 0 0 -
Xây dựng khung pháp lý phát triển du lịch xanh - Du lịch bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh
7 trang 23 0 0 -
9 trang 21 0 0
-
8 trang 19 0 0
-
Hoàn thiện khung pháp lý về người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi
7 trang 18 0 0 -
9 trang 17 0 0