Danh mục

Nghiên cứu triết học BÀN VỀ PHẠM TRÙ VẬT CHẤT CỦA V.I.LÊNIN

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.19 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết “Phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán””, tiến sĩ Phạm Văn Chung đã cố gắng làm rõ thêm định nghĩa vật chất của V.I.Lênin, song đó mới chỉ là sự cảm nhận và khi luận giải đã không tránh khỏi những nhầm lẫn, luẩn quẩn trong việc thể hiện ý tưởng của mình. Với mục đich trao đổi ý kiến của mình với tiến sĩ Phạm Văn Chung, trong bài viết này, tác giả đã cố gắng vạch ra...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu triết học " BÀN VỀ PHẠM TRÙ VẬT CHẤT CỦA V.I.LÊNIN "BÀN VỀ PHẠM TRÙ VẬT CHẤT CỦA V.I.LÊNIN (*)NGUYỄN HUY CANH (**)Trong bài viết “Phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong“Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán””, tiến sĩ Phạm VănChung đã cố gắng làm rõ thêm định nghĩa vật chất của V.I.Lênin, song đómới chỉ là sự cảm nhận và khi luận giải đã không tránh khỏi những nhầm lẫn,luẩn quẩn trong việc thể hiện ý tưởng của mình. Với mục đich trao đổi ý kiếncủa mình với tiến sĩ Phạm Văn Chung, trong bài viết này, tác giả đã cố gắngvạch ra những nhầm lẫn, luẩn quẩn mà tiến sĩ Phạm Văn Chung đã mắc phảikhi luận giải định nghĩa vật chất của V.I.Lênin.1. Nhận dạng định nghĩaTrong khi phê phán chủ nghĩa Makhơ có nguồn gốc từ chủ nghĩa duy tâm chủquan và nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng lý luận trong vật lý học,V.I.Lênin đã bảo vệ và phát triển triết học Mác. Công lao của ông được ghinhận bởi một phát hiện nổi tiếng, khi đưa ra quan niệm về vật chất bằng địnhnghĩa sau: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quanđược đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chéplại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.Quan niệm này của V.I.lênin đã được nhiều học giả mácxít bàn luận và về cơbản, là đúng đắn, chính xác. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chếcần phải được làm rõ.Bài viết của tiến sĩ Phạm Văn Chung, theo tôi, là một phát hiện ra những hạnchế đó, mặc dù phát hiện này mới chỉ là sự cảm nhận.Vì chưa đạt đến trình độ nhận thức triết học về những hạn chế đó, nên tác giảPhạm Văn Chung đã mắc phải những nhầm lẫn, luẩn quẩn trong việc thể hiệný tưởng của mình.Trước hết chúng ta hãy nói một đôi điều về khái niệm.Khái niệm (phạm trù) là hình thức phản ánh chủ quan, biểu hiện chủ quantính bản chất của đối tượng. Những tính chất đặc trưng, những thuộc tính cơbản có tính bản chất của đối tượng được phản ánh, được ghi nhận trực tiếpbởi định nghĩa khái niệm.Do vậy, có thể nói, định nghĩa khái niệm là nội dung, là bộ mặt của kháiniệm, là lời giải thích trực tiếp cho khái niệm. Nhưng nó cũng đồng thờinhằm trực tiếp nói về đối tượng mà khái niệm phản ánh. Dù là khái niệm ấyđược con người xây dựng bằng cách nào đi chăng nữa (trực tiếp hay gián tiếp,đường vòng hay đường thẳng) thì nội dung của nó được chỉ ra trong địnhnghĩa cũng là nhằm trực tiếp nói về đối tượng ấy chứ không bao giờ là một sựgián tiếp như tác giả đã hiểu.Lấy lại một ví dụ trong toán học mà tác giả đã có ý đưa ra – “Hình thang làmột tứ giác có hai cạnh đối song song”.Ở những loại định nghĩa này, tác giả mới chỉ nhìn thấy khái niệm là sự phảnánh, biểu hiện trực tiếp, nói trực tiếp, nhằm chính diện vào đối tượng tronghiện thực mà không thấy rằng, nội dung ấy còn là lời giải thích cho hìnhthang với tư cách sản phẩm của quá trình tư duy, quá trình nhận thức. Hai tưcách này của hình thang (cũng như của vật chất) có một sự khác biệt nhau -đó là điều ai cũng biết. Nhưng từ đó, không cho phép chúng ta đánh mất đitính thống nhất, đồng nhất giữa chúng. Do chỉ nhìn thấy sự khác nhau, sự đốilập không thể vượt qua được, nên tác giả (P.V.C) đã không nhìn thấy được cáimột trong cách phát biểu mà chúng ta sẽ phân tích dưới đây.Có một điều xin được bổ sung. Khi phát biểu về định nghĩa hình thang, ngườita không đưa thêm vào cụm từ “một khái niệm toán học dùng để chỉ”. Điềunày, theo tôi, chỉ làm cho định nghĩa thêm dài dòng, rối rắm và không cầnthiết. Bởi vì hình thang là một vật của trừu tượng toán học, là sản phẩm của tưduy trừu tượng hay là một phức hợp cảm giác, cảm tính, kinh nghiệm là điềukhông quan trọng đối với họ và đó cũng không phải là nhiệm vụ mà toán họcphải quan tâm giải quyết.Trở lại định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin, chúng ta dẫn ra ở đây hai địnhnghĩa:- “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đượcđem lại cho con người trong cảm giác… ” (1).- “Vật chất là một thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong cảmgiác” (2).Tác giả (P.V.C) đã có sự phân chia, tách rời các định nghĩa trên thành haidạng. Theo tác giả, ở định nghĩa dạng (1), V.I.Lênin (chỉ) giải thích trực tiếp,nói trực tiếp về vật chất với tư cách một vật trong tư duy, một trừu tượng triếthọc. Còn ở định nghĩa dạng (2) mới là sự giải thích trực tiếp, chính diện vềvật chất.Chúng ta thấy rằng, ở định nghĩa dạng (1), nội dung “… dùng để chỉ thực tạikhách quan được đem lại cho con người trong cảm giác …, và tồn tại khônglệ thuộc vào cảm giác” sẽ là cái gì nếu không phải là những biểu hiện chủquan, phản ánh chủ quan (trực tiếp, chính diện) thuộc tính cơ bản, tính bảnchất của đối tượng vật chất trong hiện thực.Việc V.I.Lênin khẳng định “vật chất là một phạm trù triết học” là xuất phát từtính lịch sử của vấn đề - điều này thì tác giả hiểu rất rõ.Ở định nghĩa dạng (2), tác giả cho rằng, đây mới là định nghĩa trực tiếp, rõràng về vật chất với tư c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: