Danh mục

NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC: SỰ THỐNG NHẤT GIỮA ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.19 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa đấu tranh giai cấp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở Việt Nam theo hai nội dung: 1) Hồ Chí Minh nghiên cứu, nhận thức sâu sắc bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề đấu tranh giai cấp và đoàn kết giai cấp, dân tộc, quốc tế; 2) Hồ Chí Minh phân tích một cách cụ thể mối quan hệ giữa các giai tầng trong xã hội...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC:" SỰ THỐNG NHẤT GIỮA ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH " Luận văn NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC: SỰ THỐNGNHẤT GIỮA ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH SỰ THỐNG NHẤT GIỮA ĐẤU TRANH GIAI CẤP VÀ XÂY DỰNG KHỐIĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍMINHNGUYỄN VĂN THẾ (*)Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra và phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh vềsự thống nhất giữa đấu tranh giai cấp và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dânở Việt Nam theo hai nội dung: 1) Hồ Chí Minh nghi ên cứu, nhận thức sâu sắcbản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn đề đấutranh giai cấp và đoàn kết giai cấp, dân tộc, quốc tế; 2) Hồ Chí Minh phântích một cách cụ thể mối quan hệ giữa các giai tầng trong x ã hội và chủ độngkết hợp đấu tranh giai cấp với xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, khôngtuyệt đối hoá hoặc xem nhẹ mặt nào trong suốt quá trình cách mạng ViệtNam. Trên cơ sở đó, tác giả đã khẳng định giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minhvề vấn đề này trong tình hình hiện nay.Thời gian vừa qua đã xuất hiện những quan điểm sai trái, lệch lạc và cảnhững quan điểm thù địch nhằm xuyên tạc, phủ nhận quan điểm của chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa đấu tranh giai cấpvà đại đoàn kết dân tộc. Trong đó, nổi lên là quan điểm cho rằng, trong điềukiện hiện nay, nói tới đấu tranh giai cấp là bảo thủ, lạc hậu, là gây nên sự chiarẽ, phân hoá nội bộ… làm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc. Bằng sự lập luậnmột cách phiến diện, thiếu khách quan, phản khoa học, một số người đã điđến kết luận rằng, giữa đấu tranh giai cấp và đại đoàn kết dân tộc là hai mặtluôn loại trừ nhau, xét cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Theo họ, hiệnnay, chúng ta cần phải từ bỏ giáo điều về đấu tranh giai cấp để tập trung vàocủng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế. Do vậy,có thể nói, việc nâng cao nhận thức khoa học về sự thống nhất giữa đấu tranhgiai cấp và đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh để qua đó, gópphần đấu tranh phòng, chống những quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay là một vấnđề khoa học, có ý nghĩa chính trị - thực tiễn cấp thiết.1. Hồ Chí Minh nghiên cứu, nhận thức sâu sắc bản chất cách mạng, khoa học củachủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề đấu tranh giai cấp và đoàn kết giai cấp, dân tộc,quốc tế.Sinh thời, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã bàn nhiều về đấutranh giai cấp và chỉ rõ những cái mới trong lý luận về vấn đề này. Điều đángnói là, do nhu cầu của thực tiễn lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã tập trungnhấn mạnh đấu tranh giai cấp, coi đó là động lực trực tiếp của lịch sử. Nhưngcác ông không bao giờ xem đấu tranh giai cấp là mục đích, là công cụ vạnnăng, duy nhất để giải quyết mâu thuẫn xã hội, mà đó chỉ là phương tiện đểgiải phóng giai cấp, giải phóng con người. Quan điểm đấu tranh giai cấp củachủ nghĩa Mác - Lênin mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Về vấn đề đoànkết giai cấp, dân tộc và quốc tế, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênincũng đã đưa ra những chỉ dẫn quý báu. Đoàn kết giai cấp, dân tộc, quốc tếphải theo lập trường giai cấp công nhân, lấy sự thống nhất về những lợi íchcăn bản làm cơ sở để đoàn kết, tập hợp các lực lượng cách mạng và phân hoá,cô lập các lực lượng thù địch. Trong quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,đấu tranh giai cấp và liên minh giai cấp, đoàn kết giai cấp, dân tộc và quốc tếlà những cái không hoàn toàn đối lập nhau.Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, nắm vững thực chất của những vấn đề mang ýnghĩa phương pháp luận trong lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về đấu tranhgiai cấp và đoàn kết giai cấp, dân tộc và quốc tế. Ngay từ khi còn học ở Đạihọc Phương Đông, Hồ Chí Minh đã được học tập “nguyên lý đấu tranh giaicấp”. Đây là một trong những nội dung quan trọng mà nhà trường giảng dạycho cán bộ cách mạng. Gắn lý luận với thực tiễn, Người đã nghiên cứu, khảosát các cuộc đấu tranh giai cấp tiêu biểu trên thế giới. Từ đó, Người đã phêphán quan điểm sai trái về đấu tranh giai cấp, về “lý luận hợp tác giai cấp”của những người theo chủ nghĩa cải lương - một trào lưu chính trị trongphong trào công nhân, đối lập với chủ nghĩa Mác.Hồ Chí Minh luôn nhất quán quan điểm duy vật lịch sử, coi đấ u tranh giai cấpchỉ là phương tiện để đạt mục đích giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp vàgiải phóng con người. Đối với cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, tầng lớptrong nội bộ nhân dân, Người chỉ rõ mục đích của cuộc đấu tranh này khôngphải để loại trừ, gạt bỏ những người sai trái, tội lỗi (dù họ thuộc thành phầngiai cấp, tầng lớp nào trong xã hội), mà đấu tranh bằng những hình thức phùhợp để cải tạo, hạn chế mặt tiêu cực, phát triển mặt tích cực, góp phần vàoxây dựng và hoàn thiện con người. Nổi bật trong phương pháp tư tưởng c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: