Danh mục

Nghiên cứu triết học Y ĐỨC VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đã phân tích và chỉ ra vai trò của y đức thông qua sự trình bày và phân tích tư tưởng về y đức của các danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông; của Chủ tịch Hồ Chí Minh; của Bộ Y tế. Đồng thời, bài viết cũng trình bày và chỉ ra những mặt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác giảng dạy về y đức trong các trường ngành y. Qua đó, bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu triết học " Y ĐỨC VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y "Y ĐỨC VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC Y ĐỨC CHOSINH VIÊN NGÀNH YHOÀNG THỊ KIM OANH (*)Bài viết đã phân tích và chỉ ra vai trò của y đức thông qua sự trìnhbày và phân tích tư tưởng về y đức của các danh y Tuệ Tĩnh và HảiThượng Lãn Ông; của Chủ tịch Hồ Chí Minh; của Bộ Y tế. Đồngthời, bài viết cũng trình bày và chỉ ra những mặt được và những hạnchế còn tồn tại trong công tác giảng dạy về y đức trong các tr ườngngành y. Qua đó, bài viết đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệuquả công tác giáo dục y đức cho sinh viên các trường ngành y.Mỗi sinh viên ngành y không chỉ là một nhà trí thức tương lai, màcòn là một y, bác sĩ tương lai. Do đó, đối với sinh viên ngành y, giỏiy thuật thôi chưa đủ, còn phải có một y đức sáng nữa. Song, y đứcsáng không phải là một cái gì đó có sẵn trong mỗi y, bác sĩ tương lai.Cũng không phải chỉ đến khi trở thành một y, bác sĩ thực thụ thì sinhviên ngành y mới biết thế nào là y đức. Trái lại, y đức là kết quả củamột quá trình học tập, trau dồi và rèn luyện từ khi người sinh viênngành y còn ngồi trên ghế giảng đường.Trong lịch sử y học Việt Nam, các bậc danh y đều cho rằng, y đứcquan trọng không kém gì y thuật. Trong số đó, chúng ta phải kể đếnTuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720– 1791). Các ông không chỉ là các bậc danh y, mà còn là những nhàtư tưởng lớn về y đức. Các ông rất chú trọng xây dựng và truyền đạty đức. Như Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, trong suốt cuộc đờirèn luyện và phục vụ y học, ông luôn tự nhắc nhở mình phải “tiếnđức, tu nghiệp”. Tiến đức là mỗi ngày phải rèn luyện cho toàn thiện,toàn mỹ đạo đức của người hành nghề y. Tu nghiệp là hàng ngàyphải chăm chỉ học tập cho y thuật ngày càng giỏi. Đối với HảiThượng Lãn Ông, đạo làm thuốc không chỉ bó hẹp trong phạm vichuyên môn nghề nghiệp, mà còn bao hàm cả đạo đức nghề nghiệp.Y thuật phải gắn liền với y đức. Thấm nhuần chủ nghĩa nhân đạotrong nghề y, Hải Thượng Lãn Ông cho rằng, một người thầy thuốcchân chính không những phải có kiến thức vững vàng về chuyênmôn, mà còn phải tự xác định cho mình những quy chuẩn đạo đứcđúng đắn, đó là ý nghĩa đích thực của đạo làm thuốc và cũng là bíquyết để xây dựng và phát triển nghề y. Ông viết: “Suy nghĩ thật sâuxa tôi hiểu rằng thầy thuốc là bảo vệ sinh mạng cho con người, sốngchết một tay mình nắm, họa phúc một tay mình giữ. Thế thì đâu cóthể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồnkhông rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòicái nghề cao quý đó chăng”(1). Theo đó, có thể thấy rằng, HảiThượng Lãn Ông quan niệm bổn phận của người thầy thuốc khôngdừng lại ở một đạo đức thông thường. Mà hơn thế, bổn phận củangười thầy thuốc còn thể hiện ra trong toàn bộ các quan hệ đối vớinghề nghiệp; từ khả năng nhận thức chuyên môn tới quan niệm vềmục đích nghề nghiệp và thái độ đối với người bệnh, với đồngnghiệp, đặc biệt là bổn phận của người thầy thuốc trước sự cơ cựccủa người bệnh nghèo, những người thiếu may mắn trong xã hộiđương thời. Ông gọi đó là y đạo. Bởi theo ông, đó là tư chất đíchthực của người thầy thuốc. Coi tư chất đó là Nhân, Minh, Trí, Đức,Thành, Lượng, Khiêm, Cần, ông cho rằng, y học không chỉ là mộtkhoa học, mà còn là một nghề rất thanh cao. Cho nên, người thầythuốc phải biết giữ gìn phẩm chất của mình, không được vụ lợi.Trong Y huấn cách ngôn, ông viết: “Đạo làm thuốc là một nhânthuật, chuyên bảo vệ sinh mạng con người. Phải lo cái lo của người,vui cái vui của người. Chỉ lấy việc cứu mạng sống cho người bệnhlàm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi, kể công”(2).Kế thừa truyền thống y đức của ông cha ta, tiếp thu tinh hoa y đứcnhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi vàrèn luyện y đức. Người đã nhiều lần gửi thư và trực tiếp gặp, thămcác cơ sở y tế, bày tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phẩmchất của người thầy thuốc. Người đã tặng cán bộ, nhân viên ngành ydanh hiệu: “Thầy thuốc như mẹ hiền”. Danh hiệu đó vừa là sự đánhgiá cao của Người đối với những đóng góp của ngành y, vừa là một yêucầu của Người đối với mỗi cán bộ y tế về y đức. Sở dĩ như vậy vì, nghềy là một nghề rất đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và sinhmạng của con người. Đó cũng là lý do sinh viên ngành y được đào tạorất lâu, rất kỹ, giai đoạn đầu ít nhất là 6 năm ở trường đại học, sau đóphải học thêm 3 - 4 năm mới có thể trở thành một người thầy thuốc cóđủ năng lực.Thấm nhuần tư tưởng về y đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quán triệtsâu sắc những quan điểm về giáo dục đạo đức của Đảng ta, Bộ Y tếđã ra Chỉ thị thực hiện 12 điều y đức trong toàn ngành, coi giáo dụcđạo đức nghề y là một trong những nội dung giáo dục cơ bản trongcác trường thuộc ngành y. Thực hiện Chỉ thị đó, các trường đại học,cao đẳng thuộc ngành y đều chú trọng đến việc giáo dục đạo đứcnghề y cho sinh viên. Tất cả các trường này trong cả nước ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: