Nghiên cứu truyện cổ từ góc nhìn lịch sử xã hội là một trong những phương pháp tiếp cận truyện cổ hiệu quả của học giả thế giới. Với quan niệm truyện cổ phản ánh hiện thực, các nhà nghiên cứu khám phá các khía cạnh khác nhau của hiện thực được tái hiện trong truyện cổ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu truyện cổ từ góc nhìn lịch sử xã hội và trường hợp cô bé tro bếp (Aschenputtel)JOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 15-20This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2016-0003NGHIÊN CỨU TRUYỆN CỔ TỪ GÓC NHÌN LỊCH SỬ XÃ HỘIVÀ TRƯỜNG HỢP CÔ BÉ TRO BẾP (ASCHENPUTTEL)Ôn Thị Mỹ LinhKhoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Thái NguyênTóm tắt. Nghiên cứu truyện cổ từ góc nhìn lịch sử xã hội là một trong những phương pháptiếp cận truyện cổ hiệu quả của học giả thế giới. Với quan niệm truyện cổ phản ánh hiệnthực, các nhà nghiên cứu khám phá các khía cạnh khác nhau của hiện thực được tái hiệntrong truyện cổ. Vận dụng lí thuyết của phương pháp tiếp cận lịch sử xã hội, bài viết đi sâutìm hiểu hệ quy tắc ứng xử và hệ giá trị xã hội được bộc lộ qua các mối quan hệ liên cánhân trong Cô bé tro bếp. Cô bé tro bếp thuộc type truyện số 510A, có mặt trong hầu hếtkho tàng truyện cổ các nước. Bản kể của anh em nhà Grimm, thông qua sự xung đột phứctạp của mối quan hệ dì ghẻ - con chồng đã nhấn mạnh hiện thực của xã hội phong kiến phụquyền, đồng thời thổi vào câu chuyện bầu không khí lãng mạn của nước Đức thế kỉ XIX.Từ khóa: Truyện cổ Grimm, trường phái lịch sử - xã hội, Cô bé tro bếp.1.Mở đầuCông việc sưu tầm truyện cổ tích của Jacob Grimm (1785 - 1863) và Wilhelm Grimm (1786- 1859) diễn ra trong bối cảnh nước Đức bị chia cắt với hàng trăm bang nhỏ; chủ nghĩa lãng mạnđang dần định hình với nhiều cuộc vận động của học giả, nghệ sĩ, nhà văn hóa nhằm khôi phụctinh thần dân tộc toàn vẹn, xây dựng một nước Đức thống nhất về phương diện văn hóa. Sưu tầmthơ ca dân gian nổi lên như một trào lưu ở Đức lúc bấy giờ, với những tên tuổi lớn như JohannGottfried Herder, Archim von Arnim và Clemens Brentano.Tinh thần thời đại, dự định của Arnim và Brentano đã đưa Jacob và Wilhelm đến với conđường sưu tầm truyện cổ. Tập Truyện kể trong nhà và cho trẻ nhỏ (Kinder und Hausm¨archen) đượcJacob Grimm (1785 -1863) và Wilhelm Grimm (1786 -1859) xuất bản lần đầu tiên vào năm 1812.Kể từ đó, truyện cổ Grimm luôn là cuốn sách được yêu thích và bán chạy ở Đức, sau Kinh Thánh.Truyện Grimm cũng là đối tượng nghiên cứu hấp dẫn của học giả Mỹ và châu Âu. Các nhà Grimmhọc đã tìm cách giải mã những câu chuyện kể của anh em nhà Grimm bằng nhiều cách khác nhau,trong đó có nỗ lực của trường phái lịch sử xã hội.Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến lí thuyết về nghiên cứu truyện cổ từ góc nhìn củatrường phái lịch sử xã hội và vận dụng lí thuyết đó vào nghiên cứu một trường hợp cụ thể: truyệncổ Cô bé tro bếp (Aschenputtel) hay còn có tiêu đề dịch quen thuộc hơn với độc giả Việt Nam Côbé lọ lem.Ngày nhận bài: 15/12/2015. Ngày nhận đăng: 10/3/2016Liên hệ: Ôn Thị Mỹ Linh, e-mail: onmylinh@gmail.com15Ôn Thị Mỹ Linh2.2.1.Nội dung nghiên cứuTừ góc nhìn lịch sử xã hộiĐể tìm hiểu ý nghĩa của truyện cổ, các học giả của khuynh hướng lịch sử xã hội đặt truyệncổ trong ngữ cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa. Các nhà nghiên cứu này coi truyện cổ là sản phẩmcủa hoàn cảnh lịch sử xã hội, do đó, truyện cổ phản ánh các điều kiện, giá trị, tín ngưỡng, vấn đềxã hội, chính trị và hệ tư tưởng của dân tộc ở thời điểm nhất định. Họ thừa nhận truyện cổ phảnánh hiện thực, dù mỗi nhà nghiên cứu nhấn mạnh vào một khía cạnh khác nhau của hiện thực.Lutz R¨ohrich, trong cuốn Truyện cổ và hiện thực (1959), nhận định: “Truyện cổ phản chiếu hiệnthực nơi mà chúng được tạo ra, nhân vật và khung cảnh được xây dựng trên cơ sở những con ngườithực và môi trường văn hóa của họ” [5;887]. Eugen Weber giải thích rõ hơn, truyện cổ phản ánhđiều kiện sống của người kể chuyện và người nghe [10;96]. Như vậy theo Weber, điều kiện lịch sửxã hội văn hóa - môi trường sống của người kể chuyện và người nghe chi phối tới việc lựa chọn,hình thành các chi tiết trong truyện cổ. Trong công trình nghiên cứu truyện cổ vùng Schleswig Holstein của mình, Margarethe Wilma Sparing cho rằng để hiểu được ý nghĩa của truyện cổ cầntrả lời hai câu hỏi: Truyện cổ phản chiếu nhận thức của con người về hiện thực đến mức độ nào?Những khía cạnh nào của thế giới quan được đề cập tới trong truyện cổ tích? Nhà nghiên cứu nhậnđịnh, thông qua việc phân tích các mối quan hệ liên cá nhân trong truyện cổ tích, người đọc cóthể nhận ra quan niệm về con người và tự nhiên được chuyển tải trong đó [8;36-46]. Hiện thựctheo Sparing chính là hiện thực về các mối quan hệ trong gia đình, xã hội, tự nhiên và hiện thực tưtưởng. Cũng đặt truyện cổ trong ngữ cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, Bengt Holbek, nhà folklore họcngười Đan Mạch, cho rằng trong truyện cổ có những chi tiết tượng trưng cho thế giới thực, thế giớiđược trải nghiệm bởi người kể chuyện và người nghe kể chuyện. Theo Holbek, giải mã những chitiết biểu tượng này sẽ giúp người đọc hiểu được những vấn đề xã hội, những mơ ước và lí tưởngcủa một cộng đồng ở một thời điểm nhất định [6;435]. Robert Darnton, khi phân tích truy ...