Danh mục

Nghiên cứu ứng dụng một số giải pháp khoa học và công nghệ phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở khu vực miền núi phía Bắc

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 776.71 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc xây dựng được giải pháp khoa học và công nghệ phát triển hệ thống nông lâm kết hợp bền vững có hiệu quả kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân phục vụ xây dựng nông thôn mới khu vực miền núi phía Bắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ứng dụng một số giải pháp khoa học và công nghệ phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở khu vực miền núi phía Bắc Thông tin chung Tên Đề tài/Dự án: Nghiên cứu ứng dụng một số giải pháp khoa học và công nghệ phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở khu vực miền núi phía bắc Thời gian thực hiện: 2013-2015 Cơ quan chủ trì: Viện KHKTNông lâm nghiệp miền núi phía Bắc Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Hữu La ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Trong chiến lược Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa của Đảng và nhà nước ta, CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước, sản xuất nông lâm nghiệp vùng miền núi phía Bắc đã có sự tăng trưởng khá, cơ bản giải quyết được vấn đề an ninh lương thực, bắt đầu hình thành những vùng sản xuất hàng hoá, vốn rừng từng bước được phục hồi và phát triển. Đạt được những thành tựu đó phải kể đến hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật (TBKT) đã được nghiên cứu đề xuất và chuyển giao rộng ra sản xuất. Các cây lương thực chính như lúa, ngô đã có những bước chuyển nhanh, trong khi sản xuất các loại cây trồng khác cũng được đẩy mạnh như cà phê, chè, sắn, cây lấy củ, đậu đỗ, và gần đây nhất là cây cao su; các tiến bộ trong canh tác đất dốc bền vững vùng cao được nghiên cứu và áp dụng ngày càng rộng rãi. Tuy nhiên, vùng miền núi phía Bắc vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của Vùng như: tỷ lệ nghèo đói vẫn còn cao; sản xuất còn mang nặng tính tự túc, tự cấp; nhiều loại tài nguyên đã bị khai thác quá mức; nạn đốt rừng làm nương vẫn còn; cơ cấu cây trồng tuy có chuyển biến nhưng tình trạng độc canh vẫn còn; ứng dụng TBKT vào nông lâm nghiệp còn chậm, quy mô chưa lớn;.... Với đặc điểm có độ dốc lớn, dễ bị xói mòn, rửa trôi, lại mất đi thảm thực vật che phủ, phần lớn diện tích đất trồng cây nông nghiệp đã không còn màu mỡ và dần bị hoang hóa. Năng suất cây trồng thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu của con người. Cứ mãi phá rừng mở nương không phải là biện pháp tích cực. Vấn đề cần đặt ra là tìm lời giải cho việc nâng cao hiệu quả canh tác trên đất đang có rừng bằng sự trồng cây nông nghiệp kết hợp với cây lâm nghiệp. Đây là biện pháp canh tác bền vững, mang lại lợi ích thiết thực để tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ đất chống sói mòn rửa trôi, và tạo công việc làm cho người nông dân. Nông lâm kết hợp còn khai thác được những lợi thế tự nhiên các hệ sinh thái khác nhau, đặc biệt lợi thế về tiểu vùng sinh thái và cây trồng bản địa cho ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, phù hợp cho từng vùng. 808 Để phát triển hệ thống nông lâm kết hợp bền vững và có hiệu quả kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân phục vụ xây dựng nông thôn mới khu vực miền núi phía Bắc, cần thiết thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng một số giải pháp khoa học và công nghệ phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở khu vực miền núi phía Bắc”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng được giải pháp khoa học và công nghệ phát triển hệ thống nông lâm kết hợp bền vững có hiệu quả kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân phục vụ xây dựng nông thôn mới khu vực miền núi phía Bắc. 2.2. Mục tiêu cụ thể Đánh giá được thực trạng khoa học và công nghệ trong phát triển hệ thống nông lâm kết hợp bền vững của vùng Miền núi phía Bắc Xác định được các giải pháp khoa học công nghệ phù hợp cho mỗi loại đất dốc chủ yếu của Vùng: xác định được 03 cơ cấu cây trồng nông lâm kết hợp phù hợp trên mỗi loại đất dốc chủ yếu của 03 tiểu vùng sinh thái là; đề xuất được 03 quy trình kỹ thuật canh tác bền vững trong hệ thống nông lâm kết hợp cho một số cây trồng trên loại hình đất dốc chủ yếu. Trình diễn các kết quả nghiên ra sản xuất thông qua tập huấn và xây dựng 03 mô hình nông lâm kết hợp cho từng loại đất dốc phù hợp hiệu quả kinh tế tăng tối thiểu 15% so với cơ cấu cũ 3. Một số kết quả nghiên cứu chính 3.1. Tổng quan về nông lâm kết hợp bền vững ở vùng miền núi phía Bắc - Chuyên đề khái niệm nông lâm kết hợp và các nguyên tắc áp dụng: Chuyên đề đã đưa ra những khái niệm về hệ thống nông lâm kết hợp trên cơ sở kết hợp về sinh thái và kinh tế, trong đó có những khái niệm mới được hình thành và đang được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, được phát triển bởi các tổ chức nghiên cứu về nông lâm kết hợp như ICRAF. - Chuyên đề đánh giá các loài cây trồng được sử dụng trong các hệ thống nông lâm kết hợp và các điều kiện sinh thái để có thể áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp có hiệu quả và bền vững. Chuyên đề đã nêu lên thực trạng những cây trồng hiện đang được 809 khai thác, sử dụng trong các hệ thống canh tác vùng trung du, miền núi phía Bắc. Với điều kiện mỗi vùng khác nhau về kinh tế, trình độ nhận thức và nhu cầu cuộc sống, sự phức tạp của địa hình dẫn đến hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, đây vừa là khó khăn trong quá trình phát triển cây hàng hóa nhưng đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển cây đặc sản do lợi thế thiên nhiên mang lại. - Chuyên đề tổng quan các kết quả nghiên cứu về các hệ thống nông lâm kết hợp được áp dụng hiện nay và phân tích ưu nhược điểm của chúng. Chuyên đề cho thấy đã có nhiều tác giả nghiên cứu về NLKH. Các nghiên cứu này tiến hành trên những tiểu vùng khí hậu và địa lý khác nhau, qua đó cho thấy phong trào canh tác NLKH đang phát triển mạnh mẽ trong cả nước. Các hệ thống NLKH hiện nay theo xu hướng phục vụ mục tiêu phát triển hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tùy theo đặc điểm mỗi vùng mà có hệ thống phù hợp, mang lại hiệu quả cao. - Chuyên đề tác động của hệ thống nông lâm kết hợp đến kinh tế xã hội và môi trường. Chuyên đề nêu được những tác động tích cực của hệ thống NLKH đến kinh tế, xã hội và môi trường. Hệ thống vận hàn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: