Danh mục

Nghiên cứu ung thư tai: Lâm sàng - giải phẫu bệnh - điều trị tại bệnh viện tai mũi họng Thành phố Hồ Chí Minh (từ tháng 1/2002 đến tháng 4/2007)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 199.82 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu những đặc điểm về lâm sàng, giải phẫu bệnh của ung thư tai và cách thức điều trị tùy theo thể bệnh và giai đoạn tiến triển của ung thư của 33 ca ung thư tai tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trong 5 năm (từ tháng 1/2002 đến tháng 4/2007). Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu ung thư tai: Lâm sàng - giải phẫu bệnh - điều trị tại bệnh viện tai mũi họng Thành phố Hồ Chí Minh (từ tháng 1/2002 đến tháng 4/2007) NGHIÊN CỨU UNG THƯ TAI: LÂM SÀNG – GIẢI PHẪU BỆNH – ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (TỪ THÁNG 1/2002 ĐẾN THÁNG 4/ 2007) Lê Thị Hồng Hạnh*, Nguyễn Hữu Khôi**, Huỳnh Khắc Cường** Mục tiêu: Nghiên cứu những đặc điểm về lâm sàng, giải phẫu bệnh của ung thư tai và cách thức điều trị tùy theo thể bệnh và giai đọạn tiến triển của ung thư của 33 ca ung thư tai tại Bệnh viện Tai Mũi Họng trong 5 năm (từ tháng 1/2002 đến tháng 4/2007) Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng lọat ca với hồi cứu và tiền cứu và phân tích dữ kiện theo phương pháp thống kê y học. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận: - 20 ca tiến triển tốt, sống còn đến ngày hôm nay (61%), trong đó. 11 ca phẫu thuật và xạ trị (34%); 09 ca xạ trị (27%); 05 ca tử vong (15%); 08 ca (24%) theo dõi trong 1-2 năm đầu, sau đó không liên lạc được. Kết luận: Ung thư tai là bệnh hiếm gặp, chúng tôi có 33 ca trong 1036 ca ung thư đầu mặt cổ trong 5 năm (từ 2002 đến 2007) tại BVTMH.TP HCM tỉ lệ là 3%. Chẩn đoán muộn. Là carcinôm tế bào gai chủ yếu (88%). Điều trị bằng phẫu thuật và xạ trị. Tiên lượng xấu, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có phần khả quan với tỉ lệ sống còn là 61% từ 2 đến 4 năm và chúng tôi cần có thời gian để theo dõi thêm để đi đến kết luận sau./. ABSTRACT RESEACH OF THE EAR CANCER THE CLINICO-HISTOPATHOLOGY ASPECTS AND TREATMENT IN THE ENT HOSPITAL HCMC (FROM JAN 2001 TO APRIL 2007) Le Thi Hong Hanh, Nguyen Huu Khoi, Huynh Khac Cuong. * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 – 2008: 74 - 78 Objective: Observed the clinico-histopathology aspects of the ear cancer and treatment depends on the manifestation and the evolution of 33 cases of the ear cancer in ENT hospital HCMC (from Jan 2002 to April 2007) Study design: Descriptive study as case series with retrospective and perspective analysis. Results: 20 cases don’t have recurrent (61%); 11 cases: surgery and radiotherapy (34%); 09 cases: radiotherapy (27%); 05 cases mortality rate 15%; 08 cases not follow-up 24%. Conclusion: Rare disease, we have 33 cases / 1036 cases head and neck cancer (3%). Late diagnosis. Histopathology: Most of squamous cell carcinoma (88%). Treatment: surgegy and radiotherapy. Poor prognosis. However, the survival rate is 61% within 5 years. We need have time to follow-up before have the last conclusion./ ung thư vùng đầu cổ.Đối với ung thư tai tại Việt ĐẶT VẤN ĐỀ Nam có thể tình trạng viêm nhiễm, chảy mủ tai Trên thế giới các ung thư vùng đầu và cổ kéo dài, điều trị dai dẳng, làm tế bào vùng đó bị chiếm khoảng 10% của tất cả các loại ung thư, thoái hóa, dị sản, gây phát sinh ung thư(9). Trong đứng sau các ung thư đường tiêu hóa, phổi và trường hợp bệnh nhân không có tiền sử viêm tai các cơ quan niệu dục(7). Ở Mỹ ung thư đầu cổ thì ung thư có thể xuất phát từ biểu mô lát của chiếm tỉ lệ 5% của các loại ung thư. Riêng ung mặt ngoài màng nhĩ và xâm nhập vào thừng nhĩ thư tai hiếm gặp, chiếm khoảng 0,2% trong các * BV. Tai Mũi Họng TP. HCM ** Bộ môn Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược TP. HCM sau khi làm thủng màng nhĩ đi vào tai giữa(9). Do tính chất của ung thư tai dễ nhầm lẫn với viêm tai giữa, bệnh tai ngoài che lấp, nên bệnh nhân bị ung thư tai thường đến muộn, tiên lượng xấu. Chúng tôi ghi nhận trong 5 năm (từ tháng 1/2002 đến tháng 4/2007) tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM có khoảng 1.036 trường hợp ung thư đầu mặt cổ được nhập viện điều trị, tính trung bình mỗi năm có khoảng 207 trường hợp ung thư đầu mặt cổ (tỉ lệ 20%). Do đó chúng tôi có 33 ca ung thư tai ghi nhận trong 1.036 ca ung thư đầu mặt cổ, với tỉ lệ là 3%. Đầu cổ là khu vực khá phức tạp trong việc điều trị, ung thư vùng này xảy ra ở nhiều vùng và mỗi vùng có bệnh sử tự nhiên riêng biệt, với tần suất và vị trí di căn hạch rất thay đổi. Việc điều trị ung thư vùng đầu cổ qui tụ nhiều phương thức và phương pháp khác nhau cùng kết hợp. Việc kiểm soát bướu tại chỗ là vấn đề hàng đầu và xuất độ di căn xa tùy thuộc trực tiếp vào vấn đề này(10). Ở nhiều quốc gia trên thế giới, hầu hết bệnh nhân thường đến khám trong các giai đoạn bệnh tiến xa và có đến khoảng 65% bệnh nhân đã có di căn hạch và bệnh nhân có nhiều nguy cơ bị một ung thư thứ hai. Dù mức độ kiểm soát tại chỗ đã tăng lên do việc cải thiện các phương pháp điều trị tại chỗ và tại vùng, nhưng xuất độ sống còn sau 5 năm vẫn không có thay đổi đáng kể trong những thập niên gần đây vì sự xuất hiện thường xuyên của các ung thư thứ 2, các di căn xa và sự kết hợp các bệnh mạn tính. Phần lớn các ung thư đầu cổ là bướu của biểu mô: 90% là carcinôm tế bào gai. Các loại mô học khác gồm có limphôm, bướu trụ, và một số ít bướu tương bào, sarcôm và mêlanôm(10). Tiên lượng bệnh tùy thuộc một phần vào độ ăn lan tại chỗ, nhưng cũng còn tùy thuộc hơn nữa vào sự xâm nhiễm hạch vùng. Đối với một khối bướu ở vị trí nào đó, thì tỉ lệ sống còn 5 năm là vào khoả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: