Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Bắc
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 308.68 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày kinh nghiệm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của một số nước trong khu vực; Thực trạng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Bắc; Những giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Bắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Bắc Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP VÙNG TÂY BẮC Trần Anh Tuấn Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ Email: trananhtuan150178@gmail.com Tóm tắt: Vùng Tây Bắc (bao gồm 4 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) chiếm 11,28 % diện tích cả nước, với hơn 50 % dân số đồng bào các dân tộc. Đây là vùng đang còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, chất lượng nguồn lực hạn chế, trình độ dân trí thấp, tập quán sản xuất lạc hậu, lao động chủ yếu trong nông nghiệp và phần lớn chưa qua đào tạo, địa hình chia cắt, hạ tầng cơ sở chưa phát triển,… Để phát triển kinh tế - xã hội và tăng thu nhập cho người dân, ngoài việc phát huy mạnh mẽ những thế mạnh của vùng dựa trên lợi thế sẵn có về tự nhiên cần giải quyết một cách đồng bộ những khó khăn trong sản xuất, đặc biệt là vấn đề thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp nhằm giúp người nông dân tránh được tình trạng “được mùa rớt giá, được giá thì mất mùa” do thị trường tiêu thụ chưa được thiết lập bền vững, phương thức tổ chức thị trường còn hạn chế. Để vượt qua những khó khăn, thách thức đó, bên cạnh sự nỗ lực của người dân vùng Tây Bắc là sự hỗ trợ của chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu “Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Bắc” là hết sức cần thiết và đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người nông dân vùng Tây Bắc. Từ khóa: Thị trường, sản phẩm nông nghiệp, vùng Tây Bắc. 1. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước muộn hơn các nước khác trong khu vực. Vì vậy, cần thiết phải tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi và đúc kết các kinh nghiệm nhằm lựa chọn và xây dựng cho mình con đường riêng, hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Mặc dù theo chính sách tăng cường hợp tác chung, nhưng mỗi nước đều có chiến lược riêng phát triển kinh tế nông nghiệp của mình. Kinh nghiệm của các nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc về các lĩnh vực: cơ cấu mặt hàng sản xuất, thị trường tiêu thụ, giống cây trồng, đa dạng chủng loại, lập trung tâm tiêu thụ, hợp tác xã tiêu thụ, mạng lưới trung gian và vai trò quản lý Nhà nước. 1.1. Malaysia Malaysia đã tiến hành xây dựng chính sách phát triển thị trường nông sản, theo đó chú trọng tổng hợp 4 vấn đề chính: Thứ nhất, trong phát triển nông nghiệp không lấy lương thực làm trọng tâm mà tập trung chú trọng đến phát triển các sản phẩm có tính chất hàng hóa quy mô lớn như: cây công nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và hướng vào xuất khẩu, ví dụ: cao su, cọ dầu và cô ca. Đối với việc chế biến, tập trung vào xây dựng các nhà máy với thiết bị và công nghệ hiện đại vào chế biến các mặt hàng xuất khẩu đảm bảo chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Với các sản phẩm tiêu thụ nội địa thì kết hợp cả hiện đại và thủ công với các máy móc công suất nhỏ, cơ động tập trung vào các ngành chế biến: gạo, bột ngô, chế biến sắn, đậu tương, thức ăn gia súc,... Thứ hai, phát triển các ngành nghề công nghiệp ở nông thôn. Malaysia tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào vùng nông thôn, giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ nghiên cứu giống mới, cho phép tư nhân xuất khẩu trực tiếp các loại giống cây trồng mới có năng suất cao. Chính phủ tiếp tục duy trì các đồn điền lớn để phát triển hàng hóa nông sản, thu hút lao động, duy trì mối liên hệ thương mại với nước ngoài. Thứ ba, phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân/doanh nghiệp phát huy khả năng tự đầu tư của mình, vì vậy đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp từ khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ cao, gần 50 % tổng mức đầu tư cho phát triển nông thôn. Hiện nay, Malaysia có cơ sở hạ tầng rất phát triển, nhất là giao thông với 75 % tổng chiều dài là đường trải nhựa, 15 % là đường cao tốc, tạo điều kiện cho việc lưu chuyển hàng hóa nông sản. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển thị trường 507 tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Bắc 1.2. Thái Lan Ngay từ những năm 1960, Thái Lan đã có kế hoạch trở thành một nền kinh tế công nghiệp - dịch vụ hiện đại. Vì vậy, trong lĩnh vực phát triển thị trường cho sản phẩm nông nghiệp Thái Lan coi trọng hai vấn đề cơ bản: a) Ưu tiên phát triển thị trường nông thôn với việc lập Quỹ Phát triển nông thôn nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. b) Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất sản phẩm nông sản xuất khẩu. Từ những năm 1980 trở đi, Chính phủ Thái Lan rất chú trọng tới phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, xuất khẩu và phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ tại các vùng nông thôn để cân đối sự phát triển giữa các vùng, phục vụ cho sự công nghiệp hóa. Thái Lan cũng coi trọng việc cơ giới hóa nông thôn, mức độ cơ giới hóa hiện nay của Thái Lan đạt trên 90 % với đất lúa, 85 % với đất trồng đậu tương và 100 % đối với đất trồng mía. Nhờ vào hiện đại hóa được nền nông nghiệp nên năng suất của hầu hết các loại nông sản của Thái Lan đều cao hơn Việt Nam dẫn đến giá thành sản phẩm rẻ hơn, đặc biệt là trái cây rẻ hơn Việt Nam từ 10 - 50 % đối với các loại trái cây có tiềm lực xuất khẩu chính. Ở Thái Lan, các hộ sản xuất nông nghiệp còn có xu hướng liên kết với nhau để lập ra các hợp tác xã tiêu thụ nhằm nâng ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Bắc Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP VÙNG TÂY BẮC Trần Anh Tuấn Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ Email: trananhtuan150178@gmail.com Tóm tắt: Vùng Tây Bắc (bao gồm 4 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) chiếm 11,28 % diện tích cả nước, với hơn 50 % dân số đồng bào các dân tộc. Đây là vùng đang còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, chất lượng nguồn lực hạn chế, trình độ dân trí thấp, tập quán sản xuất lạc hậu, lao động chủ yếu trong nông nghiệp và phần lớn chưa qua đào tạo, địa hình chia cắt, hạ tầng cơ sở chưa phát triển,… Để phát triển kinh tế - xã hội và tăng thu nhập cho người dân, ngoài việc phát huy mạnh mẽ những thế mạnh của vùng dựa trên lợi thế sẵn có về tự nhiên cần giải quyết một cách đồng bộ những khó khăn trong sản xuất, đặc biệt là vấn đề thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp nhằm giúp người nông dân tránh được tình trạng “được mùa rớt giá, được giá thì mất mùa” do thị trường tiêu thụ chưa được thiết lập bền vững, phương thức tổ chức thị trường còn hạn chế. Để vượt qua những khó khăn, thách thức đó, bên cạnh sự nỗ lực của người dân vùng Tây Bắc là sự hỗ trợ của chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu “Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Bắc” là hết sức cần thiết và đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của người nông dân vùng Tây Bắc. Từ khóa: Thị trường, sản phẩm nông nghiệp, vùng Tây Bắc. 1. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG KHU VỰC Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước muộn hơn các nước khác trong khu vực. Vì vậy, cần thiết phải tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi và đúc kết các kinh nghiệm nhằm lựa chọn và xây dựng cho mình con đường riêng, hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Mặc dù theo chính sách tăng cường hợp tác chung, nhưng mỗi nước đều có chiến lược riêng phát triển kinh tế nông nghiệp của mình. Kinh nghiệm của các nước như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc về các lĩnh vực: cơ cấu mặt hàng sản xuất, thị trường tiêu thụ, giống cây trồng, đa dạng chủng loại, lập trung tâm tiêu thụ, hợp tác xã tiêu thụ, mạng lưới trung gian và vai trò quản lý Nhà nước. 1.1. Malaysia Malaysia đã tiến hành xây dựng chính sách phát triển thị trường nông sản, theo đó chú trọng tổng hợp 4 vấn đề chính: Thứ nhất, trong phát triển nông nghiệp không lấy lương thực làm trọng tâm mà tập trung chú trọng đến phát triển các sản phẩm có tính chất hàng hóa quy mô lớn như: cây công nghiệp có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế và hướng vào xuất khẩu, ví dụ: cao su, cọ dầu và cô ca. Đối với việc chế biến, tập trung vào xây dựng các nhà máy với thiết bị và công nghệ hiện đại vào chế biến các mặt hàng xuất khẩu đảm bảo chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Với các sản phẩm tiêu thụ nội địa thì kết hợp cả hiện đại và thủ công với các máy móc công suất nhỏ, cơ động tập trung vào các ngành chế biến: gạo, bột ngô, chế biến sắn, đậu tương, thức ăn gia súc,... Thứ hai, phát triển các ngành nghề công nghiệp ở nông thôn. Malaysia tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào vùng nông thôn, giảm thuế xuất khẩu, hỗ trợ nghiên cứu giống mới, cho phép tư nhân xuất khẩu trực tiếp các loại giống cây trồng mới có năng suất cao. Chính phủ tiếp tục duy trì các đồn điền lớn để phát triển hàng hóa nông sản, thu hút lao động, duy trì mối liên hệ thương mại với nước ngoài. Thứ ba, phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân/doanh nghiệp phát huy khả năng tự đầu tư của mình, vì vậy đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp từ khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ cao, gần 50 % tổng mức đầu tư cho phát triển nông thôn. Hiện nay, Malaysia có cơ sở hạ tầng rất phát triển, nhất là giao thông với 75 % tổng chiều dài là đường trải nhựa, 15 % là đường cao tốc, tạo điều kiện cho việc lưu chuyển hàng hóa nông sản. Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển thị trường 507 tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng Tây Bắc 1.2. Thái Lan Ngay từ những năm 1960, Thái Lan đã có kế hoạch trở thành một nền kinh tế công nghiệp - dịch vụ hiện đại. Vì vậy, trong lĩnh vực phát triển thị trường cho sản phẩm nông nghiệp Thái Lan coi trọng hai vấn đề cơ bản: a) Ưu tiên phát triển thị trường nông thôn với việc lập Quỹ Phát triển nông thôn nhằm mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. b) Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất sản phẩm nông sản xuất khẩu. Từ những năm 1980 trở đi, Chính phủ Thái Lan rất chú trọng tới phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, xuất khẩu và phát triển các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ tại các vùng nông thôn để cân đối sự phát triển giữa các vùng, phục vụ cho sự công nghiệp hóa. Thái Lan cũng coi trọng việc cơ giới hóa nông thôn, mức độ cơ giới hóa hiện nay của Thái Lan đạt trên 90 % với đất lúa, 85 % với đất trồng đậu tương và 100 % đối với đất trồng mía. Nhờ vào hiện đại hóa được nền nông nghiệp nên năng suất của hầu hết các loại nông sản của Thái Lan đều cao hơn Việt Nam dẫn đến giá thành sản phẩm rẻ hơn, đặc biệt là trái cây rẻ hơn Việt Nam từ 10 - 50 % đối với các loại trái cây có tiềm lực xuất khẩu chính. Ở Thái Lan, các hộ sản xuất nông nghiệp còn có xu hướng liên kết với nhau để lập ra các hợp tác xã tiêu thụ nhằm nâng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sản phẩm nông nghiệp Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Phát triển kinh tế nông nghiệp Chính sách phát triển thị trường nông sản Phát triển hàng hóa nông sảnGợi ý tài liệu liên quan:
-
7 trang 206 0 0
-
68 trang 51 0 0
-
67 trang 47 0 0
-
Giáo trình về Kinh tế nông nghiệp
445 trang 34 0 0 -
Nghiên cứu kinh tế phát triển - nông nghiệp: Phần 1
176 trang 33 0 0 -
2 trang 31 0 0
-
26 trang 28 0 0
-
76 trang 27 0 0
-
9 trang 26 0 0
-
Một số vấn đề về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
8 trang 23 0 0