Danh mục

Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa - một số xu hướng chính ở Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 226.87 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ở Việt Nam, có hai xu hướng nghiên cứu chính: xu hướng tự nghiệm và xu hướng giới thiệu lý thuyết từ phương Tây. Hai xu hướng này bao gồm bốn hình thức nghiên cứu: Nghiên cứu tác phẩm văn học từ các yếu tố văn hóa, nghiên cứu văn học trên cơ sở chỉ ra các chủ đề văn hóa, tư tưởng văn hóa, các giá trị văn hóa trong văn học, dùng giá trị văn hóa để cắt nghĩa văn học, nghiên cứu văn học từ hoàn cảnh xã hội, tiền đề văn hóa, nghiên cứu theo ngữ học văn hóa, thi pháp học văn hóa, ký hiệu văn hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa - một số xu hướng chính ở Việt Nam Phùng Phương Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 153 - 158 NGHIÊN CỨU VĂN HỌC TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA – MỘT SỐ XU HƯỚNG CHÍNH Ở VIỆT NAM Phùng Phương Nga* Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Ở Việt Nam, có hai xu hướng nghiên cứu chính: xu hướng tự nghiệm và xu hướng giới thiệu lý thuyết từ phương Tây. Hai xu hướng này bao gồm bốn hình thức nghiên cứu: nghiên cứu tác phẩm văn học từ các yếu tố văn hóa, nghiên cứu văn học trên cơ sở chỉ ra các chủ đề văn hóa, tư tưởng văn hóa, các giá trị văn hóa trong văn học; dùng giá trị văn hóa để cắt nghĩa văn học, nghiên cứu văn học từ hoàn cảnh xã hội, tiền đề văn hóa, nghiên cứu theo ngữ học văn hóa, thi pháp học văn hóa, ký hiệu văn hóa Từ khóa: nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa, phương pháp, Việt Nam Bất kì ngành khoa học nào cũng có lí thuyết và hệ thống phương pháp nghiên cứu phù hợp. Tuy nhiên, cần lựa chọn phương pháp đúng thời điểm, đúng đối tượng bởi đó là chìa khóa quan trọng mở ra nhiều thành công và những chân trời tri thức mới. Thực tế nghiên cứu cho thấy, không có phương pháp nghiên cứu nào không bị thay thế bằng một phương pháp mới hơn. Trong mấy chục năm qua, sự thay đổi về quan niệm giá trị, thay đổi về đề tài, chủ đề, kỹ thuật viết...của văn học đã làm cho các nhà lý luận phê bình thấy cần thiết phải có những phương pháp giải mã văn bản một cách phù hợp. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa được đánh giá là một phương pháp/một cách tiếp cận đem lại nhiều kết quả mới.* Với truyền thống từ hàng nghìn năm trước, Việt Nam là đất nước có nền văn học dân tộc đáng tự hào, nhất là thơ ca. Tuy nhiên, ở góc độ lý luận văn học, phương pháp nghiên cứu văn học lại có sự phát triển không đồng bộ với thực tế sáng tác. Sự tồn tại của các cấp độ trong phương pháp nghiên cứu văn học dường như chỉ mang ý nghĩa về mặt lý thuyết. Chính vì vậy, đặt ra vấn đề nghiên cứu lý thuyết, tìm hiểu lịch sử của một lý thuyết hay một phương pháp (tức là tìm hiểu về sự xuất hiện, vận dụng và sáng tạo) là vấn đề vô cùng khó khăn. Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ở Việt Nam cũng ở trong tình trạng như vậy. Qua khảo sát, phân tích chúng tôi nhận thấy, nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ở Việt Nam không phải là vấn đề của đương đại, mà thực tế đã được nhiều nhà nghiên cứu * Tel: 0915 141514; Email: phungphuongnga@gmail.com văn học triển khai, vận dụng, trong đó có hai xu hướng chính: nghiên cứu tự nghiệm và giới thiệu, nghiên cứu trên nền tảng lý thuyết phương Tây. Nghiên cứu tự nghiệm là nghiên cứu gắn với các hiện tượng văn học cụ thể, từ cái cụ thể mà nâng thành khái quát. Đây là hình thức nghiên cứu phổ biến của các nhà nghiên cứu: Trần Thanh Mại (Trên dòng sông Vị, Hàn Mạc Tử), Lê Thanh (Thi sĩ Tản Đà, Tú Mỡ, Trương Vĩnh Ký, Cuộc phỏng vấn các nhà văn), Trương Tửu (Nguyễn Du và Truyện Kiều), Đào Duy Anh (Khảo luận Kim Vân Kiều Truyện), Trần Trọng Kim (Đạo Phật trong truyện Kiều), Nhất Hạnh (Thả mộ bè lau), Trần Đình Hượu (Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại), Nguyễn Văn Huyên (Hát đối của thanh niên nam nữ Việt Nam), Trần Ngọc Vương (Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Mẫu hình hoàng đế và con đường tìm kiếm sự thể hiện bản ngã trong triết học và văn học khu vực Đông Á), Trần Nho Thìn (Văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa), Lê Nguyên Cẩn (Truyện Kiều dưới góc nhìn văn hóa), Nguyễn Huệ Chi (Văn học Cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật), Đỗ Lai Thúy (Hồ Xuân Hương, hoài niệm phồn thực)..... Nghiên cứu trên nền tảng lý thuyết là việc các nhà nghiên cứu chủ động trong việc xác lập cơ sở lý thuyết, lấy tiền đề từ lý thuyết nghiên cứu của phương Tây. So với xu hướng thứ nhất thì xu hướng thứ hai phát triển muộn hơn, ít công trình nghiên cứu hơn, nhưng lại là xu hướng có cường độ và tốc độ thu hút các nhà nghiên cứu ngày càng rõ rệt. Tiêu biểu là 153 Phùng Phương Nga Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ các bài viết và công trình: Giải mã vă hóa trong tác phẩm văn học (Trần Lê Bảo), Quan hệ giữa văn chương và văn hóa Việt Nam (Phan Ngọc), Vị thế của văn học trên sân chơi văn hóa trong tiến trình lịch sử (Lã Nguyên), Trần Đình Sử (Chuyển hướng nghiên cứu văn hóa trong văn học Trung Quốc; Giá trị văn hóa của văn học Việt Nam); Đỗ Lai Thúy (Từ cái nhìn văn hóa, Phê bình văn học - con vật lưỡng thê ấy, Theo bước chân những người khổng lồ), Nguyễn Văn Dân (Phương pháp nghiên cứu văn học), Phương Lựu (Mười trường phái phê bình văn học phương Tây hiện đại), Nguyễn Văn Hạnh (Phương pháp nghiên cứu văn học), Trần Hải Yến chủ biên (Nghiên cứu văn học Việt Nam, những khả năng và thách thức).... Rõ ràng, ở Việt Nam, nhận thức về phương pháp nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa ngày càng sáng rõ hơn, ý thức tìm hiểu và xây dựng nội dung phương pháp cũng ngày càng được các nhà nghiên cứu dụng tâm xây dựng và giới thiệu. Dù chưa xây dựng cấu trúc về phương pháp, tiến tới định danh, xây dựng mô hình, hình thành cá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: