Danh mục

Nghiên cứu vật chủ và véc tơ của bệnh dịch hạch tại Gia Lai và Đăk Lăk năm 2011

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 334.15 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung nghiên cứu nhằm xác định thành phần loài vật chủ và véc tơ của bệnh dịch hạch, đánh giá chỉ số phong phú của vật chủ, và xác định tỷ lệ nhiễm bọ chét của vật chủ bệnh dịch hạch tại địa điểm nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu là các loài gặm nhấm và bọchét thu thập đuợc trong quá trình điều tra, thời gian nghiên cứu được triển khai định kỳ theo quý trong năm 2011, địa điểm nghiên cứu tại 02 tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu vật chủ và véc tơ của bệnh dịch hạch tại Gia Lai và Đăk Lăk năm 2011Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013Nghiên cứu Y họcNGHIÊN CỨU VẬT CHỦ VÀ VÉC TƠ CỦA BỆNH DỊCH HẠCHTẠI GIA LAI VÀ ĐĂK LĂK NĂM 2011Nguyễn Lê Mạnh Hùng*, Đặng Tuấn Đạt*, Phạm Công Tiến*, Phan Đình Thuận*, Trần Lang*TÓM TẮTĐặt vấn đề: Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm, tiến triển cấp tính, lây lan mạnh với tỷ lệtử vong cao, được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế. Trong công tác phòng, chống bệnh dịch hạch,việc giám sát định kỳ vật chủ và véc tơ của bệnh dịch hạch là rất quan trọng. Vì thế, nghiên cứu này nhằm đánhgiá công tác giám sát vật chủ và véc tơ bệnh dịch hạch tại hai tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk thuộc khu vực Tây Nguyêntrong năm 2011Mục tiêu: Xác định thành phần loài vật chủ và véc tơ của bệnh dịch hạch, đánh giá chỉ số phong phú của vậtchủ, và xác định tỷ lệ nhiễm bọ chét của vật chủ bệnh dịch hạch tại địa điểm nghiên cứu.Phương pháp nghiên cứu: Dịch tễ học mô tả cắt ngang, đối tượng nghiên cứu là các loài gặm nhấm và bọchét thu thập đuợc trong quá trình điều tra, thời gian nghiên cứu được triển khai định kỳ theo quý trong năm2011, địa điểm nghiên cứu tại 02 tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk.Kết quả: Tại tỉnh Gia Lai thành phần loài vật chủ dịch hạch là chuột Lắt (Rattus exulans) 53,28%, chuộtChù (Suncus murinus) 41,8,3%, chuột Bóng (Rattus nitidus) 2,46%, chuột Đồng Lớn (Rattus argentiventer)1,6%, và chuột Rừng (Rattus rattus) 0,86%. Tại tỉnh Đăk Lăk thành phần loài vật chủ là chuột Lắt (Rattusexulans) 75,2%, chuột Chù (Suncus murinus) 24% và chuột Bóng (Rattus nitidus) 0,8%. Tại xã Iapet, huyệnĐăk Đoa, tỉnh Gia Lai vào tháng 04 có tỷ lệ nhiễm bọ chét cao nhất là 78,57% và vào tháng 09 có tỷ lệ nhiễm bọchét thấp nhất là 9,09%. Tại xã Ea’Hiao, huyện Ea H’leo, tỉnh Đăk Lăk vào tháng 03 có chỉ số phong phú cao nhấtlà 16% và vào tháng 05 có chỉ số phong phú thấp nhất là 07%.Kết luận: Nghiên cứu cho thấy thành phần loài vật chủ tại hai điểm nghiên cứu ở Tây Nguyên là tương đốigiống nhau, chỉ khác nhau về một số thành phần nhỏ các loài bán hoang dại như chuột Đồng Lớn và chuộtRừng. Tuy nhiên sự biến động về chỉ số phong phú và tỷ lệ nhiễm bọ chét của vật chủ dịch hạch là tương đối lớnvà khó dự đoán. Do vậy cần tiếp tục giám sát định kỳ vật chủ và véc tơ bệnh dịch hạch với tần suất cao hơn tạicác ổ dịch cũ, những nơi có nguy cơ bùng phát bệnh trở lại, và cần mở rộng một số điểm giám sát mới như là cácđiểm hoang dại và bán hoang dại phục vụ cho công tác nghiên cứu, và phòng, chống bệnh dịch hạch ở khu vựcTây Nguyên.Từ khóa: Bệnh dịch hạch, vật chủ, véc tơ, chỉ số phong phú, chỉ số nhiễm bọ chét.ABSTRACTSTUDY ON HOSTS AND VECTORS OF PLAGUE IN GIA LAI AND DAK LAK PROVINCES IN 2011Nguyen Le Manh Hung, Dang Tuan Dat, Pham Cong Tien, Phan Dinh Thuan, Tran Lang* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 251 - 254Background: Plague is an infectious disease, acute and rapid spread with very high mortality rate, especiallyplague is classified as quarantine and international declarations. In the plague control and prevention, the regularsupervision of the host and vector of plague is very important. Therefore, this study was to assess the monitoringhost and vector of plague in two provinces of Gia Lai and Dak Lak Central Highlands region in 2011.* Viện vệ sinh Dich tễ Tây NguyênTác giả liên lạc: ThS Nguyễn Anh Tuấn, ĐT: 0904158081, Email : tuanngoc9096@gmail.comChuyên Đề Ký Sinh Trùng251Nghiên cứu Y họcY Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013Objectives: Determine the species composition of host and vector of plague, evaluate host density, anddetermine the flea index which infected on plague hosts at research sites.Methods: Epidemiological cross-sectional study, study subjects are rodents and fleas collected during theinvestigation, research time is deployed quarterly in 2011, local research sites in 02 provinces of Gia Lai and DakLak.Results: In Gia Lai province host species of plague is Lat (Rattus exulans) 53.28%, shrews (Suncusmurinus) 41.83%, cotton rats (Rattus nitidus) 2.46 %, The Great Mouse (Rattus argentiventer) 1.6%, and forestrats (Rattus Rattus) 0.86%. In Dak Lak province host species are Lat rats (Rattus exulans) 75.2%, shrews(Suncus murinus) 24% and cotton rats (Rattus nitidus) 0.8%. In Iapet Commune, Dak Doa District, Gia LaiProvince in May flea index was 78.57% the highest, and in September flea index was 9.09% lowest. In EaHiaoCommune, Ea Hleo District, Dak Lak Province in May has the highest flea index is 16% and at May with thelowest abundance index is 07%.Conclusions: Study show that host species composition at two research sites in the Central Highlands arerelatively similar, differing only in a small number of components to sell wild species such as rats and mice TheGreat Forest. However, the variation in rodent density and flea index are rel ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: