Nghiên cứu về khả năng phục hồi của cộng đồng đối với du lịch cộng đồng ở nông thôn Tây Bắc - Việt Nam
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 348.09 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này phân tích về khả năng phục hồi của các cộng đồng nông thôn ở Tây Bắc Việt Nam với các tiêu chí đánh giá trong phát triển bền vững, bao gồm nền tảng phát triển du lịch bền vững ở nông thôn, các yếu tố phục hồi cộng đồng và vai trò của chính quyền địa phương. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là các khảo sát qua internet và phân tích, đánh giá tài liệu về khả năng phục hồi trong du lịch, điều tra xã hội học về khả năng thích ứng của các hộ dân trước sự thay đổi của các yếu tố tác động bên ngoài đến hoạt động kinh doanh du lịch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu về khả năng phục hồi của cộng đồng đối với du lịch cộng đồng ở nông thôn Tây Bắc - Việt Nam Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN TÂY BẮC - VIỆT NAM Nguyễn Thị Phương Nga Khoa Du lịch – Trường Đại học Phenikaa Email: nga.nguyenthiphuong@phenikaa-uni.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích về khả năng phục hồi của các cộng đồng nông thôn ở Tây Bắc Việt Nam với cáctiêu chí đánh giá trong phát triển bền vững, bao gồm nền tảng phát triển du lịch bền vững ở nông thôn, các yếu tố phụchồi cộng đồng và vai trò của chính quyền địa phương. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là các khảo sát qua internet vàphân tích, đánh giá tài liệu về khả năng phục hồi trong du lịch, điều tra xã hội học về khả năng thích ứng của các hộdân trước sự thay đổi của các yếu tố tác động bên ngoài đến hoạt động kinh doanh du lịch. Những phát hiện của nghiêncứu này cho thấy rằng sự phát triển du lịch bền vững ở khu vực nông thôn sẽ góp phần cải thiện khả năng phục hồitrong cộng đồng địa phương. Từ đó đề xuất một số giải pháp đảm bảo cho sự phát triển bền vững của điểm du lịch vàduy trì khả năng phục hồi của cộng đồng địa phương. Từ khoá: Khả năng phục hồi, du lịch cộng đồng, nông thôn, du lịch bền vững.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các lý thuyết về khả năng phục hồi của cộng đồng đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ và ngày nay lý thuyết nàyđang mở rộng nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chứng minh khả năng thích ứng của cộng đồng với sự thayđổi liên tục và bất ngờ của xã hội và môi trường. Theo nhiều nghiên cứu được thực hiện trước đây [1] [2] [3] chothấy khả năng phục hồi của cộng đồng luôn gắn liền với thảm họa. Các khái niệm về khả năng phục hồi cộng đồngđề cập đến năng lực của cá nhân hoặc cộng đồng để đối phó với căng thẳng, vượt qua nghịch cảnh hoặc thích nghitích cực với thay đổi. Khái niệm khả năng phục hồi được hình thành từ những trải nghiệm tiêu cực bẩm sinh của cá nhân hoặc làtrong quá trình sinh sống của cộng đồng. Khả năng phục hồi có thể được phát triển và tăng cường để nhằm mụcđích làm cho cộng đồng được hưởng phúc lợi nhiều hơn. Khả năng phục hồi không thể được coi là một phẩmchất sẵn có hoặc tiềm ẩn trong một người hoặc một nhóm, mà là một quá trình được tích luỹ, rèn luyện trongcác hoàn cảnh và thời điểm khác nhau [4]. Phát triển bền vững là một trong những ví dụ thể hiện rõ nhất về cáchành động làm cho một cộng đồng trở nên kiên cường hơn. Nội dung cơ bản của khả năng phục hồi chính là sựthích ứng, sự sẵn sàng đối mặt với những thay đổi bất ngờ trong môi trường của cộng đồng địa phương khi thựchiện các hoạt động du lịch. Những thông tin trong nghiên cứu này có thể được sử dụng để tiếp tục thử nghiệmvà phát triển theo các chỉ số bền vững và khả năng phục hồi cho các cộng đồng du lịch nông thôn ở Tây Bắc -Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích: (i) Cân nhắc các phương án phát triển bền vững cho du lịch cộng đồngở nông thôn Việt Nam; (ii) Thảo luận, giải thích các yếu tố góp phần vào khả năng phục hồi của cộng đồng du lịchnông thôn vùng Tây Bắc nước ta. Các cộng đồng du lịch nông thôn dễ bị tổn thương nhất trước cú sốc kinh tế vàcác nguy cơ môi trường có thể phá vỡ sinh kế và phúc lợi cộng đồng. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này sẽhỗ trợ các cộng đồng nông thôn dựa trên du lịch để gia tăng và bảo vệ các điểm đến du lịch, thu nhập của ngườidân địa phương trước sự thay đổi bất ngờ của xã hội hoặc môi trường. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự hiểu biết về khả năng phục hồi trong các lĩnh vực dễ bị tổn thươngcủa các hệ thống sinh thái xã hội là vô cùng quan trọng. Ngành du lịch dựa vào cộng đồng rất dễ bị tổn thươngkhông chỉ trước các thách thức nội bộ như cộng đồng thụ động và các vấn đề lãnh đạo, mà cả các thách thức bênngoài như suy thoái kinh tế, cạnh tranh từ các sản phẩm du lịch khác. Tuy nhiên, trước những xáo trộn lớn, cáckhía cạnh cố tình phục hồi cho ngành du lịch nông thôn vẫn chưa được nghiên cứu cho đến nay. Các nghiên cứuchưa đầy đủ về khả năng phục hồi trong các hệ thống du lịch đã đưa ra các quan điểm, khái niệm về khả năngphục hồi trong du lịch [5] và các ứng dụng định tính của khái niệm này cho các các loại hình du lịch trong đó códu lịch cộng đồng ở nông thôn [6].514 Nguyễn Thị Phương Nga2. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Du lịch cộng đồng có thể được coi là một sản phẩm tiềm năng tốt trong việc quảng bá đất nước cũng như thuhút người dân địa phương tham gia vào ngành du lịch. Ở Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng, du lịchcộng đồng góp phần tạo cơ hội việc làm và xóa đói giảm nghèo cho các thành phần liên quan. Ngoài ra, du lịchcộng đồng có thể được coi là một cách để hỗ trợ tạo thu nhập cho cộng đồng [7]. Du lịch cộng đồng xuất hiện nhưmột giải pháp tiềm năng cho du lịch đại chúng. Đây cũng là một cách thức để cộng đồng địa phương vùng nôngthôn có được điều kiện sống tốt hơn, nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch nhiều hơn, cải thiện chất lượng cuộcsống. Ý tưởng chính là để cộng đồng tạo ra một dự án thể hiện sự phát triển bền vững và thúc đẩy mối quan hệgiữa cộng đồng địa phương và du khách. Để phát triển một sản phẩm du lịch như vậy, yếu tố cốt lõi là kết hợpquản lý dịch vụ lưu trú, quản lý du lịch, thực phẩm, đồ uống và các dịch vụ bổ sung dựa trên cơ sở hạ tầng, y tế,giáo dục và môi trường [8]. Hiện nay, du lịch cộng đồng được bảo vệ và hỗ trợ bởi các tổ chức quốc tế khác nhau như Tổ chức Du lịchThế giới và mục đích là hướng tới du khách đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu về khả năng phục hồi của cộng đồng đối với du lịch cộng đồng ở nông thôn Tây Bắc - Việt Nam Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở NÔNG THÔN TÂY BẮC - VIỆT NAM Nguyễn Thị Phương Nga Khoa Du lịch – Trường Đại học Phenikaa Email: nga.nguyenthiphuong@phenikaa-uni.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích về khả năng phục hồi của các cộng đồng nông thôn ở Tây Bắc Việt Nam với cáctiêu chí đánh giá trong phát triển bền vững, bao gồm nền tảng phát triển du lịch bền vững ở nông thôn, các yếu tố phụchồi cộng đồng và vai trò của chính quyền địa phương. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là các khảo sát qua internet vàphân tích, đánh giá tài liệu về khả năng phục hồi trong du lịch, điều tra xã hội học về khả năng thích ứng của các hộdân trước sự thay đổi của các yếu tố tác động bên ngoài đến hoạt động kinh doanh du lịch. Những phát hiện của nghiêncứu này cho thấy rằng sự phát triển du lịch bền vững ở khu vực nông thôn sẽ góp phần cải thiện khả năng phục hồitrong cộng đồng địa phương. Từ đó đề xuất một số giải pháp đảm bảo cho sự phát triển bền vững của điểm du lịch vàduy trì khả năng phục hồi của cộng đồng địa phương. Từ khoá: Khả năng phục hồi, du lịch cộng đồng, nông thôn, du lịch bền vững.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các lý thuyết về khả năng phục hồi của cộng đồng đã xuất hiện trong nhiều thập kỷ và ngày nay lý thuyết nàyđang mở rộng nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chứng minh khả năng thích ứng của cộng đồng với sự thayđổi liên tục và bất ngờ của xã hội và môi trường. Theo nhiều nghiên cứu được thực hiện trước đây [1] [2] [3] chothấy khả năng phục hồi của cộng đồng luôn gắn liền với thảm họa. Các khái niệm về khả năng phục hồi cộng đồngđề cập đến năng lực của cá nhân hoặc cộng đồng để đối phó với căng thẳng, vượt qua nghịch cảnh hoặc thích nghitích cực với thay đổi. Khái niệm khả năng phục hồi được hình thành từ những trải nghiệm tiêu cực bẩm sinh của cá nhân hoặc làtrong quá trình sinh sống của cộng đồng. Khả năng phục hồi có thể được phát triển và tăng cường để nhằm mụcđích làm cho cộng đồng được hưởng phúc lợi nhiều hơn. Khả năng phục hồi không thể được coi là một phẩmchất sẵn có hoặc tiềm ẩn trong một người hoặc một nhóm, mà là một quá trình được tích luỹ, rèn luyện trongcác hoàn cảnh và thời điểm khác nhau [4]. Phát triển bền vững là một trong những ví dụ thể hiện rõ nhất về cáchành động làm cho một cộng đồng trở nên kiên cường hơn. Nội dung cơ bản của khả năng phục hồi chính là sựthích ứng, sự sẵn sàng đối mặt với những thay đổi bất ngờ trong môi trường của cộng đồng địa phương khi thựchiện các hoạt động du lịch. Những thông tin trong nghiên cứu này có thể được sử dụng để tiếp tục thử nghiệmvà phát triển theo các chỉ số bền vững và khả năng phục hồi cho các cộng đồng du lịch nông thôn ở Tây Bắc -Việt Nam. Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích: (i) Cân nhắc các phương án phát triển bền vững cho du lịch cộng đồngở nông thôn Việt Nam; (ii) Thảo luận, giải thích các yếu tố góp phần vào khả năng phục hồi của cộng đồng du lịchnông thôn vùng Tây Bắc nước ta. Các cộng đồng du lịch nông thôn dễ bị tổn thương nhất trước cú sốc kinh tế vàcác nguy cơ môi trường có thể phá vỡ sinh kế và phúc lợi cộng đồng. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này sẽhỗ trợ các cộng đồng nông thôn dựa trên du lịch để gia tăng và bảo vệ các điểm đến du lịch, thu nhập của ngườidân địa phương trước sự thay đổi bất ngờ của xã hội hoặc môi trường. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự hiểu biết về khả năng phục hồi trong các lĩnh vực dễ bị tổn thươngcủa các hệ thống sinh thái xã hội là vô cùng quan trọng. Ngành du lịch dựa vào cộng đồng rất dễ bị tổn thươngkhông chỉ trước các thách thức nội bộ như cộng đồng thụ động và các vấn đề lãnh đạo, mà cả các thách thức bênngoài như suy thoái kinh tế, cạnh tranh từ các sản phẩm du lịch khác. Tuy nhiên, trước những xáo trộn lớn, cáckhía cạnh cố tình phục hồi cho ngành du lịch nông thôn vẫn chưa được nghiên cứu cho đến nay. Các nghiên cứuchưa đầy đủ về khả năng phục hồi trong các hệ thống du lịch đã đưa ra các quan điểm, khái niệm về khả năngphục hồi trong du lịch [5] và các ứng dụng định tính của khái niệm này cho các các loại hình du lịch trong đó códu lịch cộng đồng ở nông thôn [6].514 Nguyễn Thị Phương Nga2. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Du lịch cộng đồng có thể được coi là một sản phẩm tiềm năng tốt trong việc quảng bá đất nước cũng như thuhút người dân địa phương tham gia vào ngành du lịch. Ở Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng, du lịchcộng đồng góp phần tạo cơ hội việc làm và xóa đói giảm nghèo cho các thành phần liên quan. Ngoài ra, du lịchcộng đồng có thể được coi là một cách để hỗ trợ tạo thu nhập cho cộng đồng [7]. Du lịch cộng đồng xuất hiện nhưmột giải pháp tiềm năng cho du lịch đại chúng. Đây cũng là một cách thức để cộng đồng địa phương vùng nôngthôn có được điều kiện sống tốt hơn, nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch nhiều hơn, cải thiện chất lượng cuộcsống. Ý tưởng chính là để cộng đồng tạo ra một dự án thể hiện sự phát triển bền vững và thúc đẩy mối quan hệgiữa cộng đồng địa phương và du khách. Để phát triển một sản phẩm du lịch như vậy, yếu tố cốt lõi là kết hợpquản lý dịch vụ lưu trú, quản lý du lịch, thực phẩm, đồ uống và các dịch vụ bổ sung dựa trên cơ sở hạ tầng, y tế,giáo dục và môi trường [8]. Hiện nay, du lịch cộng đồng được bảo vệ và hỗ trợ bởi các tổ chức quốc tế khác nhau như Tổ chức Du lịchThế giới và mục đích là hướng tới du khách đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Du lịch cộng đồng Phát triển du lịch bền vững Hoạt động kinh doanh du lịch Du lịch nông thôn Tây Bắc Sản phẩm du lịch cộng đồngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 324 0 0 -
4 trang 217 0 0
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
6 trang 169 0 0 -
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
112 trang 147 1 0 -
Đề tài nghiên cứu khoa học: Du lịch cộng đồng của người Giáy ở Tả Van – SaPa – Lào Cai
91 trang 101 0 0 -
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Phát huy dân ca hò, ví, dặm thu hút du lịch cộng cồng ở Nghệ An
8 trang 98 0 0 -
76 trang 67 0 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững: Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Quy Nhơn
13 trang 62 0 0 -
60 trang 55 1 0
-
Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch biển đảo ở tỉnh Phú Yên
12 trang 52 0 0