Nghiên cứu xác định hệ thống cây trồng nông nghiệp hợp lý ở huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 305.31 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống cây trồng ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xác định hệ thống cây trồng nông nghiệp hợp lý ở huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 2. 2009 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CÂY TRỒNG NÔNGNGHIỆP HỢP LÝ Ở HUYỆN THẠCH THÀNH TỈNH THANH HÓA Nguyễn Thị Mai1 1 Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức TÓM TẮT Nghiên cứu này đã tập trung vào việc đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên,kinh tế, xã hội đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống câytrồng ở huyện Thạch Thành. Chúng tôi cũng đã đánh giá thực trạng hệ thống cây trồngbao gồm các công thức luân canh và hiệu quả kinh tế của chúng, đồng thời đề xuất cáccông thức luân canh có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với từng vùng sản xuất. Một sốcây trồng cũng đã được thử nghiệm trên đồng ruộng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thạch Thành là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, nền kinh tế phát triển chủyếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt được xác định là lĩnh vực kinh tếquan trọng. Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, nền nông nghiệp ởhuyện Thạch Thành đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, sản xuất nông nghiệp đặcbiệt là lĩnh vực trồng trọt đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm chonhân dân địa phương và đang đi lên phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở huyện Thạch Thành cũng gặp nhiều khókhăn, hạn chế và chưa phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế của địa phương. Vì vậy,việc nghiên cứu nhằm xác định hệ thống cây trồng nông nghiệp hợp lý sẽ góp phầnquan trọng trong quá trình xây dựng một nền nông nghiệp phát triển đa dạng, cónăng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của cácvùng sinh thái khác nhau trên địa bàn huyện. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Phân tích một số yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội qua đó đánh giá được nhữngthuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng. - Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng: các công thức luân canh cây trồng; tínhtoán hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh và đề xuất các cây trồng, công thứcluân canh có hiệu quả. - Nghiên cứu thực nghiệm góp phần phát triển hệ thống cây trồng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Thu thập thông tin * Thu thập thông tin không dùng phiếu điều tra 76 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 2. 2009 * Thu thập thông tin có sử dụng phiếu điều tra 2.2.2. Thử nghiệm đồng ruộng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội chi phối hệ thống cây trồngở địa phương. Huyện Thạch Thành nằm phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá; với diện tích tự nhiên55.811ha. Trong đó, đất nông nghiệp: 15.479 ha; địa hình đa dạng, tài nguyên đất,nước và hệ động thực vật phong phú; khí hậu nhiệt đới gió mùa..., là những điềukiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, bền vững. Dân số toànhuyện 145 nghìn người. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm: 51%, dân tộc Mường chiếm:49%; dân số nông nghiệp chiếm tới 92%. Hệ thống giáo dục, y tế ngày càng hoàn thiện; phát triển kinh tế đa dạng về ngànhnghề; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao (39%) và thu nhập chủ yếu từ trồngtrọt (>70%). Đối với sản xuất trồng trọt, cây lúa với diện tích gần 10.000 ha và cây míagần 7.000 ha là hai cây trồng chủ đạo. Các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đã có những ảnh hưởng thuận lợi,khó khăn tới phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng. 3.2. Hiện trạng hệ thống cây trồng * Cơ cấu cây trồng và hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh trên các loạiđất chính: - Trên chân đất đồi và đồi gò cao thiếu nước: Diện tích(DT) đất đồi và đồi gò cao thiếu nước 4.945,2 ha, chiếm 31,94% tổngDT đất nông nghiệp. Các cây trồng trên chân đất này chủ yếu thuộc nhóm cây ăn quả(245,8 ha, chiếm 5,55%); cây công nghiệp như cao su, mía (3.042 ha, chiếm 68,67%);các cây màu như ngô, sắn và cỏ làm thức ăn gia súc (1.142,3 ha, chiếm 25,79%). Dođặc điểm của đất đồi, đồi gò cao không có tưới thường thiếu nước và bị hạn hán, đất bịrửa trôi, nghèo dinh dưỡng, nhu cầu nước của cây trồng trên đất này hoàn toàn phụthuộc vào diễn biến thời tiết từng năm, từng mùa nên nhìn chung năng suất cây trồngkhông cao, hiệu quả kinh tế thấp và thiếu tính ổn định. Riêng cây cao su và một số câyăn quả như na, chanh cho hiệu quả kinh tế khá cao. - Trên đất gò và đất bãi: Diện tích 6.936,2 ha, chiếm 44,82% DT đất nông nghiệp.Trong đó, DT các cây trồng hàng năm 6.398,9 ha (chiếm 92,3%), diện tích còn lại là537,3 ha được trồng các loại cây dài ngày, chủ yếu là cây ăn quả. Các công thức ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xác định hệ thống cây trồng nông nghiệp hợp lý ở huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 2. 2009 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CÂY TRỒNG NÔNGNGHIỆP HỢP LÝ Ở HUYỆN THẠCH THÀNH TỈNH THANH HÓA Nguyễn Thị Mai1 1 Khoa Nông - Lâm - Ngư nghiệp, trường Đại học Hồng Đức TÓM TẮT Nghiên cứu này đã tập trung vào việc đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên,kinh tế, xã hội đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống câytrồng ở huyện Thạch Thành. Chúng tôi cũng đã đánh giá thực trạng hệ thống cây trồngbao gồm các công thức luân canh và hiệu quả kinh tế của chúng, đồng thời đề xuất cáccông thức luân canh có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với từng vùng sản xuất. Một sốcây trồng cũng đã được thử nghiệm trên đồng ruộng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thạch Thành là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hoá, nền kinh tế phát triển chủyếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong đó trồng trọt được xác định là lĩnh vực kinh tếquan trọng. Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, nền nông nghiệp ởhuyện Thạch Thành đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, sản xuất nông nghiệp đặcbiệt là lĩnh vực trồng trọt đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm chonhân dân địa phương và đang đi lên phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở huyện Thạch Thành cũng gặp nhiều khókhăn, hạn chế và chưa phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế của địa phương. Vì vậy,việc nghiên cứu nhằm xác định hệ thống cây trồng nông nghiệp hợp lý sẽ góp phầnquan trọng trong quá trình xây dựng một nền nông nghiệp phát triển đa dạng, cónăng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của cácvùng sinh thái khác nhau trên địa bàn huyện. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Phân tích một số yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội qua đó đánh giá được nhữngthuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất cây trồng. - Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng: các công thức luân canh cây trồng; tínhtoán hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh và đề xuất các cây trồng, công thứcluân canh có hiệu quả. - Nghiên cứu thực nghiệm góp phần phát triển hệ thống cây trồng. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 2.2.1. Thu thập thông tin * Thu thập thông tin không dùng phiếu điều tra 76 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 2. 2009 * Thu thập thông tin có sử dụng phiếu điều tra 2.2.2. Thử nghiệm đồng ruộng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội chi phối hệ thống cây trồngở địa phương. Huyện Thạch Thành nằm phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá; với diện tích tự nhiên55.811ha. Trong đó, đất nông nghiệp: 15.479 ha; địa hình đa dạng, tài nguyên đất,nước và hệ động thực vật phong phú; khí hậu nhiệt đới gió mùa..., là những điềukiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, bền vững. Dân số toànhuyện 145 nghìn người. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm: 51%, dân tộc Mường chiếm:49%; dân số nông nghiệp chiếm tới 92%. Hệ thống giáo dục, y tế ngày càng hoàn thiện; phát triển kinh tế đa dạng về ngànhnghề; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao (39%) và thu nhập chủ yếu từ trồngtrọt (>70%). Đối với sản xuất trồng trọt, cây lúa với diện tích gần 10.000 ha và cây míagần 7.000 ha là hai cây trồng chủ đạo. Các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đã có những ảnh hưởng thuận lợi,khó khăn tới phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng. 3.2. Hiện trạng hệ thống cây trồng * Cơ cấu cây trồng và hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh trên các loạiđất chính: - Trên chân đất đồi và đồi gò cao thiếu nước: Diện tích(DT) đất đồi và đồi gò cao thiếu nước 4.945,2 ha, chiếm 31,94% tổngDT đất nông nghiệp. Các cây trồng trên chân đất này chủ yếu thuộc nhóm cây ăn quả(245,8 ha, chiếm 5,55%); cây công nghiệp như cao su, mía (3.042 ha, chiếm 68,67%);các cây màu như ngô, sắn và cỏ làm thức ăn gia súc (1.142,3 ha, chiếm 25,79%). Dođặc điểm của đất đồi, đồi gò cao không có tưới thường thiếu nước và bị hạn hán, đất bịrửa trôi, nghèo dinh dưỡng, nhu cầu nước của cây trồng trên đất này hoàn toàn phụthuộc vào diễn biến thời tiết từng năm, từng mùa nên nhìn chung năng suất cây trồngkhông cao, hiệu quả kinh tế thấp và thiếu tính ổn định. Riêng cây cao su và một số câyăn quả như na, chanh cho hiệu quả kinh tế khá cao. - Trên đất gò và đất bãi: Diện tích 6.936,2 ha, chiếm 44,82% DT đất nông nghiệp.Trong đó, DT các cây trồng hàng năm 6.398,9 ha (chiếm 92,3%), diện tích còn lại là537,3 ha được trồng các loại cây dài ngày, chủ yếu là cây ăn quả. Các công thức ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xác định hệ thống cây trồng Hệ thống cây trồng nông nghiệp Cây trồng nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp Công thức luân canh cây trồngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Cơ sở lý thuyết cho bài toán tối ưu hóa động sử dụng phân bổ nước cho mục tiêu tưới và phát điện
7 trang 222 0 0 -
76 trang 126 3 0
-
Đề cương: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
7 trang 124 0 0 -
Tiểu luận: Tính toán thiết kế mô hình Biogas
16 trang 122 0 0 -
4 trang 88 0 0
-
Giáo trình Máy và thiết bị nông nghiệp: Tập I (Máy nông nghiệp) - Trần Đức Dũng (chủ biên)
195 trang 85 0 0 -
115 trang 66 0 0
-
56 trang 64 0 0
-
29 trang 55 0 0
-
những kiến thức cơ bản về công nghệ sinh học (tái bản lần thứ ba): phần 2
128 trang 48 0 0