Danh mục

Nghiên cứu xây dựng hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập người khuyết tật ở Việt Nam

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 104.56 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung vào một số nội dung cơ bản: Khái niệm trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; một số thông tin nghiên cứu về hệ thống hỗ trợ và trung tâm hỗ trợ trên thế giới; tại sao nước ta lại xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; một số giải pháp quản lý xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ở nước ta giai đoạn hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xây dựng hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập người khuyết tật ở Việt Nam JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0135 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 260-267 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở VIỆT NAM Nguyễn Đức Hữu Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo Tóm tắt. Giáo dục hòa nhập là xu thế tất yếu của tất cả quốc gia trên thế giới. Song ở mỗi nước, giáo dục hòa nhập được tiến hành theo các phương thức cũng như các giai đoạn khác nhau, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Giáo dục hòa nhập ở Việt Nam với mô hình Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được coi là yếu tố góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy chất lượng giáo dục hòa nhập người khuyết tật. Bài viết tập trung vào một số nội dung cơ bản: (i) Khái niệm trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; (ii) Một số thông tin nghiên cứu về hệ thống hỗ trợ và trung tâm hỗ trợ trên thế giới; (iii) Tại sao nước ta lại xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập; (iv) Một số giải pháp quản lý xây dựng trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập ở nước ta giai đoạn hiện nay. Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt, hỗ trợ, người khuyết tật, trung tâm hỗ trợ. 1. Mở đầu Từ thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX, thế giới đã có nhiều phong trào về quyền của người khuyết tật (NKT). Sang thập kỉ 80, 90 có những cam kết toàn cầu về sự bình đẳng cơ hội của NKT,... Các tuyên bố, tuyên ngôn quốc tế đã lần lượt ra đời, ghi nhận quyền của NKT về cơ hội bình đẳng giáo dục. Hiệp ước Quốc tế các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hoá (1966) đề cập đến nguyên tắc công bằng, nhấn mạnh đến trách nhiệm của các Chính phủ trong việc đảm bảo cho mọi trẻ em được tiếp cận giáo dục với một chất lượng có thể chấp nhận. Hiệp ước chỉ rõ, Quyền được giáo dục là một điều tiên quyết để phát triển con người và cơ bản cho phẩm chất con người. Tất cả mọi người, không kể là có khả năng lĩnh hội học tập hay không đều có quyền được hưởng một nền giáo dục. Các trích dẫn trong tuyên bố Salamanca đã chỉ ra xu thế phát triển cơ bản của giáo dục NKT đó là: 1) Giáo dục phải hướng tới cơ hội bình đẳng cho NKT trong các lớp học chính qui, thông qua phát triển các trường hoà nhập NKT; 2) Trường chuyên biệt đã hình thành cần thiết phát triển và mở rộng chức năng hỗ trợ chuyên môn cho các trường phổ thông; 3) Chú trọng hình thành các Trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập NKT và phát triển các trường hoà nhập [6]. Ngày nhận bài: 25/5/2015. Ngày nhận đăng: 16/8/2015. Tác giả liên lạc: Nguyễn Đức Hữu, địa chỉ e-mail: ndhuu@moet.edu.vn 260 Nghiên cứu xây dựng hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập người khuyết tật ở Việt Nam Ba xu thế trên thể hiện rõ định hướng của UNESCO đó là (i) không khuyến khích phát triển hình thức giáo dục chuyên biệt; (ii) tăng cường phát triển giáo dục hòa nhập (GDHN); (iii) xây dựng mới các Trung tâm hỗ trợ GDHN NKT. Đồng thời, mở rộng, chuyển trọng tâm chức năng hỗ trợ giáo dục cho các trường phổ thông về giáo dục NKT cho các trung tâm hỗ trợ. Các chỉ dẫn này của UNESCO cùng với nhu cầu chăm sóc, giáo dục ngày càng cao của NKT thông qua việc xây dựng và tổ chức hoạt động của hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN đang được Việt Nam áp dụng vào thực tiễn và đã có chuyển biến tích cực trong thời gian qua. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn mười trung tâm hỗ trợ được thành lập và hầu hết các trường chuyên biệt đang chuyển dần từ phương thức chuyên biệt sang phương thức hỗ trợ NKT trong cả nước. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thế nào là trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN Có nhiều cách hiểu khác nhau về trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN trên thế giới và ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của các tác giả S.M Naicker [2], Lê Văn Tạc [5], Nguyễn Xuân Hải và các tác giả [3], tên gọi phổ biến của trung tâm hỗ trợ là trung tâm nguồn (được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh là Resource Center) và tên gọi này được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, thuật ngữ trung tâm hỗ trợ phát triển GDHN lần đầu tiên xuất hiện tại Quyết định số 23 ngày 20/5/2006 của Bộ GD&ĐT và sau đó là ở các văn bản pháp quy của nước ta, cao nhất là được quy đinh tại Điều 31 của Luật Người khuyết tật. Cũng theo các tác giả trên, có các loại trung tâm hỗ trợ khác nhau dựa trên những căn cứ khác nhau: - Căn cứ vào chức năng, (i) Trung tâm hỗ trợ chỉ thực hiện duy nhất chức năng hỗ trợ cho NKT và các đối tượng liên quan đến NKT như gia đình, cộng đồng, các tổ chức xã hội. Trung tâm hỗ trợ hoàn toàn không có chức năng chuyên biệt (chăm sóc, giáo dục NKT tại trung tâm); ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: