Bài viết nghiên cứu xây dựng mô hình trồng xen có hiệu quả trong vườn cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản nhằm mở rộng diện tích trồng xen, giúp người dân giảm bớt khó khăn trong thời kỳ đầu cao su chưa cho thu nhập, góp phần phát triển ổn định và bền vững cây cao su, một cây trồng đa dụng cho vùng đồi núi Thanh Hóa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng xen có hiệu quả trong vườn cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRỒNG XEN CÓ HIỆU QUẢ TRONG VƢỜN CAO SU THỜI KỲ KIẾN THIẾT CƠ BẢN TẠI HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA Lê Hoài Thanh1 Trong thời kỳ thành lập, mô hình xen canh trồng cao su được xây dựng tạihuyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội vàmôi trường: 1. Trong số các thử nghiệm trồng xen canh, đậu tương và lạc có tác dụng tốt đốivới tăng trưởng và phát triển của cây cao su: 8 tháng sau khi trồng, chu vi cây tăng6,9cm khi trồng xen đậu phộng; 6,6cm với đậu tương và cao hơn so với trồng xen sắn(5,0cm). 2. Trồng lạc xen canh trong vườn cao su mang lại lợi nhuận ròng 21,48 triệuđồng trên 1ha mỗi năm, cao hơn so với sắn và trồng xen canh mía, tương ứng là80,5% và 46,72%. Trồng xen đậu tương tại đồn điền cao su đã đưa ra một lợinhuận ròng 18,74 triệu đồng trên 1ha mỗi năm, cao hơn so với sắn và mía tươngứng là 57,47% và 28%. 3. Lạc trồng xen trong vườn cao su trong thời kỳ đầu là tốt nhất để bảo vệ và cảithiện đất: số đất bị mất do xói mòn là thấp nhất (2,36 tấn/ha; thấp hơn 77,40% so vớitrồng độc canh cao su); đặc tính hóa học đất được cải thiện: đất pHKCl tăng từ 4,10 đến4,16; phốt pho tổng số đất tăng từ 0,12% đến 0,13%; phốt pho tăng từ 6,6mg đến8,1mg/100g đất; kali có sẵn tăng từ 18,3 mg đến 20,7mg/100g đất. Từ khóa: Xen canh, cây cao su 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây cao su (Hevea brasiliensis), là loài cây có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trongchi Hevea do chất nhựa mủ của nó là nguyên liệu chính trong sản xuất cao su tự nhiên. TỉnhThanh Hóa đã xác định cây cao su là một trong những cây chủ lực cho chuyển dịch cơcấu kinh tế, gắn liền công - nông - lâm nghiệp ở trung du, miền núi. Cây cao su trên địabàn huyện Thạch Thành đã khẳng định là loại cây có giá trị kinh tế cao, cây cao su chogiá trị kinh tế cao gấp từ 3-5 lần trên cùng một diện tích so với các loại cây trồng khác.Cây cao su đã góp phần làm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu ruộng đất theo hướngsản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, cây cao su chủ yếu được trồng ở vùng nghèo, dân khôngđủ nguồn lực đầu tư, cây cao su lại mất khoảng 6-7 năm mới khai thác mủ, vì vậy trongnhững năm cao su ở giai đoạn KTCB người trồng cao su sẽ gặp rất nhiều khó khăn trongviệc ổn định đời sống, cây cao su lại trồng hàng rộng với khoảng cách 3 x 6m, địa hình trồng1 ThS. Chuyên viên phòng Đào tạo, trường Đại học Hồng Đức122 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 25. 2015cao su có độ dốc cao nên tốc độ rửa trôi, xói mòn đất trong những năm đầu rất lớn. Ngườidân trồng cao su ở huyện Thạch Thành cũng đã trồng xen một số loài cây ngắn ngày nhưsắn, mía, ngô, đậu lạc, khoai lang, dứa… vào giữa hai hàng cao su, nhưng hoàn toàn tự phát,chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào để xác định loại cây trồng, giống cây trồngphù hợp cho việc trồng xen cho cây cao su thời kỳ KTCB. Chính vì vậy, việc xác định câytrồng trồng xen có hiệu quả trong vườn cao su thời kỳ KTCB mang lại thu nhập cho nôngdân, lấy ngắn nuôi dài, yên tâm phát triển cây cao su, góp phần bảo vệ môi trường, chống xóimòn, rửa trôi đất là việc làm cấp bách mà thực tiễn sản xuất đang đặt ra. Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi thực hiện chuyên đề: “Nghiên cứu xây dựngmô hình trồng xen có hiệu quả cao trong vườn cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản tạihuyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa”. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu: - Giống ngô NK4300 - Giống lạc L26 - Giống đậu tương ĐT 84 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Xây dựng các mô hình trồng xen tại 3 xã: Thạch Quảng, Thạch Tân, ThànhVân; thực hiện trong vụ Xuân năm 2014 và 2015, vụ Hè Thu năm 2014. 2.3. Phương pháp nghiên cứu: 2.3.1. Xây dựng mô hình. Mỗi một mô hình trồng 1 loại cây (ngô, lạc, đậu tương), diện tích 0,5ha/mô hình.Tổng diện tích mô hình là: (0,5 ha/cây x 3 cây x 3 loại hình cao su x 3 xã ) x 2 vụ = 27ha.Các mô hình này được bố trí trên cùng một khu đất có điều kiện lập địa tương tự nhau,đối chứng là mô hình trồng xen truyền thống tại địa phương (trồng xen sắn, mía). 2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, phát triển của cây ngô: Tổng thời gian sinh trưởng, số lá trên cây, chỉ số diện tích lá (độ che phủ), chiềucao cây. + Khả năng chống chịu sâu bệnh: * Sâu đục thân: Tính tỉ lệ số cây bị đục thân trên số cây/ô (thang điểm 1 - 5). * Sâu xám: Tính tỉ lệ cây bị hại trên số cây có trong ô. * Rệp cờ: Đánh giá mức độ rệp muội hại bông cờ (thang điểm 1 - 5). ...