Nghiệp vụ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật - Sổ tay hướng dẫn: Phần 1
Số trang: 85
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.48 MB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiệp vụ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật - Sổ tay hướng dẫn: Phần 1 trình bày những hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ thuật pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiệp vụ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật - Sổ tay hướng dẫn: Phần 1 LỜI GIỚI THIỆU Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, ngày 16/4/2012, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Triển khai thực hiện Pháp lệnh này, ngày 27/6/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; ngày 29/4/2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 13/2014/TT-BTP hướng dẫn việc thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Các văn bản này đã quy định về nguyên tắc, quy trình, trình tự, kỹ thuật pháp điển, đồng thời quy định trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng Bộ pháp điển. Công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật là việc làm mới của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để giúp các cơ quan thuận lợi trong triển khai thực hiện, năm 2014, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp biên soạn cuốn “Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật”. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện công tác pháp điển, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp thấy rằng Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, Nghị định số 63/2013/NĐ-CP, Thông tư số 13/2014/TT-BTP cũng như “Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật” năm 2014 mới chỉ quy định, hướng dẫn những kỹ thuật pháp điển chung chung, nhiều trường hợp đặc thù chưa được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể. Ngoài ra, năm 2016, Bộ Tư pháp xây dựng xong và đưa vào sử dụng Phần mềm pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Để giúp các cơ quan thuận lợi trong việc thực hiện pháp điển trên 5 Phần mềm pháp điển này, được sự hỗ trợ của Dự án phát triển lập pháp quốc gia tại Việt Nam (NLD), Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp biên soạn cuốn: “Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật” gồm hai phần. Theo đó, Phần thứ nhất: “Hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ thuật pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật” - biên soạn lần 2 có sửa đổi, bổ sung; Phần thứ hai: “Hướng dẫn sử dụng Phần mềm pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật” - biên soạn lần đầu. Cuốn Sổ tay này sẽ là tài liệu quan trọng giúp các bộ, ngành triển khai thực hiện công tác pháp điển được chất lượng, hiệu quả. Đây cũng là tài liệu hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các trường đại học chuyên ngành luật. Tuy nhiên, thực tiễn văn bản sử dụng để pháp điển rất đa dạng, phức tạp, nhiều đặc thù nên khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các độc giả để cuốn Sổ tay được hoàn thiện hơn trong lần tái bản. Trân trọng giới thiệu! Hà Nội, tháng 02 năm 2017 NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP 6 DANH MỤC VIẾT TẮT TÊN VĂN BẢN TÊN VIẾT TẮT Pháp lệnh số 03/2012/UBTVQH13 ngày 16/4/2012 của Ủy ban Pháp lệnh pháp điển thường vụ Quốc hội về pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp Nghị định số 63/2013/NĐ-CP lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Thông tư số 13/2014/TT-BTP ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Thông tư số 13/2014/TT-BTP hướng dẫn việc thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Thông tư liên tịch số 192/2013/ TTLT-BTC-BTP ngày 13/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định lập Thông tư liên tịch số 192/2013/ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết TTLT-BTC-BTP toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 06/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề Quyết định số 843/QĐ-TTg mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 29/7/2014 của Thủ tướng Chính Quyết định số 1267/QĐ-TTg phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển 7 PHẦN THỨ NHẤT HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ, KỸ THUẬT PHÁP ĐIỂN HỆ THỐNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ XÂY DỰNG BỘ PHÁP ĐIỂN 1. Pháp điển là gì? Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh pháp điển quy định: “Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển”. Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành bao gồm các hình thức văn bản sau: - Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quyết định của Thủ tướng Chính phủ; nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân 11 dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiệp vụ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật - Sổ tay hướng dẫn: Phần 1 LỜI GIỚI THIỆU Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, ngày 16/4/2012, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Triển khai thực hiện Pháp lệnh này, ngày 27/6/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; ngày 29/4/2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 13/2014/TT-BTP hướng dẫn việc thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Các văn bản này đã quy định về nguyên tắc, quy trình, trình tự, kỹ thuật pháp điển, đồng thời quy định trách nhiệm, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng Bộ pháp điển. Công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật là việc làm mới của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để giúp các cơ quan thuận lợi trong triển khai thực hiện, năm 2014, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp biên soạn cuốn “Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật”. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện công tác pháp điển, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp thấy rằng Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, Nghị định số 63/2013/NĐ-CP, Thông tư số 13/2014/TT-BTP cũng như “Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật” năm 2014 mới chỉ quy định, hướng dẫn những kỹ thuật pháp điển chung chung, nhiều trường hợp đặc thù chưa được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể. Ngoài ra, năm 2016, Bộ Tư pháp xây dựng xong và đưa vào sử dụng Phần mềm pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Để giúp các cơ quan thuận lợi trong việc thực hiện pháp điển trên 5 Phần mềm pháp điển này, được sự hỗ trợ của Dự án phát triển lập pháp quốc gia tại Việt Nam (NLD), Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp biên soạn cuốn: “Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật” gồm hai phần. Theo đó, Phần thứ nhất: “Hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ thuật pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật” - biên soạn lần 2 có sửa đổi, bổ sung; Phần thứ hai: “Hướng dẫn sử dụng Phần mềm pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật” - biên soạn lần đầu. Cuốn Sổ tay này sẽ là tài liệu quan trọng giúp các bộ, ngành triển khai thực hiện công tác pháp điển được chất lượng, hiệu quả. Đây cũng là tài liệu hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các trường đại học chuyên ngành luật. Tuy nhiên, thực tiễn văn bản sử dụng để pháp điển rất đa dạng, phức tạp, nhiều đặc thù nên khó tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các độc giả để cuốn Sổ tay được hoàn thiện hơn trong lần tái bản. Trân trọng giới thiệu! Hà Nội, tháng 02 năm 2017 NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP 6 DANH MỤC VIẾT TẮT TÊN VĂN BẢN TÊN VIẾT TẮT Pháp lệnh số 03/2012/UBTVQH13 ngày 16/4/2012 của Ủy ban Pháp lệnh pháp điển thường vụ Quốc hội về pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp Nghị định số 63/2013/NĐ-CP lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Thông tư số 13/2014/TT-BTP ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Thông tư số 13/2014/TT-BTP hướng dẫn việc thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Thông tư liên tịch số 192/2013/ TTLT-BTC-BTP ngày 13/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định lập Thông tư liên tịch số 192/2013/ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết TTLT-BTC-BTP toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 06/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Danh mục các đề Quyết định số 843/QĐ-TTg mục trong mỗi chủ đề và phân công cơ quan thực hiện pháp điển theo các đề mục Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 29/7/2014 của Thủ tướng Chính Quyết định số 1267/QĐ-TTg phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng Bộ pháp điển 7 PHẦN THỨ NHẤT HƯỚNG DẪN NGHIỆP VỤ, KỸ THUẬT PHÁP ĐIỂN HỆ THỐNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ XÂY DỰNG BỘ PHÁP ĐIỂN 1. Pháp điển là gì? Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh pháp điển quy định: “Pháp điển là việc cơ quan nhà nước rà soát, tập hợp, sắp xếp các quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành, trừ Hiến pháp, để xây dựng Bộ pháp điển”. Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành bao gồm các hình thức văn bản sau: - Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quyết định của Thủ tướng Chính phủ; nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân 11 dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sổ tay hướng dẫn pháp luật Nghiệp vụ pháp điển Hệ thống quy phạm pháp luật Nghiệp vụ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật Bộ pháp điển Phân quyền người dùngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Yêu cầu đặt ra với các cơ quan, tổ chức trong việc lưu trữ tài liệu số
10 trang 30 0 0 -
1 trang 28 0 0
-
1 trang 22 0 0
-
Bài giảng Lập trình Web: Phân quyền người dùng
22 trang 22 0 0 -
6 trang 21 0 0
-
Một số khó khăn, vướng mắc trong quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động bán đấu giá tài sản
4 trang 20 0 0 -
Bộ pháp điển về kinh doanh bảo hiểm: Phần 2
593 trang 19 0 0 -
Bộ pháp điển về kinh doanh bảo hiểm: Phần 1
16 trang 19 0 0 -
Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
122 trang 19 0 0 -
Giáo trình Lập trình cơ sở dữ liệu với C# - Mô hình nhiều tầng: Phần 2
141 trang 19 0 0