NGỌ THIÊN - Zarathustra đã nói như thế
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 104.74 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Zarathustra lại cất bước chạy, chạy mãi, nhưng hắn không còn gặp một ai nữa, hắn cô thân độc ảnh và tự tìm gặp lại mình, hưởng thụ sự cô đơn, nếm nhắp sự cô đơn đó và nghĩ đến những điều tốt đẹp suốt mấy giờ liền. Nhưng vừa lúc chính ngọ, khi mặt trời ở đúng ngay trên đỉnh đầu, Zarathustra đi ngang qua trước một cây cổ thụ uốn mình cong queo sần sùi có đốt, được ôm siết bốn bên bằng tình yêu tràn trề của một gốc nho, đến độ chính vì thế người...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGỌ THIÊN - Zarathustra đã nói như thế Zarathustra đã nói như thế NGỌ THIÊN Zarathustra lại cất bước chạy, chạy mãi, nhưng hắn không còn gặpmột ai nữa, hắn cô thân độc ảnh và tự tìm gặp lại mình, hưởng thụ sự côđơn, nếm nhắp sự cô đơn đó và nghĩ đến những điều tốt đẹp suốt mấy giờliền. Nhưng vừa lúc chính ngọ, khi mặt trời ở đúng ngay trên đỉnh đầu,Zarathustra đi ngang qua trước một cây cổ thụ uốn mình cong queo sần sùicó đốt, được ôm siết bốn bên bằng tình yêu tràn trề của một gốc nho, đến độchính vì thế người ta không nhìn thấy được thân cây: từ cây cổ thụ ấy, treolủng lẳng vô vàn những chùm nho vàng mọng hiến dâng cho lữ khách quađường. Lúc bấy giờ, Zarathustra có ý muốn làm dịu cơn khát nhẹ mơn trênđầu lưỡi bằng cách hái một chùm nho. Nhưng khi Zarathustra đã vươn tay rarồi, lòng hắn lại nổi lên một ước vọng khác, mãnh liệt hơn: ước vọng đượcnằm dài ngủ dưới gốc cây trong buổi chính ngọ của đất trời. Đấy là điều mà Zarathustra đã làm, và khi Zarathustra đã nằm dài trênmặt đất, trong nỗi lặng im tịch mịch c ùng niềm bí ẩn của cỏ dại muôn màu,thì hắn đã quên đi cơn khát nhẹ và thiu thiu ngủ. Bởi vì, như một câu châmngôn của Zarathustra đã bảo: “Có việc cần thiết hơn việc khác”. Tuy nhiên,đôi mắt Zarathustra vẫn mở lớn, vì hắn không chán chiêm ngưỡng và ngợica thân cây cổ thụ cùng tình yêu của gốc nho. Nhưng trong khi ngủ,Zarathustra tự nhủ với lòng mình như sau: “Im lặng! Im lặng! Thế giới há chẳng vừa thành tựu đấy sao? Việc gìđang xảy đến cho ta đây? Như một ngọn gió ngạt ngào vô hình vô ảnh đang khiêu vũ trên biểncả gợn sóng lăn tăn, nhẹ nhàng hiu hắt như một chiếc lông chim: cũng thế,giấc ngủ đang khiêu vũ trên ta. Giấc ngủ không khép mắt ta lại, giấc ngủ để linh hồn ta tỉnh thức.Thực ra, giấc ngủ nhẹ nhàng hiu hắt như một chiếc lông chim. Giấc ngủ đang thuyết phục ta, ta không biết là thế nào; giấc ngủ chạmđến ta từ bên trong bằng một bàn tay mơn vuốt, giấc ngủ đang bức bách ta.Ừ, nó đang bức bách ta, đến độ linh hồn ta mở rộng; - linh hồn kỳ lạ của ta duỗi dài ra, mệt mỏi vô cùng! Đêm tối của ngàythứ bảy đã đến với linh hồn ta giữa khi chính ngọ chăng? Linh hồn ta đã langthang quá lâu trong miền vĩnh phúc, giữa những điều tốt lành đang chín tới? Linh hồn ta duỗi rộng dài ra, dài ra mãi! Linh hồn kỳ lạ của ta đã ngủgiấc bình yên. Nó đã nếm nhắp nhiều sự việc tốt đẹp lắm rồi, nỗi buồn rầuóng vàng này đang đè ép nó, linh hồn ta nhăn nhó mặt mày. Như một chiếc thuyền đã vào trong vịnh biển yên tịnh nhất, giờ đâylinh hồn ta đang áp lưng vào mặt đất, mỏi mệt vì những chuyến hải hành xathẳm cùng những biển cả bất trắc khôn lường. Mặt đất há chẳng trung thànhhơn sao? Như một chiếc thuyền cặp bờ hầu như mơn nhẹ vào lòng đất - và lúcbấy giờ, chỉ cần một con nhện giăng tơ từ đất liền ra đến chiếc thuyền imbóng; chẳng cần đến sợi dây nào kiên cố hơn; Như một chiếc thuyền mệt nhoài nằm im trong vịnh biển yên tịnhnhất, cũng thế, giờ đây ta đang yên nghỉ gần đất liền, trung thành, tín cẩn vàtrong niềm chờ đợi, được buộc chặt với đất liền bằng những sợi dây mongmanh phiếu diểu nhất. Ồ, hạnh phúc! ồ, hạnh phúc! Hỡi linh hồn ta, có gì mà mi không hátca chứ? Mi đang yên nghỉ giữa lòng cỏ dại. Nhưng bây giờ là giờ phút bímật và long trọng, giờ phút mà chẳng có kẻ chăn chiên nào vi vu tiếng sáo. Hãy coi chừng! Buổi ngọ thiên thiêu đốt đang ngủ yên trên nhữngđồng cỏ. Đừng ca hát! Hãy im lặng! Thế giới đã tựu thành. Hỡi linh hồn ta, con chim miền đồng cỏ, đừng ca hát! Và cũng đừngthì thào khe khẽ nữa! Hãy nhìn kia - im lặng! Buổi chính ngọ già nua ngànkiếp đang ngủ yên, buổi chính ngọ đang nhếch môi động miệng: vào giờphút này, nó há chẳng đang uống lấy một giọt hạnh phúc, một giọt nâu sạmcổ xưa của thứ hạnh phúc óng vàng, của thứ rượu vàng óng? Hạnh phúc đẹptươi của nó đang vụng trộm lướt đến bên mình. Một vị thần cũng cười tươinhư thế là cùng. Im lặng! - “Hạnh phúc! Phải có ít thứ dường nào để có đủ hạnh phúc!” Xưa kiata đã nói như thế và tưởng rằng mình khôn ngoan trí huệ. Nhưng đấy chínhlà một sự báng bổ; giờ đây ta đã học biết được điều ấy. Những kẻ điên cuồngtrí huệ nói bằng một ngôn ngữ tốt đẹp hơn nhiều. Hạnh phúc là cái gì bé nhỏ nhất, im lặng nhất, nhẹ nhàng hiu hắt nhất,tiếng xào xạc của một con thằn lằn bò trong cỏ dại, một hơi thở, một sựtrườn lướt, một cái nháy mắt - điều chẳng quan hệ gì lại tạo thành hạnh phúctuyệt vời nhất. Im lặng! Chuyện gì đã xảy đến cho ta? Hãy lắng nghe! Thời gian đã chạy trốnrồi chăng? Ta đã không té ngã?… Hãy lắng tai! Ta đã không bị té ngã vàocái giếng sâu của thiên thu vĩnh cửu đấy sao? Chuyện gì đang xảy đến cho ta?... Im lặng! Ta đã bị đánh trúng vàoquả tim? Hỡi ôi!… Đúng vào quả tim! Ồ, hỡi quả tim ta ơi, hãy vỡ tan, hãyvỡ tan thành từng mảnh sau một ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGỌ THIÊN - Zarathustra đã nói như thế Zarathustra đã nói như thế NGỌ THIÊN Zarathustra lại cất bước chạy, chạy mãi, nhưng hắn không còn gặpmột ai nữa, hắn cô thân độc ảnh và tự tìm gặp lại mình, hưởng thụ sự côđơn, nếm nhắp sự cô đơn đó và nghĩ đến những điều tốt đẹp suốt mấy giờliền. Nhưng vừa lúc chính ngọ, khi mặt trời ở đúng ngay trên đỉnh đầu,Zarathustra đi ngang qua trước một cây cổ thụ uốn mình cong queo sần sùicó đốt, được ôm siết bốn bên bằng tình yêu tràn trề của một gốc nho, đến độchính vì thế người ta không nhìn thấy được thân cây: từ cây cổ thụ ấy, treolủng lẳng vô vàn những chùm nho vàng mọng hiến dâng cho lữ khách quađường. Lúc bấy giờ, Zarathustra có ý muốn làm dịu cơn khát nhẹ mơn trênđầu lưỡi bằng cách hái một chùm nho. Nhưng khi Zarathustra đã vươn tay rarồi, lòng hắn lại nổi lên một ước vọng khác, mãnh liệt hơn: ước vọng đượcnằm dài ngủ dưới gốc cây trong buổi chính ngọ của đất trời. Đấy là điều mà Zarathustra đã làm, và khi Zarathustra đã nằm dài trênmặt đất, trong nỗi lặng im tịch mịch c ùng niềm bí ẩn của cỏ dại muôn màu,thì hắn đã quên đi cơn khát nhẹ và thiu thiu ngủ. Bởi vì, như một câu châmngôn của Zarathustra đã bảo: “Có việc cần thiết hơn việc khác”. Tuy nhiên,đôi mắt Zarathustra vẫn mở lớn, vì hắn không chán chiêm ngưỡng và ngợica thân cây cổ thụ cùng tình yêu của gốc nho. Nhưng trong khi ngủ,Zarathustra tự nhủ với lòng mình như sau: “Im lặng! Im lặng! Thế giới há chẳng vừa thành tựu đấy sao? Việc gìđang xảy đến cho ta đây? Như một ngọn gió ngạt ngào vô hình vô ảnh đang khiêu vũ trên biểncả gợn sóng lăn tăn, nhẹ nhàng hiu hắt như một chiếc lông chim: cũng thế,giấc ngủ đang khiêu vũ trên ta. Giấc ngủ không khép mắt ta lại, giấc ngủ để linh hồn ta tỉnh thức.Thực ra, giấc ngủ nhẹ nhàng hiu hắt như một chiếc lông chim. Giấc ngủ đang thuyết phục ta, ta không biết là thế nào; giấc ngủ chạmđến ta từ bên trong bằng một bàn tay mơn vuốt, giấc ngủ đang bức bách ta.Ừ, nó đang bức bách ta, đến độ linh hồn ta mở rộng; - linh hồn kỳ lạ của ta duỗi dài ra, mệt mỏi vô cùng! Đêm tối của ngàythứ bảy đã đến với linh hồn ta giữa khi chính ngọ chăng? Linh hồn ta đã langthang quá lâu trong miền vĩnh phúc, giữa những điều tốt lành đang chín tới? Linh hồn ta duỗi rộng dài ra, dài ra mãi! Linh hồn kỳ lạ của ta đã ngủgiấc bình yên. Nó đã nếm nhắp nhiều sự việc tốt đẹp lắm rồi, nỗi buồn rầuóng vàng này đang đè ép nó, linh hồn ta nhăn nhó mặt mày. Như một chiếc thuyền đã vào trong vịnh biển yên tịnh nhất, giờ đâylinh hồn ta đang áp lưng vào mặt đất, mỏi mệt vì những chuyến hải hành xathẳm cùng những biển cả bất trắc khôn lường. Mặt đất há chẳng trung thànhhơn sao? Như một chiếc thuyền cặp bờ hầu như mơn nhẹ vào lòng đất - và lúcbấy giờ, chỉ cần một con nhện giăng tơ từ đất liền ra đến chiếc thuyền imbóng; chẳng cần đến sợi dây nào kiên cố hơn; Như một chiếc thuyền mệt nhoài nằm im trong vịnh biển yên tịnhnhất, cũng thế, giờ đây ta đang yên nghỉ gần đất liền, trung thành, tín cẩn vàtrong niềm chờ đợi, được buộc chặt với đất liền bằng những sợi dây mongmanh phiếu diểu nhất. Ồ, hạnh phúc! ồ, hạnh phúc! Hỡi linh hồn ta, có gì mà mi không hátca chứ? Mi đang yên nghỉ giữa lòng cỏ dại. Nhưng bây giờ là giờ phút bímật và long trọng, giờ phút mà chẳng có kẻ chăn chiên nào vi vu tiếng sáo. Hãy coi chừng! Buổi ngọ thiên thiêu đốt đang ngủ yên trên nhữngđồng cỏ. Đừng ca hát! Hãy im lặng! Thế giới đã tựu thành. Hỡi linh hồn ta, con chim miền đồng cỏ, đừng ca hát! Và cũng đừngthì thào khe khẽ nữa! Hãy nhìn kia - im lặng! Buổi chính ngọ già nua ngànkiếp đang ngủ yên, buổi chính ngọ đang nhếch môi động miệng: vào giờphút này, nó há chẳng đang uống lấy một giọt hạnh phúc, một giọt nâu sạmcổ xưa của thứ hạnh phúc óng vàng, của thứ rượu vàng óng? Hạnh phúc đẹptươi của nó đang vụng trộm lướt đến bên mình. Một vị thần cũng cười tươinhư thế là cùng. Im lặng! - “Hạnh phúc! Phải có ít thứ dường nào để có đủ hạnh phúc!” Xưa kiata đã nói như thế và tưởng rằng mình khôn ngoan trí huệ. Nhưng đấy chínhlà một sự báng bổ; giờ đây ta đã học biết được điều ấy. Những kẻ điên cuồngtrí huệ nói bằng một ngôn ngữ tốt đẹp hơn nhiều. Hạnh phúc là cái gì bé nhỏ nhất, im lặng nhất, nhẹ nhàng hiu hắt nhất,tiếng xào xạc của một con thằn lằn bò trong cỏ dại, một hơi thở, một sựtrườn lướt, một cái nháy mắt - điều chẳng quan hệ gì lại tạo thành hạnh phúctuyệt vời nhất. Im lặng! Chuyện gì đã xảy đến cho ta? Hãy lắng nghe! Thời gian đã chạy trốnrồi chăng? Ta đã không té ngã?… Hãy lắng tai! Ta đã không bị té ngã vàocái giếng sâu của thiên thu vĩnh cửu đấy sao? Chuyện gì đang xảy đến cho ta?... Im lặng! Ta đã bị đánh trúng vàoquả tim? Hỡi ôi!… Đúng vào quả tim! Ồ, hỡi quả tim ta ơi, hãy vỡ tan, hãyvỡ tan thành từng mảnh sau một ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Zarathustra triết học theo Zarathustra triết học tài liệu triết học sách triết học triết học thế giới các tư tưởng của triết họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
27 trang 341 2 0
-
Tiểu luận triết học - Ý thức và vai trò của ý thức trong đời sống xã hội
13 trang 275 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 2
92 trang 252 0 0 -
Tiểu luận triết học - Vận dụng quan điểm cơ sở lý luận về chuyển đổi nền kinh tế thị trường
17 trang 230 0 0 -
Tìm hiểu về khoa học nghịch lý: Phần 1
93 trang 145 0 0 -
Tiểu luận đề tài : Triết học phật giáo
25 trang 131 0 0 -
12 trang 128 0 0
-
18 trang 124 0 0
-
24 trang 111 0 0
-
13 trang 106 0 0