Danh mục

NGÔ THÙ DU (Quả khô)

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.22 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quả gần chín, phơi khô của cây Ngô thù du (Euodia rutaecarpa (A. Juss) Hartley), họ Cam (Rutaceae).Mô tả Quả hình cầu hoặc hình cầu dẹt, đường kính 0,2 – 0,5 cm, mặt ngoài màu lục vàng thẫm đến màu nâu, thô, xù xì. Có nhiều điểm chấm dầu nhô lên hoặc trũng xuống. Đỉnh quả có kẽ nứt hình sao 5 cánh, chia quả thành 5 mảnh. Gốc quả còn sót lại cuống phủ lông tơ vàng. Chất cứng, giòn. Mặt cắt ngang quả thấy rõ 5 ô, mỗi ô chứa 1 – 2 hạt màu vàng nhạt....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGÔ THÙ DU (Quả khô) NGÔ THÙ DU (Quả khô) Fructus Evodiae rutaecarpaeQuả gần chín, phơi khô của cây Ngô thù du (Euodia rutaecarpa (A. Juss) Hartley),họ Cam (Rutaceae).M ô tảQuả hình cầu hoặc hình cầu dẹt, đường kính 0,2 – 0,5 cm, mặt ngoài màu lục vàngthẫm đến màu nâu, thô, xù xì. Có nhiều điểm chấm dầu nhô lên hoặc trũng xuống.Đỉnh quả có kẽ nứt hình sao 5 cánh, chia quả thành 5 mảnh. Gốc quả còn sót lạicuống phủ lông tơ vàng. Chất cứng, giòn. Mặt cắt ngang quả thấy rõ 5 ô, mỗi ôchứa 1 – 2 hạt màu vàng nhạt. Mùi thơm ngát, vị cay, đắng.BộtBột màu nâu, lông che chở đa bào gồm 2 – 6 tế bào, đường kính 140 – 350 m,vách ngoài có mấu bướu rõ rệt. Một số khoang tế bào chứa các chất màu vàng nâuđến đỏ nâu. Lông tiết có đầu hình bầu dục, gồm 7 đến 14 tế bào thường chứa chấttiết màu vàng và chân có 2 – 5 tế bào. Cụm tinh thể calci oxalat hình cầu gai, hìnhlăng trụ có đường kính 10 – 25 m . Tế bào mô cứng có vách dày và có ống traođổi rõ thành từng cụm lớn hoặc rời rạc đườnh kính 35 – 70 m . Mảnh mô mềm cóchứa calci oxalat hình cầu gai, hình lăng trụ. Tinh bột, khối màu, mạch vạch. Đôikhi còn thấy các mảnh vỡ màu vàng của các khoang dầu.Định tínhA. Lấy 0,5 g bột dược liệu, cho vào ống nghiệm, thêm 10 ml dung dịch acidhydrocloric 1% (TT), lắc mạnh vài phút, lọc. Lấy dịch lọc làm các phản ứng sau:Lấy 2 ml dịch lọc, thêm 1 giọt thuốc thử Mayer (TT), lắc đều, sẽ có tủa màu trắngngà.Lấy 1 ml dịch lọc, thêm từ từ 2 ml dung dịch p-dimethyl aminobenzaldehyd (TT),đun nóng trên cách thủy, giữa hai lớp dung dịch sẽ hình thành vòng nâu đỏ.Độ ẩmKhông quá 5% (Phụ lục 9.6).Tạp chấtCuống quả đã tách rời và tạp chất khác: Không quá 3% (Phụ lục 12.11).Định lượngTiến hành theo phương pháp định lượng tinh dầu (Phụ lục 12.7). Dùng 100 g dượcliệu. Hàm lượng tinh dầu không ít hơn 0,25%, tính theo dược liệu khô kiệt.Chế biếnThu hoạch từ tháng 8 đến tháng 11, khi quả chưa nứt, cắt cành có quả, phơi hoặcsấy khô ở nhiệt độ thấp (40 - 50 oC), loại bỏ cành cuộng, lá, cuống quả và tạp chấtkhác.Bào chếNgô thù du sống: Loại bỏ tạp chất.Ngô thù du chế: Giã hoặc tán thô Cam thảo và sắc với đồng lượng nước, lọc bỏ bã,cho Ngô thù du sạch vào dụng cụ có nắp, trộn với nước sắc Cam thảo và ủ chothấm hết, sao se, lấy ra phơi khô. Dùng 6 kg Cam thảo cho chế 100 kg Ngô thù du.Bảo quảnĐể nơi khô mát.Tính vị, qui kinhTân, ôn, khổ, tiểu độc. Quy vào kinh tỳ, vị, can, thận.Công năng, chủ trịÔn trung, tán hàn, chỉ thống, giáng nghịch, chỉ ẩu. Chủ trị: Quyết âm đầu thống,hàn sán đau bụng, hàn thấp, cước khí, thượng vị đau chướng kèm nôn, ợ chua, ngũcanh tả.Dùng ngoài: Hoà dấm đắp huyệt dũng tuyền, chữa loét miệng lưỡi, huyễn vựng.Cách dùng, liều lượngNgày dùng 1,5 - 4,5 g, phối ngũ trong các bài thuốc,dùng ngoài lượng thích hợp.Kiêng kỵKhông dùng kéo dài và cho người âm hư nội nhiệt.

Tài liệu được xem nhiều: