Ngó trên tay điếu thuốc đã lụi dần: thuốc lá và tác hại đến sức khỏe
Số trang: 16
Loại file: pdf
Dung lượng: 456.57 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ngó trên tay điếu thuốc đã lụi dần: thuốc lá và tác hại đến sức khỏeNguyễn Văn Tuấn Lời nói đầu: Tôi có nhiều bạn hút thuốc lá, và tôi tôn trọng quyền của họ. Hồi còn học trung học tôi cũng có lần “thử nghiệm” với cái loại hàng độc hại này, nhưng bị thầy phạt cho một trận nhớ đời, và từ đó không dám làm quen với nó nữa. Thời đó, hút thuốc lá là một cái mốt, chẳng ai chất vấn độc hại ra sao, nhưng sau này lớn lên chút (và có thêm thông tin)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngó trên tay điếu thuốc đã lụi dần: thuốc lá và tác hại đến sức khỏe Ngó trên tay điếu thuốc đã lụi dần: thuốc lá và tác hại đến sức khỏe Nguyễn Văn TuấnLời nói đầu: Tôi có nhiều bạn hút thuốc lá, và tôi tôn trọng quyền của họ. Hồi cònhọc trung học tôi cũng có lần “thử nghiệm” với cái loại h àng độc hại này, nhưngbị thầy phạt cho một trận nhớ đời, và từ đó không dám làm quen với nó nữa. Thờiđó, hút thuốc lá là một cái mốt, chẳng ai chất vấn độc hại ra sao, nh ưng sau nàylớn lên chút (và có thêm thông tin) mới biết thuốc lá rất độc hại. Hút thuốc lá làmột sự lựa chọn cá nhân, nhưng phiền một cái là sự lựa chọn đó có ảnh hưởngđến người chung quanh, cho nên mới xảy ra bao nhiêu vấn đề tế nhị, bao nhiêutranh cãi về quyền tự do hút thuốc và quyền được không ngửi khói thuốc. Tuầnvừa qua có hai nghiên cứu rất quan trọng về tác hại của thuốc lá làm tôi nhớ đếnbài viết này vốn đã viết từ 8 năm trước, và muốn chia sẻ cùng các bạn. Thuốc lá đối với người Việt chúng ta có thời được xem là một món hàngthi vị, một người bạn đồng hành trong những lúc hiu quạnh, hay chờ đón tiển đưa.Thi sĩ Hồ Dzếnh, tác giả của những vần thơ bất tử đã đi vào tâm khảm của bao thếhệ thanh niên Việt, từng viết: Em cứ hẹn, nhưng em đừng đến nhé / Để lòng buồntôi dạo khắp trong sân / Ngó trên tay điếu thuốc đã lụi dần / Tôi nói khẽ: gớm, làmsao nhớ thế! Trong một truyện dài mà tôi đọc từ những năm còn học trung học,nhà văn DA (tên thật là VML) khuyên thanh niên -- qua lời nói của tay học trò HàNội sành điệu với một cậu học trò nhà quê mới lên thành phố: Mày nên tập hútthuốc lá; giờ phút hẹn hò với người yêu nó dài ghê lắm. Hút thuốc lá là tuyệtnhất. Khói thuốc tỏa thành hình dáng ng ười yêu, khói thuốc bắt kim đồng hồ chạynhanh. Rồi khi ngồi bên em, khói thuốc giúp mày làm thời gian ngừng trôi. Khói thuốc làm cho thời gian ngừng trôi. Lời khuyên ấn tượng! Nếu hiểuthời gian ngừng trôi là lúc một cá nhân không còn hiện hữu trên thế giới thì lờikhuyên ấn tượng đó cũng có cơ sở. Thật vậy, qua nghiên cứu khoa học trong thờigian qua, thuốc lá không còn là thứ món hàng thi vị nữa, mà là một độc chất có thểgây nên hàng loạt bệnh, kể cả ung thư, và làm ngắn tuổi thọ con người. Nói mộtcách ngắn gọn là: thuốc lá giết người. Và hút thuốc là một hành động tự sát. Đãđến lúc chúng ta cần phải xem lại món hàng thi vị này, và xếp nó vào loại hànghóa độc hại.Vài hàng về lịch sử thuốc lá Không ai biết chính xác thuốc lá và hút thuốc được xuất phát từ đâu và tựbao giờ. Tuy nhiên, giới sử học tin rằng thuốc lá được trồng ở Mĩ vào khoảng6000 năm trước Công Nguyên. Ngay vào những năm đầu Công Nguyên, ngườiMĩ da đỏ đã dùng thuốc lá vào các dịp lễ lạc và chpo các mục đích y khoa. Họ tinrằng thuốc lá có thể chữa lành bệnh, kể cả cầm máu và làm chóng lành vết thương,cũng như làm thuốc giảm đau. Năm 1542, Christopher Columbus (người khám phá ra Mĩ châu) được vàingười Mĩ da đỏ tặng một số thuốc lá khô khi ông ta gặp họ lần đầu. Sau đó ôngmang về lại Tây Ban Nha, và từ đó được trồng khắp Âu châu. (Có nngười còn chorằng đó là một hình thức trả thù của người Mĩ da đỏ cho sự xâm nhập của ngườiÂu châu!) Vì thế, chữ Tobacco (mà ta dịch là thuốc lá ngày nay) có xuất xứ từtiếng Tây Ban Nha, Tabaco, tên của một lá cây. (Thật ra, nguồn gốc sâu xa hơnnữa của Tabaco vẫn còn trong vòng tranh cãi giữa các nhà ngôn ngữ học.) Người Âu châu cũng tin rằng thuốc lá có thể chữa bá bệnh, từ ung th ư đếnhôi miệng! Năm 1571, một bác sĩ người Tây Ban Nha tên là Nicolas Monardesviết một quyển sách về lịch sử các loại dược thảo; trong sách, ông tuyên bố rằngthuốc lá có thể chữa được 36 loại bệnh khác nhau. Vì thế, trong những năm thuộcthế kỉ 17, thuốc lá trở thành cực kì thông dụng đến nổi nó được dùng như vàng,như đơn vị tiền tệ trong buôn bán. Từ đó, hút thuốc lá nghiễm nhiên trở thành một phong trào, nhất là tronggiới đàn ông. Các công ti sản xuất thuốc lá cũng lần l ược ra đời trên khắp Âuchâu, và đặc biệt là tại Mĩ. Năm 1760, Pierre Lorillard thành lập công ti sản xuấtthuốc lá tại thành phố New York. Ngày nay, P. Lorillard là công ty thuốc lá lâuđời nhất ở Mĩ. Năm 1875, Ông R. J. Reynolds, một nhà kinh doanh thuốc lá cótiếng, cũng thành lập một công ti lấy tên là R. J. Tobacco Company ở WinstonSalem thuộc bang Nam Carolina, một vùng sản xuất thuốc lá khét tiếng thế giới. Hãng Phillip Morris, một công ti được thành lập ở Anh vào năm 1847chuyên bán thuốc lá Thổ Nhĩ Kì, cũng nhảy vào thị trường Mĩ bằng cách thiết lậpmột công ti tại thành phố New York vào năm 1902, và bắt đầu sản xuất loại thuốclá nổi tiếng Marlboro. Năm 1913, R. J. Reynold phản công bằng loại thuốc mangtên là Camel, một hiệu thuốc lá nổi tiếng khác. Cho đến năm 1923, Camel chiếmlĩnh hơn 45% thị trường thuốc lá Mĩ! Năm 1939, American Tobacco Companycho ra đời hiệu thuốc lá danh tiếng Pall Mall và công ti này nhanh chóng trở ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngó trên tay điếu thuốc đã lụi dần: thuốc lá và tác hại đến sức khỏe Ngó trên tay điếu thuốc đã lụi dần: thuốc lá và tác hại đến sức khỏe Nguyễn Văn TuấnLời nói đầu: Tôi có nhiều bạn hút thuốc lá, và tôi tôn trọng quyền của họ. Hồi cònhọc trung học tôi cũng có lần “thử nghiệm” với cái loại h àng độc hại này, nhưngbị thầy phạt cho một trận nhớ đời, và từ đó không dám làm quen với nó nữa. Thờiđó, hút thuốc lá là một cái mốt, chẳng ai chất vấn độc hại ra sao, nh ưng sau nàylớn lên chút (và có thêm thông tin) mới biết thuốc lá rất độc hại. Hút thuốc lá làmột sự lựa chọn cá nhân, nhưng phiền một cái là sự lựa chọn đó có ảnh hưởngđến người chung quanh, cho nên mới xảy ra bao nhiêu vấn đề tế nhị, bao nhiêutranh cãi về quyền tự do hút thuốc và quyền được không ngửi khói thuốc. Tuầnvừa qua có hai nghiên cứu rất quan trọng về tác hại của thuốc lá làm tôi nhớ đếnbài viết này vốn đã viết từ 8 năm trước, và muốn chia sẻ cùng các bạn. Thuốc lá đối với người Việt chúng ta có thời được xem là một món hàngthi vị, một người bạn đồng hành trong những lúc hiu quạnh, hay chờ đón tiển đưa.Thi sĩ Hồ Dzếnh, tác giả của những vần thơ bất tử đã đi vào tâm khảm của bao thếhệ thanh niên Việt, từng viết: Em cứ hẹn, nhưng em đừng đến nhé / Để lòng buồntôi dạo khắp trong sân / Ngó trên tay điếu thuốc đã lụi dần / Tôi nói khẽ: gớm, làmsao nhớ thế! Trong một truyện dài mà tôi đọc từ những năm còn học trung học,nhà văn DA (tên thật là VML) khuyên thanh niên -- qua lời nói của tay học trò HàNội sành điệu với một cậu học trò nhà quê mới lên thành phố: Mày nên tập hútthuốc lá; giờ phút hẹn hò với người yêu nó dài ghê lắm. Hút thuốc lá là tuyệtnhất. Khói thuốc tỏa thành hình dáng ng ười yêu, khói thuốc bắt kim đồng hồ chạynhanh. Rồi khi ngồi bên em, khói thuốc giúp mày làm thời gian ngừng trôi. Khói thuốc làm cho thời gian ngừng trôi. Lời khuyên ấn tượng! Nếu hiểuthời gian ngừng trôi là lúc một cá nhân không còn hiện hữu trên thế giới thì lờikhuyên ấn tượng đó cũng có cơ sở. Thật vậy, qua nghiên cứu khoa học trong thờigian qua, thuốc lá không còn là thứ món hàng thi vị nữa, mà là một độc chất có thểgây nên hàng loạt bệnh, kể cả ung thư, và làm ngắn tuổi thọ con người. Nói mộtcách ngắn gọn là: thuốc lá giết người. Và hút thuốc là một hành động tự sát. Đãđến lúc chúng ta cần phải xem lại món hàng thi vị này, và xếp nó vào loại hànghóa độc hại.Vài hàng về lịch sử thuốc lá Không ai biết chính xác thuốc lá và hút thuốc được xuất phát từ đâu và tựbao giờ. Tuy nhiên, giới sử học tin rằng thuốc lá được trồng ở Mĩ vào khoảng6000 năm trước Công Nguyên. Ngay vào những năm đầu Công Nguyên, ngườiMĩ da đỏ đã dùng thuốc lá vào các dịp lễ lạc và chpo các mục đích y khoa. Họ tinrằng thuốc lá có thể chữa lành bệnh, kể cả cầm máu và làm chóng lành vết thương,cũng như làm thuốc giảm đau. Năm 1542, Christopher Columbus (người khám phá ra Mĩ châu) được vàingười Mĩ da đỏ tặng một số thuốc lá khô khi ông ta gặp họ lần đầu. Sau đó ôngmang về lại Tây Ban Nha, và từ đó được trồng khắp Âu châu. (Có nngười còn chorằng đó là một hình thức trả thù của người Mĩ da đỏ cho sự xâm nhập của ngườiÂu châu!) Vì thế, chữ Tobacco (mà ta dịch là thuốc lá ngày nay) có xuất xứ từtiếng Tây Ban Nha, Tabaco, tên của một lá cây. (Thật ra, nguồn gốc sâu xa hơnnữa của Tabaco vẫn còn trong vòng tranh cãi giữa các nhà ngôn ngữ học.) Người Âu châu cũng tin rằng thuốc lá có thể chữa bá bệnh, từ ung th ư đếnhôi miệng! Năm 1571, một bác sĩ người Tây Ban Nha tên là Nicolas Monardesviết một quyển sách về lịch sử các loại dược thảo; trong sách, ông tuyên bố rằngthuốc lá có thể chữa được 36 loại bệnh khác nhau. Vì thế, trong những năm thuộcthế kỉ 17, thuốc lá trở thành cực kì thông dụng đến nổi nó được dùng như vàng,như đơn vị tiền tệ trong buôn bán. Từ đó, hút thuốc lá nghiễm nhiên trở thành một phong trào, nhất là tronggiới đàn ông. Các công ti sản xuất thuốc lá cũng lần l ược ra đời trên khắp Âuchâu, và đặc biệt là tại Mĩ. Năm 1760, Pierre Lorillard thành lập công ti sản xuấtthuốc lá tại thành phố New York. Ngày nay, P. Lorillard là công ty thuốc lá lâuđời nhất ở Mĩ. Năm 1875, Ông R. J. Reynolds, một nhà kinh doanh thuốc lá cótiếng, cũng thành lập một công ti lấy tên là R. J. Tobacco Company ở WinstonSalem thuộc bang Nam Carolina, một vùng sản xuất thuốc lá khét tiếng thế giới. Hãng Phillip Morris, một công ti được thành lập ở Anh vào năm 1847chuyên bán thuốc lá Thổ Nhĩ Kì, cũng nhảy vào thị trường Mĩ bằng cách thiết lậpmột công ti tại thành phố New York vào năm 1902, và bắt đầu sản xuất loại thuốclá nổi tiếng Marlboro. Năm 1913, R. J. Reynold phản công bằng loại thuốc mangtên là Camel, một hiệu thuốc lá nổi tiếng khác. Cho đến năm 1923, Camel chiếmlĩnh hơn 45% thị trường thuốc lá Mĩ! Năm 1939, American Tobacco Companycho ra đời hiệu thuốc lá danh tiếng Pall Mall và công ti này nhanh chóng trở ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thuốc lá và tác hại Thành tựu khoa học nghiên cứu khoa học Nghiên cứu y khoa thành tựu y họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1552 4 0 -
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 492 0 0 -
57 trang 339 0 0
-
33 trang 332 0 0
-
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 270 0 0 -
95 trang 269 1 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 267 0 0 -
29 trang 227 0 0
-
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 221 0 0 -
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 220 0 0