Đánh thắng giặc, ta lại tiến hành ngoại giao với giặc. Ngoại giao lúc này là ngoại giao hòa hoãn: vừa đấu tranh, vừa giao hảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGOẠI GIAO THỜI CUỐI TRẦN, THỜI HỒ VÀ HẬU TRẦN – PHẦN 1Lược sử ngoại giao VN các thời trướcChương bốnNGOẠI GIAO THỜI CUỐI TRẦN, THỜI HỒ VÀHẬU TRẦN – phần 1I- TIẾP TỤC NGOẠI GIAO VỚI TRIỀU NGUYÊNỞ TRUNG QUỐCĐánh thắng giặc, ta lại tiến hành ngoại giao với giặc.Ngoại giao lúc này là ngoại giao hòa hoãn: vừa đấutranh, vừa giao hảo. Nếu chưa thiết lập được nhữngquan hệ thân thiện hữu nghị thì cũng làm giảm bớtnhững tiếp xúc căng thẳng giữa hai nước, xóa bỏnhững mưu đồ lấn chiếm, xâm lược của những thếlực bành trướng hiếu chiến bên nước láng giềng.Nhà Nguyên ba lần đem quân xâm lược nước ta, cảba lần đều thất bại. Cuộc chiến tranh lần thứ ba kếtthúc vào tháng ba năm Mậu Tý (1288). Tháng 10,nhà Trần chủ động cho sứ sang Nguyên trao đổi việctrả hàng vạn tù binh cho nhà Nguyên. Từ đấy tới 5năm sau, công việc trao trả tù binh tiến hành liên tiếp.Quan hệ giữa hai nước không có gì căng thẳng. Tớinăm 1293 bạo chúa Hốt Tất Liệt trở mặt, kiếmchuyện. Đầu năm 1293, Hốt Tất Liệt cho sứ bộLương Tằng, Trần Phu tới Đại Việt đòi vua Trầnsang chầu. Vua Trần từ chối việc sang chầu mà chỉcho sứ bộ Đào Tử Kỳ cùng sứ Nguyên sang TrungQuốc đem sản vật địa phương biếu vua Nguyên.Tháng 9 năm 1293, sứ bộ Đào Tử Kỳ đưa lễ vật tớiBắc Kinh. Nhưng khát vọng của Hốt Tất Liệt khôngphải là quà cáp biếu xén, nên đã hạ lệnh đưa Đào TửKỳ tới Giang Lăng giam lại và tổ chức đạo quân xâmlược. Đạo quân được thành lập, quân số ít hơn các lầntrước, gồm 56.570 quân, 1.000 thuyền, 70 vạn khígiới, 35 vạn thạch lương, 2 vạn thạch thức ăn chongựa, 21 vạn cân muối và cho quân lính, mỗi người 2đĩnh tiền. Tất cả đạo quân đặt dưới quyền chỉ huy củabình chương Lưu Quốc Kiệt và chư vương Diệc CátLý Đãi, có một ban tham mưu giúp việc, gồm cáctướng Triệt Lý Man, Trần Nham, Triệu Tu Kỷ, VânTòng Long, Trương Văn Hổ, Sầm Hùng.Nhưng lúc này không còn là lúc nhà Nguyên có thểdễ dàng gây rối. Rậm rịch ra quân từ mấy tháng cuốinăm 1293, mà không sao gọi được đủ quân, mặc dầuquân số định lấy chỉ là hơn 5 vạn người. Tới đầu năm1294, quân các nơi tới tập trung để lập đạo quân xâmlược còn quá ít. Hốt Tất Liệt hạ lệnh cho các địaphương Tư, Sá, Trấn Viễn, Hoàng Bình đưa 8.000quân cũ của nhà Tống gia nhập đạo quân của LưuQuốc Kiệt. Lệnh này chưa kịp thi hành thì ngày 18tháng 2 năm 1294 Hốt Tất Liệt chết. Người nối ngôiHốt Tất Liệt là Nguyên Thành Tôn thấy nhà Nguyênđã ba lần gây chiến với Đại Việt, huy động hàng trămvạn quân mà còn thất bại, nay đưa 5 - 6 vạn quân đigây chiến thì sao có thể được, nên đành tạm hoãnlệnh đó. Mà không hoãn lệnh đó không từ bỏ thamvọng xâm lược Đại Việt thì tập đoàn cuồng chiến nhàNguyên cũng không làm gì được.Chiến thắng của Đại Việt đã bẻ gãy mọi nanh vuốtcủa bọn vua chúa nhà Nguyên hiếu chiến. Sau chiếntranh xâm lược Đại Việt, thế và lực của triều Nguyênsa sút nghiêm trọng, không sao hồi phục được.Nhưng không phải vì thế mà chúng trở thành nhữngkẻ có thiện chí hòa bình, sống hữu hảo với các dântộc khác. Đối với Đại Việt, vua chúa nhà Nguyênhậm hực vô cùng, nhưng thế không làm gì được đànhphải chịu, nhiều khi phải nhượng bộ, có lúc còn sợĐại Việt tiến công, đánh phá.Năm 1299, một sứ bộ của ta sang Nguyên do ĐặngNhữ Lâm cầm đầu đã bí mật làm một số việc: vẽ bảnđồ các cung diện và vườn thượng uyển, mua các bảnđồ và sách cấm của Trung Quốc, sao chép những vănthư Việt Nam có ở Trung Quốc, ghi chép tình hìnhquân sự và các rừng núi ở biên giới phía bắc. Triềuđình nhà Nguyên phát hiện những việc làm này. Nếunhư trước kia thì họ bắt ngay sứ Đại Việt giam lại,chưa biết đến bao giờ mới cho về, hoặc đem giết sứđi, nhưng nay thì không dám. Nhà Nguyên chỉ cho sứsang Đại Việt yêu cầu triều đình nhà Trần không đểcho sứ sang Nguyên làm những việc như thế.Sau đó, sứ thần hai nước cứ vài năm qua lại một lần,hoặc báo cho nhau những tin tức như vua mới lênngôi, hoặc biếu xén nhau quà cáp.Năm 1308, nhà văn lỗi lạc đương thời là trạngnguyên Mạc Đĩnh Chi sang Nguyên. Các quan lạinhà Nguyên rất phục ông là người thông minh tài trí.Một lần ông ngồi chơi trong phủ tể tướng nhàNguyên. Lúc ấy là khoảng tháng 5 - tháng 6, trongphủ treo một cái màn mỏng có thêu hình con chimtước vàng đậu cành trúc. Tước là con chim sẻ. MạcĐĩnh Chi thản nhiên kéo cái màn xuống xé đi, mặcdầu cái màn thêu rất đẹp. Mọi người lấy làm lạ, hỏitại sao. Mạc Đĩnh Chi trả lời:Tôi thấy người xưu vẽ mai - tước, chưa thấy ai vẽtrúc - tước bao giờ. Nay trong trướng của tể tướng lạithêu chim tước đậu cành trúc. Trúc là quân tử, tước làtiểu nhân. Tể tướng đem trúc - tước mà thêu vàotrướng, thế là để tiểu nhân lên trên quân tử. Tôi sợrằng đạo của tiểu nhân ngày càng lớn thịnh lên, đạocủa quân tử ngày mòn mỏi đi, cho nên tôi trừ bọn tiểunhân giúp thánh hiền. Người Nguyên phục là nhanhtrí.Khoảng những năm 1311 - 1312, bọn quan lại, tướnglĩnh nhà Nguyên ở gần biên giới lén lút lấn chiếmmột số vùng đất của ta sát biên giới. Bọn cầm đầuchâu Quy Thuận thuộc ...