Danh mục

NGOẠI GIAO THỜI CUỐI TRẦN, THỜI HỒ VÀ HẬU TRẦN – PHẦN 2

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 138.29 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau chiến tranh chống Nguyên, quan hệ giữa ta và Chiêm Thành có nhiều chuyển biến. Năm 1293, Chiêm Thành đem tặng phẩm tới triều đình Đại Việt. Tháng 2 âm lịch (1301), Chiêm Thành sang cống và tháng sau Thượng hoàng Trần Minh Tông sang thăm Chiêm Thành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGOẠI GIAO THỜI CUỐI TRẦN, THỜI HỒ VÀ HẬU TRẦN – PHẦN 2Lược sử ngoại giao VN các thời trướcChương bốnNGOẠI GIAO THỜI CUỐI TRẦN, THỜI HỒ VÀHẬU TRẦN – phần 2II- QUAN HỆ VỚI CHIÊM THÀNHSau chiến tranh chống Nguyên, quan hệ giữa ta vàChiêm Thành có nhiều chuyển biến. Năm 1293,Chiêm Thành đem tặng phẩm tới triều đình Đại Việt.Tháng 2 âm lịch (1301), Chiêm Thành sang cống vàtháng sau Thượng hoàng Trần Minh Tông sang thămChiêm Thành. Đấy là một điều rất đặc biệt. Từthượng cổ tới bấy giờ, chưa một vua Việt Nam nàosang thăm chính thức nước khác. Điều đặc biệt nữa làkhông những Thượng hoàng sang thăm Chiêm Thànhmà còn nhận lời gả một công chúa (con gái Thượnghoàng) cho vua Chiêm là Chế Mân. Sử của ngườiphương Tây ghi vương hiệu Chế Mân là Jaya Simha -Varman III. Chế Mân đã lấy công chúa vua Mã Lailàm hoàng hậu, gọi là hoàng hậu Tapasi.Năm 1305, vua Chiêm cho một phái đoàn hơn mộttrăm người, đứng đầu là đại thần Chế Bồ Đài đem lễvật gồm vàng bạc, hương quý vật hiếm sang cầu hôncông chúa vua Đại Việt. Giữa năm 1306, Thượnghoàng Trần Nhân Tông cho đưa công chúa HuyềnTrân sang Chiêm. Vua Chiêm dâng hai châu Ô và Lýlàm của hồi môn, tức châu Thuận, châu Hóa, sau hợpthành Thuận Hóa. Công chúa Huyền Trân lấy vuaChiêm là Chế Mân sinh được một con trai là thái tửChế Đa Da. Giữa năm 1307, vua Chiêm Chế Mânchết. Bốn tháng sau, triều đình Chiêm nhân danh tháitử Chế Đa Da cho sứ thần là Bảo Lộc Kê đưa voitrắng sang tặng vua Trần.Tháng 11 năm 1307, Chiêm Thành làm lễ hỏa tángthi thể vua Chế Mân. Theo tục lệ của Chiêm Thành,khi nào làm hỏa táng một vua chết thì hoàng hậu củavua đó phải lên dàn hỏa thiêu chết theo. Vua Trần sợcông chúa Huyền Trân bị hại, cho một phái đoànsang Chiêm lấy danh nghĩa là viếng để tìm cách cứucông chúa. Phái đoàn này do Trần Khắc Chung vàĐặng Văn cầm đầu. Đúng ngày làm lễ hỏa táng, pháiđoàn của vua Trần tìm cách đưa công chúa HuyềnTrân và con trai Đa Da ra biển, chạy về nước.Khi Chế Mân chết, con Chế Mân là Chế Chí lên làmvua Chiêm và cho sứ sang cống nhà Trần.Nhưng lúc này vua Trần đã mưu đánh chiếm nướcChiêm. Nên khi sứ Chiêm ra về thì vua Trần tổ chứcđại quân theo hai đường thủy bộ kéo sang. Vua thânđem sáu quân đi đường bộ, cho Đoàn Nhữ Hài làmThiên tử chiêu dụ sứ đi trước. Nghe theo lời chiêu dụ,vua Chiêm là Chế Chí đem vợ con, thân thuộc, đithuyền theo đường biển tới hàng vua Trần. Chiếntranh kết thúc. Vua Trần trở về Thăng Long đem ChếChí cùng về. Vua Trần phong cho Chế Chí làm HiệuTrung vương, sau đổi làm Hiệu Thuận vương. NhàTrần cho Chế Chí ở hành cung Gia Lâm. Tháng 2(âm lịch) năm sau (1313), Chế Chí chết, nhà Trầntheo tục của Chiêm Thành, làm lễ hỏa táng.Khi Chế Chí sang Đại Việt, nhà Trần phong cho emChế Chí là Chế Đà A Bà Niêm làm á hầu, coi ChiêmThành là thuộc quốc. Nhưng Chế Đà vẫn xưng vươnghiệu, sử ghi là Chế Năng.Năm 1318, Chế Năng chống lại triều đình ThăngLong, tiến quân đánh lên Thuận Hóa. Nhà Trần choquân đi ứng cứu. Một tướng Trần là Lý Tất Kiếnđánh thua, chết tại trận, lão tướng Phạm Ngũ Lão tiếnquân đánh tan quân Chiêm, bắt tù binh rất nhiều. VuaChiêm Chế Năng chạy sang Ja-va.Nhà Trần phong một tướng người Chiêm là Chế ANan làm Hiệu Thánh á vương, nước Chiêm lệ thuộcĐại Việt. Ít lâu sau, người Chiêm từ bỏ sự lệ thuộcđó. Năm 1326 nhà Trần cho Huệ Túc vương Trần ĐạiNiên đem quân đi đánh, nhưng thất bại, phải quay về.Năm 1342, vua Chiêm Thành Chế A Nan chết, con rểlà Trà Hòa Bố Để không cho con trai A Nan nối ngôimà tự lập làm vua. Từ đó vua Chiêm mới thoát ly dầnkhỏi sự lệ thuộc triều đình Đại Việt.Năm 1346, vua Trần cho Phạm Nguyên Hằng sang sứChiêm Thành, trách Chiêm Thành thiếu lễ triều cốnghàng năm. Chưa muốn tỏ hẳn là chống lại, cuối nămấy vua Chiêm cho sứ sang cống nhà Trần, nhưng lễvật rất ít.Năm 1352, Chế Mỗ là con trai Chế A Nan bị Trà HòaBố Để cướp ngôi vua, đem voi trắng và nhiều cốngvật sang hiến vua Trần để xin vua Trần đem quânđánh Trà Hòa Bố Để, lập Chế Mỗ làm vua Chiêm.Giữa năm 1353, nhà Trần cho quân đưa Chế Mỗ vềChiêm. Triều đình Chiêm cho quân chống lại. QuânTrần phải quay về. Chế Mỗ ở lại Đại Việt. Ít lâu sauthì chết.Chiêm Thành tiến đánh Thuận Hóa (lúc ấy gọi làchâu Hóa). Quân Trần thua. Vua Trần cho TrươngHán Siêu đem quân Thần Sách vào ứng cứu và trấngiữ châu Hóa.Từ năm 1361 trở đi, Chiêm Thành luôn luôn đánhphá miền biên giới và miền ven biển Đại Việt. VuaChiêm Thành bấy giờ là Chế Bồng Nga, một vua giỏicủa Chiêm Thành, lên ngôi từ năm 1360.Tháng ba(nhuận) năm Tân Hợi (1371), quân Chiêm Thànhđánh vào cửa biển Đại An, một cửa biển thuộc NamHà ngày nay và tiến thẳng lên kinh thành ThăngLong. Vua Trần phải bỏ chạy, đi thuyền sang sôngĐông Ngàn (tức sông Đuống) để tránh giặc. QuânChiêm vào thành đốt phá cung điện, sách vở, cướpcon gái, ngọc lụa đem về Chiêm.Muốn trả thù, năm 1373 vua Trần Duệ Tông cho bổsung quân ngũ, sửa đóng thuyền chiến và xuốngchiếu thân chinh đi đánh Chiêm Thành, nhưng chưađi mà cho Hành khiển tham mưa quân sự là Đỗ TửBình vào trấn giữ châu Hóa. Vua Chiêm cầu hòa,đem 10 mâm vàng tới nhờ Đỗ Tử Bình chuyển dângvua Trần. Đỗ Tử Bình lấy cả 10 mâm vàng đó và nóidối vua Trần là vua Chiêm - Chế Bồng Nga ngạomạn, vô lễ, chống lại. Vì thế vua Trần tức giận, quyếtý thân chinh.Cuối năm Bính Thìn (đầu năm 1377) vua Trần DuệTông đem 12 vạn quân từ kinh thành Thăng Long rađi, cho tham mưu quân sự Hồ Quý Ly đốc suất NghệAn, Tân Bình, Thuận Hóa cung cấp và chuyên chởquân lương. Quân Trần đi tới cửa biển Di Luân, naylà cửa Ròn, thuộc huyện Quảng Trạch, Quảng Bìnhthì chia thành hai bộ phận: một bộ phận đi đườngthủy, một bộ phận tiếp tục đi đường bộ.Ngày 23 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1377), quân Trầntới cửa biển Thi Nại, tức Quy Nhơn ngày nay thìđóng lại ở động Ỷ Mang. Chế Bồng Nga là ngườimưu trí, cho dựng trại ở ngoài thành Chà Bàn, saimột viên quan nhỏ là Thu Bà Ma giả đầu hàng, nóidối là Chế Bồng Nga đã trốn đi, chỉ còn thành không,khuyên vua ...

Tài liệu được xem nhiều: