Danh mục

NGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - PHẦN 3

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 162.47 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Như các lãnh tụ nghĩa quân đã lường trước, bọn Vương Thông quả thật có ý muốn bội phản những lời ước hẹn khi cầu hòa. Chúng muốn nhân việc đưa sứ giả của nghĩa quân sang nhà Minh để cho người về nước xin viện binh nhanh chóng sang cứu và tăng cường lực lượng cho chúng tiếp tục chiến tranh xâm lược Đại Việt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - PHẦN 3 Lược sử ngoại giao VN các thời trướcChương nămNGOẠI GIAO THỜI LÊ LỢI - NGUYỄN TRÃI CHỐNG QUÂN MINH ĐÔ HỘ - phần3III. GIẶC BỘI PHẢN NGHỊ HÒA, TA HẠ THÊM BỐN THÀNH CỦA GIẶCNhư các lãnh tụ nghĩa quân đã lường trước, bọn Vương Thông quả thật có ý muốn bộiphản những lời ước hẹn khi cầu hòa. Chúng muốn nhân việc đưa sứ giả của nghĩa quânsang nhà Minh để cho người về nước xin viện binh nhanh chóng sang cứu và tăng cườnglực lượng cho chúng tiếp tục chiến tranh xâm lược Đại Việt.Đầu năm 1427, vua Minh qu yết định cử một đạo viện binh lớn sang Việt Nam do LiễuThăng chỉ huy. Tin đó làm bừng lên trong đầu Vương Thông một tia hy vọng được cứusống, có thể tiếp tục chiến tranh và chiến thắng trên chiến trường Việt Nam. Do đóVương Thông bội phản nghị hòa, cho quân phá chuông Qui Điền và vạc Phổ Minh là haicông trình nghệ thuật của dân tộc ta thời xưa, để lấy đồng làm súng đạn. Giặc đắp caothành Đông Quan, đào hào sâu, thả chông, dựng thêm hai lần lũy. Lời nghị hòa của giặctới đây coi như xóa bỏ.Để cho giặc thấy rõ quyết tâm tiêu diệt viện binh - niềm hy vọng cuối cùng của giặc, cáclãnh tụ Lam Sơn phái thêm quân vây đánh t ất cả các thành mà quân Minh chốt giữ trêncon đường từ Đông Quan lên biên giới Quảng Tây và từ Đông Quan lên biên giới VânNam.Để tăng cường uy hiếp giặc ở Đông Quan, các lãnh tụ Lam Sơn cho quân vây chặt bốncửa thành. Người ngựa của giặc lảng vảng ra ngoài thành đều bị nghĩa quân bắt giữ, tất cảtới trên 3.000 quân và 500 ngựa bị bắt.Đầu tháng 2 năm 1427, các t ướng Trần Lựu, Lê Bôi mở trận tiến công thật mạnh vàothành Khâu Ôn. Tướng giặc giữ thành Khâu Ôn là Tôn Tụ ngay đêm hôm ấy bỏ thànhchạy trốn về Quảng Tây. Quân ta lấy lại thành Khâu Ôn.Tin thành Khâu Ôn thất thủ truyền đi làm cho quân Minh ở các thành khác trên conđường Đông Quan - Quảng Tây hoang mang lo sợ.Nhân cơ hội này, Nguyễn Trãi viết thư dụ hàng các thành, trước hết là thành Điêu Diêu ởgần Đông Quan, do tướng giặc Trương Lân và tướng ngụy Trần Vân chỉ huy. Thành nàyđang bị tướng Bùi Quốc Hưng và nghĩa quân vây đánh. Trong thư gửi cho tướng giặcTrương Lân, có đoạn Nguyễn Trãi viết:“Hiện nay vệ quân các xứ Thanh Hóa, Diễn Châu đều đã nhất tề đền đây rồi, phàm vợcon tài sản của quân nhân, mảy may không bị xâm phạm. Nay cái kế tốt cho các ngườikhông gì bằng ra ở ngoài thành, cùng Thái đốc quân (Thái đốc quân hay Thái đô đốc làchỉ Thái Phúc tướng giặc chỉ huy thành Nghệ An, đã ra hàng nghĩa quân Lam Sơn) quyếtđịnh việc về để cứu vớt mấy nghìn tính mệnh ở trong thành. Chúng ta đã xét những việcđắc thất của cổ nhân như Bạch Khởi (Bạch Khởi là tướng nước Tần thời Chiến quốc, cầmquân đánh nước Triệu, 40 vạn quân Triệu ra hàng đều bị Bạch Khởi giết chết) nước Tần,Hạng Vũ (Hạng Vũ nước Sở đem quân đánh nước Tần; Tần Vương là Tử Anh ra hàng,Hạng Vũ giết chết) nước Sở, giết kẻ đầu hàng, trái lời đã ước, chúng ta quyết không làmnhư thế đâu. Các người hãy cứ thư lòng, đừng nên ngờ vực mà thành hỏng việc. Cácngười nếu cho là thành cao hào sâu, lương thực lại nhiều, thì thử xem như ở các xứThanh Hóa, Nghệ, Diễn, thành không phải là không cao, hào không phải là không sâu,lương thực không phải là không nhiều, quân không phải là không mạnh, lại Thái đô đốcthì chức cũng to, binh cũng giỏi, trí cũng sáng, mà còn theo thời thông biến để bảo toàntính mệnh cho mấy vạn con người, thế mà các người lại còn muốn cố chấp những lời bànsuông để mang tai vạ thật, há chẳng lầm lắm ư? Vả lại ta xem ở nước các người, hiện naybên trong có họa tiên tường (Tiên tường là bức bình phong trong nhà quý t ộc. Ở đây, ýnói trong nhà, trong nội bộ.), bên ngoài có giặc bắc biên (Bắc biên là biên giới phía bắc.Ở đây chỉ người Mông Cổ đánh phá ở miền bắc Trung Quốc.), mà đại thần lấn vị, ngườidưới chuyên quyền; hạn hán hoàng trùng, luôn năm tai họa, bốn phương đạo tặc nổi dậynhư cái cơ táng loạn, há không biết trước rồi sao? Người trí giả thấy việc từ lúc việc chưaphát, sao các ngươi lại thấy sự cơ muộn thế, mà muốn tự khổ như thế? Các người nếu biếtkéo quân ra thành, cùng ta hòa hảo thân t ình, tình ta coi các người nghĩa như anh em ruộtthịt, nào chỉ những bảo toàn tính mệnh vợ con mà thôi đâu? Nếu không thế, tùy ý cácngười. Trong khoảng sớm tối, sẽ khắc thấy nhau. Đến lúc bấy giờ hối cũng không kịp.Các người hãy nên nghĩ đi.Bức thư dụ hàng tướng ngụy thành này, lời lẽ không giống như viết cho tướng Minh. ôngviết:Người xưa có nói: Quạ đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thú còn thế,huống nữa là người. Các người vốn là người dân Tây Việt (Tây Việt là tên nhóm ngườiBách Việt ở phía nam Quảng Tây thời cổ. Ở đây, Tây Việt chỉ nước ta), dòng dõi nhàquan. Trước nhân họ Hồ thất đức, giặc Ngô lăng loàn, các người có người thì thân bị hãmở tặc đình (Tặc đình là triều đình giặc, tức triều đình nhà Minh), có người thì danh bịbuộc ở ngụy chức, đó là thế không đứng được, nào phải do ở bản tâm đâu. Đấng Thượng ...

Tài liệu được xem nhiều: