NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN – Quan hệ với người phương Tây
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 98.26 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Đối với các nhà buôn Năm 1613 , công ty Đông Ấn của Hà Lan lần đầu cho thuyền đến buôn bán với Đàng Trong, nhưng không thu được kết quả nhiều nên họ bỏ đi, không tới nữa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN – Quan hệ với người phương TâyChương támNGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN – phần 34. Quan hệ với người phương TâyĐối với các nhà buônNăm 1613 , công ty Đông Ấn của Hà Lan lần đầu cho thuyền đến buôn bán với ĐàngTrong, nhưng không thu được kết quả nhiều nên họ bỏ đi, không tới nữa. Thấy thế, năm1617, chúa Nguyễn Phúc Nguyên viết thư mời công ty Đông Ấn của Hà Lan ở Ma-lac-cađến buôn bán.Năm 1624, chúa Nguyễn Phúc Nguyên lại gửi thư và quà tặng cho toàn quyền Hà Lan ởNam Dương (tức In-đô-nê-xi-a) để mời thuyền buôn Hà Lan tại đây tới buôn bán vớiĐàng Trong.Năm 1633, chúa Nguyễn Phúc Nguyên ba lần tịch thu hàng hóa của công ty Đông Ấn.Nhưng có hai lần tàu buôn Hà Lan đi từ Ba-ta-via - thủ đô Nam Dương, tới Hội An thì lạiđược chúa Nguyễn cho vào buôn bán và cho hai người của họ được mở cửa hàng tại HộiAn. Năm sau, 1634, nhà buôn Hà Lan Duijcker cho tàu chở hàng từ Batavia đến Hội An.Năm 1635, ba tàu buôn Hà Lan t ừ Đài Loan tới cửa Hàn (Đà Nẵng). Nhà buôn Hà LanDuijcker đi theo các tàu này đến xin lại số hàng hóa và tiền bị chúa Nguyễn tịch thu năm1633, và xin cho người Hà Lan được tới buôn bán dễ dàng. Chúa Nguyễn Phúc Lan tiếpđãi tử tế, nhận lời cho phép họ vào buôn bán, không đánh thuế, nhưng không trả lại tiềnvà hàng đã tịch thu.Năm 1637, tàu buôn Le Grol t ới Đàng Trong. Chúa Nguyễn Phúc Lan ủy nhiệm đem thưvà quà tặng cho toàn quyền Hà Lan ở Batavia. Trong thư, chúa Nguyễn tỏ ý vui lòng nếungười Hà Lan tới buôn bán ở Đàng Trong. Thư của chúa Nguyễn có đoạn viết: Tôi thathiết mong tất cả mọi người đến buôn bán ở bến cảng nước tôi.Nhưng tới năm 1640, chính quyền Đàng Trong đối xử với các nhà buôn Hà Lan khôngtốt; chúa Nguyễn Phúc Lan tịch thu của công ty Đông Ấn hai chiếc t àu có hàng hóa, 18đại bác và bắt giữ 82 thủy thủ.Năm 1641, các nhà buôn Hà Lan ở Hội An đóng cửa hiệu buôn, đi nơi khác.Năm 1642, chúa Nguyễn thả các thủy thủ của hai t àu Hà Lan đã bị giữ từ năm 1640.Trong số 82 thủy thủ Hà Lan trên đường về đã bị người Bồ Đào Nha trên tàu biển giếtchết một số. Công ty Đông Ấn Hà Lan không biết rõ, tưởng chúa Nguyễn sai giết số thủythủ này nên cho viên thuyền trưởng Vanh Liesvelt đem tàu đến đánh tàu chúa Nguyễn.Nhưng tàu Hà Lan thua to, viên chỉ huy Vanh Liesvelt tử trận. Để trả thù, người Hà Lanđem quân đổ bộ lên Đà Nẵng bắn giết một số dân thường, rồi xuống tàu ra Đàng Ngoài.Người Hà Lan công khai giúp Đàng Ngoài để đánh Đàng Trong.Năm 1643, ba tàu chiến Hà Lan giúp chúa Tr ịnh đánh chúa Nguyễn ở cửa sông Gianh,nhưng bị thất bại hoàn toàn, một tàu bị phá hủy, hai tàu bị hỏng nặng, phải chạy ra ĐàngNgoài. Quân của chúa Nguyễn đánh đắm một chiếc t àu nữa của Hà Lan ở cửa biển HoànHải (cửa Nộn). Về sự việc này, sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn chép: Tháng 4năm Quý Mùi (1643) con thứ hai chúa Nguyễn Phúc Lan là Nguyễn Phúc Tần đem thủyquân đánh phá được mười chiếc tàu của Hà Lan ở cửa Eo, tức của Thuận An, gần Huế.Tám năm sau, năm 1651, toàn quyền Hà Lan ở Batavia muốn tiếp tục buôn bán với ĐàngTrong nên cử Vestagen đi sứ sang thương nghị với chúa Nguyễn. Khi ấy, Nguyễn PhúcTần lên ngôi chúa, muốn giao hảo với người phương Tây, sẵn sàng ký hòa ước với HàLan, trong nhấn mạnh ba điều về buôn bán:1 Công ty Đông Ấn của Hà Lan có thể ra vào đất Đàng Trong buôn bán t ự do và đượcmiễn thuế. Sứ thần Hà Lan ở Hội An có thể chọn miếng đất thích hợp dựng một ngôi nhàcho những người ở lại thương điếm.2. Những tàu thuyền Hà Lan không phải khám khi đến Đàng Trong, được miễn thuế ravào, trong khi thuế đó vẫn tiến hành thu đối với người Trung Quốc, người Bồ Đào Nhavà người các nước khác.3. Sứ thần Hà Lan sẽ chú ý tới những hàng hóa mà chúa Nguyễn muốn được tàu Hà Lanmang đến, hàng hóa đó sẽ được trả hoặc bằng bạc, hoặc đổi lấy hàng...Tuy có ký kết giao thương như vậy, người Hà Lan vẫn bỏ, không tới buôn bán nữa. Gầnmột thế kỷ sau, công ty Đông Ấn Hà Lan mới trở lại buôn bán với Đàng Trong. Năm1754, các nhà buôn Hà Lan mua vàng của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Nhưng từ năm1756, công ty Đông Ấn của Hà Lan thôi hẳn việc buôn bán với Đàng Trong.Các nhà buôn Anh, Bồ Đào Nha cũng đến buôn bán với Đàng Trong. Họ mở cửa hàng,chủ yếu ở Hội An. Năm 1764, t àu buôn Anh Peacock tới buôn bán trực tiếp với chúaNguyễn Phúc Khoát. Năm 1777 tàu buôn của Rumbold của Anh ghé vào Đà Nẵng chohai viên quan của chúa Nguyễn đi nhờ t àu vào Sài Gòn. Gặp bão, tàu không vào Sài Gònđược, phải chạy thẳng sang cảng Băng Gan (Ấn Độ).Công ty Anh ở Ấn Độ cho lái buôn Chapman đi t àu đưa hai viên quan về Đàng Trong vàđặt quan hệ buôn bán với chúa Nguyễn. Lúc này phong trào khởi nghĩa Tây Sơn đangphát triển mạnh, tập đoàn chúa Nguyễn lao đao chạy dài. Chapman được gặp NguyễnNhạc và ở lại Đà Nẵng, Hội An ít ngày. Khi về Ấn Độ, Chapman báo cáo:Không có xứ nào ở châu Á sản xuất vật dụng nhiều và tốt hơn là xứ này, các thứ rất lợicho sự buôn may bán đắt là: quế , tiêu, tơ, bông, đường, gỗ quý, ngà coi.. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN – Quan hệ với người phương TâyChương támNGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN – phần 34. Quan hệ với người phương TâyĐối với các nhà buônNăm 1613 , công ty Đông Ấn của Hà Lan lần đầu cho thuyền đến buôn bán với ĐàngTrong, nhưng không thu được kết quả nhiều nên họ bỏ đi, không tới nữa. Thấy thế, năm1617, chúa Nguyễn Phúc Nguyên viết thư mời công ty Đông Ấn của Hà Lan ở Ma-lac-cađến buôn bán.Năm 1624, chúa Nguyễn Phúc Nguyên lại gửi thư và quà tặng cho toàn quyền Hà Lan ởNam Dương (tức In-đô-nê-xi-a) để mời thuyền buôn Hà Lan tại đây tới buôn bán vớiĐàng Trong.Năm 1633, chúa Nguyễn Phúc Nguyên ba lần tịch thu hàng hóa của công ty Đông Ấn.Nhưng có hai lần tàu buôn Hà Lan đi từ Ba-ta-via - thủ đô Nam Dương, tới Hội An thì lạiđược chúa Nguyễn cho vào buôn bán và cho hai người của họ được mở cửa hàng tại HộiAn. Năm sau, 1634, nhà buôn Hà Lan Duijcker cho tàu chở hàng từ Batavia đến Hội An.Năm 1635, ba tàu buôn Hà Lan t ừ Đài Loan tới cửa Hàn (Đà Nẵng). Nhà buôn Hà LanDuijcker đi theo các tàu này đến xin lại số hàng hóa và tiền bị chúa Nguyễn tịch thu năm1633, và xin cho người Hà Lan được tới buôn bán dễ dàng. Chúa Nguyễn Phúc Lan tiếpđãi tử tế, nhận lời cho phép họ vào buôn bán, không đánh thuế, nhưng không trả lại tiềnvà hàng đã tịch thu.Năm 1637, tàu buôn Le Grol t ới Đàng Trong. Chúa Nguyễn Phúc Lan ủy nhiệm đem thưvà quà tặng cho toàn quyền Hà Lan ở Batavia. Trong thư, chúa Nguyễn tỏ ý vui lòng nếungười Hà Lan tới buôn bán ở Đàng Trong. Thư của chúa Nguyễn có đoạn viết: Tôi thathiết mong tất cả mọi người đến buôn bán ở bến cảng nước tôi.Nhưng tới năm 1640, chính quyền Đàng Trong đối xử với các nhà buôn Hà Lan khôngtốt; chúa Nguyễn Phúc Lan tịch thu của công ty Đông Ấn hai chiếc t àu có hàng hóa, 18đại bác và bắt giữ 82 thủy thủ.Năm 1641, các nhà buôn Hà Lan ở Hội An đóng cửa hiệu buôn, đi nơi khác.Năm 1642, chúa Nguyễn thả các thủy thủ của hai t àu Hà Lan đã bị giữ từ năm 1640.Trong số 82 thủy thủ Hà Lan trên đường về đã bị người Bồ Đào Nha trên tàu biển giếtchết một số. Công ty Đông Ấn Hà Lan không biết rõ, tưởng chúa Nguyễn sai giết số thủythủ này nên cho viên thuyền trưởng Vanh Liesvelt đem tàu đến đánh tàu chúa Nguyễn.Nhưng tàu Hà Lan thua to, viên chỉ huy Vanh Liesvelt tử trận. Để trả thù, người Hà Lanđem quân đổ bộ lên Đà Nẵng bắn giết một số dân thường, rồi xuống tàu ra Đàng Ngoài.Người Hà Lan công khai giúp Đàng Ngoài để đánh Đàng Trong.Năm 1643, ba tàu chiến Hà Lan giúp chúa Tr ịnh đánh chúa Nguyễn ở cửa sông Gianh,nhưng bị thất bại hoàn toàn, một tàu bị phá hủy, hai tàu bị hỏng nặng, phải chạy ra ĐàngNgoài. Quân của chúa Nguyễn đánh đắm một chiếc t àu nữa của Hà Lan ở cửa biển HoànHải (cửa Nộn). Về sự việc này, sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn chép: Tháng 4năm Quý Mùi (1643) con thứ hai chúa Nguyễn Phúc Lan là Nguyễn Phúc Tần đem thủyquân đánh phá được mười chiếc tàu của Hà Lan ở cửa Eo, tức của Thuận An, gần Huế.Tám năm sau, năm 1651, toàn quyền Hà Lan ở Batavia muốn tiếp tục buôn bán với ĐàngTrong nên cử Vestagen đi sứ sang thương nghị với chúa Nguyễn. Khi ấy, Nguyễn PhúcTần lên ngôi chúa, muốn giao hảo với người phương Tây, sẵn sàng ký hòa ước với HàLan, trong nhấn mạnh ba điều về buôn bán:1 Công ty Đông Ấn của Hà Lan có thể ra vào đất Đàng Trong buôn bán t ự do và đượcmiễn thuế. Sứ thần Hà Lan ở Hội An có thể chọn miếng đất thích hợp dựng một ngôi nhàcho những người ở lại thương điếm.2. Những tàu thuyền Hà Lan không phải khám khi đến Đàng Trong, được miễn thuế ravào, trong khi thuế đó vẫn tiến hành thu đối với người Trung Quốc, người Bồ Đào Nhavà người các nước khác.3. Sứ thần Hà Lan sẽ chú ý tới những hàng hóa mà chúa Nguyễn muốn được tàu Hà Lanmang đến, hàng hóa đó sẽ được trả hoặc bằng bạc, hoặc đổi lấy hàng...Tuy có ký kết giao thương như vậy, người Hà Lan vẫn bỏ, không tới buôn bán nữa. Gầnmột thế kỷ sau, công ty Đông Ấn Hà Lan mới trở lại buôn bán với Đàng Trong. Năm1754, các nhà buôn Hà Lan mua vàng của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Nhưng từ năm1756, công ty Đông Ấn của Hà Lan thôi hẳn việc buôn bán với Đàng Trong.Các nhà buôn Anh, Bồ Đào Nha cũng đến buôn bán với Đàng Trong. Họ mở cửa hàng,chủ yếu ở Hội An. Năm 1764, t àu buôn Anh Peacock tới buôn bán trực tiếp với chúaNguyễn Phúc Khoát. Năm 1777 tàu buôn của Rumbold của Anh ghé vào Đà Nẵng chohai viên quan của chúa Nguyễn đi nhờ t àu vào Sài Gòn. Gặp bão, tàu không vào Sài Gònđược, phải chạy thẳng sang cảng Băng Gan (Ấn Độ).Công ty Anh ở Ấn Độ cho lái buôn Chapman đi t àu đưa hai viên quan về Đàng Trong vàđặt quan hệ buôn bán với chúa Nguyễn. Lúc này phong trào khởi nghĩa Tây Sơn đangphát triển mạnh, tập đoàn chúa Nguyễn lao đao chạy dài. Chapman được gặp NguyễnNhạc và ở lại Đà Nẵng, Hội An ít ngày. Khi về Ấn Độ, Chapman báo cáo:Không có xứ nào ở châu Á sản xuất vật dụng nhiều và tốt hơn là xứ này, các thứ rất lợicho sự buôn may bán đắt là: quế , tiêu, tơ, bông, đường, gỗ quý, ngà coi.. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lễ hội văn hóa lịch sử văn hóa việt nam tài liệu lịch sử kiến thức lịch sử lịch sử trang phục việt lịch sử dân tộc Việt Nam lịch sử ngoại giao Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 203 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 98 1 0 -
82 trang 77 0 0
-
Công tác dân vận của Đảng góp phần tạo nên thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954
7 trang 76 0 0 -
GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC - TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH - 8
18 trang 73 0 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 5
24 trang 69 0 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 1
24 trang 54 0 0 -
Nhật ký Anne Frank - Phần 11 T
6 trang 44 0 0 -
CẨM NANG NGÂN HÀNG - MBA. MẠC QUANG HUY - 4
11 trang 43 0 0