Danh mục

NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN (thế kỷ XIII) – PHẦN 3

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 106.13 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bọn vua chúa, tướng lĩnh Nguyên tuy cuồng chiến, tàn bạo, nhưng vẫn phải thận trọng trước sức mạnh và ý chí kiên cường của quân dân ta. Khi được lệnh xuất phát, chủ tướng Nguyên cho ngay sứ sang ta dọa dẫm để thăm dò thái độ. Sứ Nguyên đem thư sang đòi vua Trần phải chở quân lương sang Chiêm Thành cho quân Nguyên, và khi Trấn Nam vương Thoát Hoan đưa quân tới gần biên giới nước ta thì ta phải lên đón. Nhưng hắn đã không được đáp lại như ý muốn....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN (thế kỷ XIII) – PHẦN 3Chương baNGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN(thế kỷ XIII) – phần 3III. ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO KẾT HỢP ĐẤU TRANH QUÂN SỰ ĐỂ ĐÁNHTHẮNG XÂM LƯỢCBọn vua chúa, tướng lĩnh Nguyên tuy cuồng chiến, tàn bạo, nhưng vẫn phải thận trọngtrước sức mạnh và ý chí kiên cường của quân dân ta. Khi được lệnh xuất phát, chủ tướngNguyên cho ngay sứ sang ta dọa dẫm để thăm dò thái độ. Sứ Nguyên đem thư sang đòivua Trần phải chở quân lương sang Chiêm Thành cho quân Nguyên, và khi Trấn Namvương Thoát Hoan đưa quân tới gần biên giới nước ta thì ta phải lên đón. Nhưng hắn đãkhông được đáp lại như ý muốn.Mới đi tới Hồ Nam, tức là còn rất xa biên giới nước ta, quân Nguyên đã được tin triềuđình nhà Trần cho quân lên tăng cường phòng thủ biên giới, chứ không phải vua Trần lênbiên giới để chờ đón chúng. Cũng vào lúc đó, sứ bộ nhà Nguyên sang Đại Việt trở về tớiHồ Nam, có một sứ bộ của nhà Trần đi cùng. Sứ ta sang Nguyên đưa thư của vua Trầngửi tướng Nguyên, trả lời dứt khoát rằng từ nước ta tới Chiêm Thành, đường thủy, đườngbộ đều không thuận tiện cho việc vận chuyển lương thực.Dùng ngoại giao đe dọa không có kết quả, giặt chuyển sang dò xét công cuộc chuẩn bịkháng chiến của ta. Chưa đi khỏi tỉnh Hồ Nam, chủ tướng Nguyên Thoát Hoan lại nhậnđược thư của vua Trần. Giặc nhiều lần đưa thư sang nói chúng đem quân xuống biên giớikhông phải để đánh ta, nay ta đưa thư báo chúng là ta đem quân lên biên giới cũng khôngphải để đánh chúng, mà vì sắp đến kỳ nộp cống vào tháng 10 tới (tức tháng 11 năm 1284)nên sửa soạn trước, “đinh lực”, có nghĩa là sửa soạn trước lực lượng để phục vụ việccống nạp đó. Trong thư, vua Trần còn nhắt là khi nào Trấn Nam vương đem quân tới biêngiới thì báo cho ta biết.Chủ trương, phương sách đấu tranh ngoại giao của nhà Trần vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo,không từ chối mà là từ chối. Giặc biết ta điều quân chuẩn bị đánh chúng, mà phải chịu,không trách cứ vào đâu được. Chủ tướng giặc đành cho người đem thư đáp lại khôngdám nói gì đến những hoạt động của quân ta ở biên giới mà chỉ nhắc lại yêu sách cũ: mởđường cho chúng đi, chuẩn bị lương thực và đón tiếp Thoát Hoan.Ta không trả lời. Quân Nguyên xuống tới châu Tư Minh, gần biên giới nước ta, ThoátHoan lại gửi thư cho vua Trần, chúng vẫn muốn dùng ngoại giao để lừa dối nhân dân ta.Triều đình nhà Trần một mặt sơ tán ra khỏi kinh thành, chuẩn bị chiến đấu, một mặt chosứ đưa thư trả lời Thoát Hoan. Lần này vua Trần dứt khoát đòi chúng rút quân, phải làmtheo chiếu văn của vua tháng năm 1261 là: “Đã cấm biên tướng không được đem quânxâm phạm bờ cõi nước khanh, làm rối loan nhân dân nước khanh”.Sứ bộ ta gặp bọn Thoát Hoan khi chúng đã vượt biên giới tiến sang. Nhưng tất cả cácđường vào đều có quân ta chặn giũ. Quân Nguyên phải cho người đi theo sứ ta cầm thưsang nói: “Sở dĩ tiến quân thật vì Chiêm Thành, không phải vì An Nam” để yêu cầu ta luiquân, mở đường cho chúng tiến vào.Thấy mọi ngả đường đều có quân ta án ngữ, sứ Nguyên hoảng sợ, quay trở lại, khôngdám sang. Thấy quân ta bố trí phòng thủ nghiêm ngặt, tướng Nguyên không dám hànhđộng liều lĩnh. Chúng đưa thư sang ta, yêu cầu thu quân, mở đường cho chúng đi vàonghênh tiếp chủ tướng Thoát Hoan của chúng. Thư đưa tới, bên ta không trả lời. ThoátHoan lại đích thân hạ lệnh đưa thư sang ta lần nữa. Ta cũng không trả lời.Hai lần đưa thư dụ ta thu quân không được, địch dốc toàn lực tiến công. Kế hoạch củaquân ta lúc này là chưa đánh lớn, chỉ dùng đoản binh giao chiến với giặc đến một chừngmực nào đó rồi rút đi. Vì vậy giặc vẫn tiến được, nhưng bị thiệt hại nhiều. Khi tới VạnKiếp, chủ tướng giặc viết thư trách triều đình nhà Trần để cho Hưng Đạo Vương đemquân chống lại, bắn quân chúng bị thương. Nếu thương vong, tổn thất không nhiều, thìchúng không phải kêu la, viết thư trách móc như vậy! Quân ta đã thực hiện tốt kế hoạchvừa lui quân vừa đánh tiêu hao, tiêu diệt, khiến quân Nguyên càng tiến sâu vào nội địanước ta, lực lượng chúng càng hao mòn, sức chiến đấu chúng càng giảm sút.Tại gần nơi giặc đóng quân, ta cho rải truyền đơn phản đối hành động xâm lược củachúng, chủ yếu là nói với Thoát Hoan, đại ý là: Chiếu trước nói rằng: lệnh riêng choquân không vào nước người, thế mà nay lấy cớ Chiêm Thành phản phúc, phái đại quântới nước ta, tàn hại trăm họ. Đó là việc làm sai lầm của thái tử, không phải nước ta sailầm. Không nên làm khác với chiếu trước. Hãy rút đại quân về”. (Nguyên sử. q.209: AnNam truyện).Chủ tướng giặc vội gửi thư sang ta, vừa phân trần, vừa trách móc, vừa dụ dỗ, vừa đe dọa.Chúng trách vua Trần: “Triều đình điều binh đánh Chiêm Thành, nhiều lần gửi thư bảomở đường, chuẩn bị lương thực, không ngờ cố ý trái mệnh triều đ ình, để cho Hưng ĐạoVương đem binh nghênh chiến, bắn bị thương quân ta (Nguyên sử. q.209: An Namtruyện). Rồi chúng lại dụ dỗ những điều cũ là lui quân, mở đường, đón tiếp chúng. Cuốithư chúng dọa: Nếu không, đại quâ ...

Tài liệu được xem nhiều: