Danh mục

NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN (thế kỷ XIII) – PHẦN 4

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 102.41 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi kết thúc chiến tranh, công việc đối ngoại đầu tiên của ta là việc xử lý tù binh. Số quân giặc bị ta bắt tới hàng vạn tên. Chính sách của ta đối với tù binh, ở thời Trần cũng như các thời khác là rất nhân đạo, không giết, không hành hạ ngược đãi, trừ một số tướng giặc hiếu chiến, hung ác, tàn bạo, có nhiều nợ máu với nhân dân ta mà bị bắt sống tại trận thì phải nghiêm trị. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN (thế kỷ XIII) – PHẦN 4Chương baNGOẠI GIAO TRONG CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC THỜI TRẦN(thế kỷ XIII) – phần 4IV. NGOẠI GIAO SAU KHI ĐẠI THẮNGSau khi kết thúc chiến tranh, công việc đối ngoại đầu tiên của ta là việc xử lý tù binh. Sốquân giặc bị ta bắt tới hàng vạn tên. Chính sách của ta đối với tù binh, ở thời Trần cũngnhư các thời khác là rất nhân đạo, không giết, không hành hạ ngược đãi, trừ một số tướnggiặc hiếu chiến, hung ác, tàn bạo, có nhiều nợ máu với nhân dân ta mà bị bắt sống tại trậnthì phải nghiêm trị. Do đấy, sau chiến tranh, công việc đối ngoại đầu tiên của nhà Trần làtrả bớt tù binh Nguyên về nước.Nhưng trả tù binh phải có người nhận, trả như thế nào, trả nhiều hay ít, trả ở đâu, trả làmbao nhiêu lần? Những việc đó không thể không đàm phán với bên giặc, nếu không đàmphán thì cũng phải báo để họ tiếp nhận t ù binh trao trả.Từ tình hình đó, triều đình nhà Trần quyết định chủ động cho sứ sang Nguyên, vừa đểbáo cho họ biết việc ta trả tù binh, vừa thăm dò thái độ và động tĩnh của bên chúng, xemsau khi tàn quân giặc chạy về nước liệu chúng có khả năng mở một cuộc hành quân xâmlược thứ tư nữa không.Một sứ bộ của ta được lệnh lên đường sang Nguyên, mang biểu văn của vua Trần gửi HốtTất Liệt. Biểu văn gồm hai phần chính. Phần thứ nhất nghiêm khắc phê phán những hànhđộng xâm lược, những việc làm sai trái của bọn vua chúa nhà Nguyên và kể tội bọntướng giặc gian ác, đặc biệt là tội trạng tàn bạo của tên tướng giặc Ô Mã Nhi hiện đươngở trong tay ta. Vạch tội phi nghĩa của quân cướp nước, nêu cao chính nghĩa của dân tộc talà một nguyên tắc ngoại giao bất di bất dịch của thời Trần. Dù trước chiến tranh, trongchiến tranh hay sau chiến tranh. Nhà Trần lúc nào cũng nhấn mạnh nguyên tắc ngoại giaođó. Nội dung chủ yếu của phần thứ nhất trong biểu văn như sau:Năm Chí nguyên thứ 21 (đầu năm 1285) bình chương A Lý Hải Nha tham công biêngiới (tức là hiếu chiến nơi biên giới - N.L.B), làm trái thánh chiếu khiến sinh linh nướctôi phải lầm than. Sau khi đại quân về rồi, tôi chắc t ình thật bị che giấu, miệng lưỡi gièmpha vu báo, nên sai thông thị đại phu Nguyễn Nghĩa Toàn, hiệp trung đại phu NguyễnĐức Vinh, hữu vũ đại phu Đoàn Hải Khung, trung đại phu Nguyễn Văn Ngạn đemphương vật sang biếu và nghị hòa, nghĩ rằng sẽ được chấp nhận, nào ngờ họ đều khôngđược trở về.Mùa đông năm Chí nguyên thứ 24 (cuối năm 1287) lại thấy đại quân thủy bộ tiến sang,thiêu hủy chùa miếu trong nước, khai quật phần mộ tổ tiên, cướp giết dân chúng già trẻ,phá phách sản nghiệp trăm họ, không từ một sự t àn ác nào không làm... Tham chính ÔMã Nhi nói với người trong nước truyền đến tai tôi rằng: Ngươi chạy lên trời, ta theo lêntrời; ngươi chạy xuống đất, ta theo xuống đất, ngươi lẩn lên núi, ta theo lên núi; ngươi lặnxuống nước, ta theo xuống nước. Mọi điều nhục mạ nói chẳng tiếc lời. Tham chính ÔMã Nhi lại tự đem binh thuyền đi ra biển, bắt hết nhân dân ven biển lớn thì giết, bé thìcướp đi, làm đủ mọi cách treo trói mổ cắt, đầu vứt một nơi mình quẳng một nẻo. Trăm họbị bức đến chỗ chết... (Từ Minh Thiện: Thiên Nam hành ký. Từ Minh Thiện làm quantriều Nguyên, sang sứ Việt Nam năm 1288).Vua Trần nhấn mạnh trong biểu văn những tội ác của bọn Ô Mã Nhi, không ngần ngạicho tên bạo chúa biết rằng rất có thể bọn Ô Mã Nhi bị ta trị tội.Phần thứ hai trong biểu văn là báo cho nhà Nguyên biết rằng ta sẽ cho người đưa trao trảchúng một số tù binh, trong đó có một tên đại vương là Tích Lệ Cơ, một tước lớn củahoàng tộc nhà Nguyên:“Thấy dân chúng giải đến một người là Tích Lệ Cơ đại vương, tự xưng là bậc quý thíchcủa đại nước. . . Nước tôi thủy thổ độc, biên chướng nhiều. Tôi ngại rằng đại vương ở lạilâu dễ sinh bệnh tật. . . Tôi đã sắm sửa đủ lễ vật đi đường, cho người lên biên giới đưa đạivương về nước. . . Ngoài ra đại quân còn rớt lại hơn một nghìn người, tôi đã ra lệnh chovề nước hết. Sau này, nếu còn thấy người nào, tôi sẽ cho về nốt...”Sự thật thì số tù binh còn lớn hơn thế nhiều, nhưng ta trả dần. Về Tích Lệ Cơ, tuy là đạivương, nhưng không quan trọng, ta biết rõ. Hắn là thân thích của Hốt Tất Liệt nhưngchống lại Hốt Tất Liệt, nên bị tên bạo chúa bắt phải đi trận tòng quân chuộc tội”! Chínhvì thế mà ta cho tên tù binh này về trước, mặc dầu là tước đại vương.Cuối biểu văn, vua Trần nói thẳng:“Nước tôi vừa gặp binh lửa mà nay thì khí trời đương nóng nực, khó có ngay được cốngvật và sứ thần. Đợi đền mùa đông mới có người đi được.Biểu văn ngoại giao thật là cứng rắn, rạch ròi, dứt khoát mặc dầu đối phương cậy thếnước lớn.Sau khi sứ bộ cầm biểu văn đã lên đường sang Nguyên, vua Trần lại cho một sứ bộ thứhai đưa Tích Lệ Cơ đại vương cùng hơn một nghìn tù binh sang trả cho nhà Nguyên. Nhưbiểu văn của vua Trần đã nói rõ: cả hai sứ bộ của ta đều không đem theo cống vật, quàcáp gì biếu xén nhà Nguyên.Về phía Nguyên, bị bại trận, Hốt Tất Liệt vẫn hằn học, hậm hực. Giữa tháng 7 năm 1288,Hốt Tất ...

Tài liệu được xem nhiều: