Danh mục

Ngoáy tai bằng cồn

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 179.89 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đã ngứa nhưng dễ bệnh Trung bình mỗi năm, Bệnh viện Tai mũi họng TPHCM tiếp nhận khoảng trên 100 trường hợp bị điếc, đau đầu, ù tai, chóng mặt, nấm tai, trầy và chảy máu niêm mạc ống tai ngoài… do ngoáy tai quá sâu, gặp phải thợ hớt tóc không biết cách lấy ráy tai, dùng chung dụng cụ với nhiều người.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngoáy tai bằng cồnNgoáy tai bằng cồn: Đã ngứa nhưng dễ bệnh Trung bình mỗi năm, Bệnh viện Tai mũi họng TPHCM tiếp nhận khoảng trên 100 trường hợp bị điếc, đau đầu, ù tai, chóng mặt, nấm tai, trầy và chảy máu niêm mạc ống tai ngoài… do ngoáy tai quá sâu, gặp phải thợ hớt tóc không biết cách lấy ráy tai, dùng chung dụng cụ với nhiều người. Lợi bất cập hạiPGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức, giảng viên chính Bộ mônDược, Đại học Y dược TPHCM, cho biết để lấy ráy tai cầncó dụng cụ thích hợp cũng như có sự hiểu biết về cấu trúctai để không gây tổn thương tai. Tai người gồm ba phần: taingoài, tai giữa và tai trong; riêng tai ngoài gồm loa tai, ốngtai ngoài và màng nhĩ. Lấy ráy tai, thường bằng nhữngdụng cụ sắc nhọn, nếu không khéo sẽ chọc vào màng nhĩlàm màng nhĩ bị thủng.Đối với thợ hớt tóc cũng khó lòng đòi hỏi sự khéo tay hoàntoàn để không gây thương tổn. Đó là chưa kể dụng cụ lấyráy tai không vô trùng sẽ gây nhiễm trùng tai, làm lâynhiễm bệnh từ tai người này sang người khác. Vì vậy, nếutai không việc gì thì không nên lấy ráy tại tiệm hớt tóc.Càng không nên để thợ hớt tóc ráy tai cho đã ngứa.“Trường hợp ráy tai bằng cồn như có thể có lợi, giúp choviệc sát trùng. Nhưng lợi vừa kể vẫn “bất cập hại”, tức vẫnkhông ngăn được nguy cơ bị tổn thương ống tai hoặc rấtnặng là thủng màng nhĩ nếu thợ hớt tóc có một chút lơđễnh. Tóm lại, đừng vì để “đã ngứa vô cùng” mà lại chịulàm một việc rất dễ tổn hại đến chức năng nghe của tai”,DS Đức nói.Không nên lấy ráy tai thường xuyên, ngay cả ngoáy tai vớicồn, vì mục đích cho đã ngứa.Hạn chế lấy ráy tai thường xuyênTheo ThS.BS Võ Quang Phúc, Phó giám đốc Bệnh viện Taimũi họng TPHCM, ráy tai hình thành do chất nhờn trongtai trộn lẫn các tế bào chết. Chúng có vai trò ngăn chặn côntrùng, bụi bặm… xâm nhập đe doạ thính giác. Bình thườnglỗ tai có cơ chế tự làm sạch ráy tai mà không cần can thiệpbằng cách ngoáy tai. Do đó, ngoáy tai thường xuyên sẽ vôtình đẩy cục ráy càng lúc càng sâu hơn, gây tích tụ nhiều,tạo nên nút ráy tai.Ở những người có cấu tạo ống tai ngoài hẹp, ráy tai tích tụquá nhiều sẽ làm bít ống tai, dẫn đến hạn chế khả năngnghe. Thêm vào đó môi trường ô nhiễm cũng dễ gây rốiloạn các tuyến ống tai, khiến ráy bài tiết nhiều hơn. Mức độđau tai nặng hay nhẹ, khả năng nghe giảm nhiều hay ít phụthuộc vào mật độ ráy tai.Với trẻ, nếu bị nút ráy tai sẽ nghe kém, đau một bên tai.Với người lớn, có thể ngứa. Nếu cơ chế tự làm sạch ráy củaống tai trục trặc, gây tích tụ nhiều ráy tai, cần đến bệnhviện khám. Dựa vào cấu tạo ống tai ngoài và mức độ khôcứng của nút ráy tai, bác sĩ sẽ có những cách điều trị khácnhau. Có những trường hợp cục ráy rắn lại, phải nhỏ thuốclàm mềm, sau vài ngày mới hút ra được.“Lấy ráy tai đúng cách là phải dùng thuốc nhỏ vào tai chotan ráy rồi dùng một cái máy hút với một áp lực vừa phải.Trường hợp nặng phải tiêm thuốc gây mê, dùng kính hiểnvi để lấy. Do đó, muốn tránh ráy tai tồn ứ nên vệ sinh rửatai hàng ngày. Nếu có nhu cầu ngoáy tai, nên sắm riêng mộtbộ dụng cụ. Dùng xong ngâm vào dung dịch cồn y tế để sáttrùng. Lưu ý, không nên lấy ráy thường xuyên, ngay cảngoáy tai với cồn vì mục đích giải khuây cho đã ngứa”, BSPhúc nói.

Tài liệu được xem nhiều: