Danh mục

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong văn xuôi Ma Văn Kháng

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.87 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Độc thoại nội tâm thường nảy sinh những triết lí, suy tưởng về cuộc sống, hạnh phúc, tình yêu, nghề nghiệp. Tính chất triết lí của nhân vật khiến cho nhân vật của Ma Văn Kháng mang dáng dấp một nhà tư tưởng. Nhưng, những tư tưởng ấy không phải từ bên ngoài đột nhập vào. Nó gắn với tính cách và là một phần tính cách của nhân vật, là kết quả của cả một quá trình nhào nặn tâm lí của nhà văn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong văn xuôi Ma Văn KhángJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0064Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 99-105This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGÔN NGỮ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN XUÔI MA VĂN KHÁNG Đoàn Tiến Dũng Trường Trung học Phổ thông Thực hành Cao Nguyên, Đại học Tây Nguyên Tóm tắt. Độc thoại nội tâm thường nảy sinh những triết lí, suy tưởng về cuộc sống, hạnh phúc, tình yêu, nghề nghiệp. Tính chất triết lí của nhân vật khiến cho nhân vật của Ma Văn Kháng mang dáng dấp một nhà tư tưởng. Nhưng, những tư tưởng ấy không phải từ bên ngoài đột nhập vào. Nó gắn với tính cách và là một phần tính cách của nhân vật, là kết quả của cả một quá trình nhào nặn tâm lí của nhà văn. Từ khóa: Độc thoại nội tâm, Ma Văn Kháng.1. Mở đầu Bakhtin viết: “Ở con người bao giờ cũng có một cái gì mà chỉ cần bản thân nó mới có thểkhám phá bằng hành động tự do cả sự tự ý thức và lời nói điều này không thể xác định từ bề ngoàitừ sau lưng con người” [17;109]. Độc thoại nội tâm là tiếng nói cất lên từ chính nội tâm nhân vậtlà những âm hưởng cảm xúc dội lên từ bên trong. Khi nói về độc thoại nội tâm, Ma Văn Khángviết: “Bấy lâu nay mình vẫn có cái lối viết độc thoại nội tâm bắt chước Nam Cao, tức kiểu lời vănhai giọng mà mình không biết!” [16;126]. Ma Văn Kháng cho rằng: “Lương tâm là một mối lo cótính cách xã hội, nhưng trước hết lại vận hành trong môi trường nội tâm” [2;13]. Đặng Anh Đàonhận định: “Độc thoại nội tâm và dòng tâm tư thuộc phạm vi ngôn từ của nhân vật. Tuy nhiên,cũng không thể đối lập hoàn toàn nó với ngôn từ của người kể chuyện, nhất là trong những trườnghợp người kể chuyện ở ngôi thứ nhất hoặc nhường lời cho nhân vật” [1;17]. Trong bài viết này, chúng tôi tập chung đi sâu khai thác và tìm hiểu ngôn ngữ độc thoạinội tâm trong văn xuôi Ma Văn Kháng nhằm khẳng định thêm những đóng góp của ông trong tiếntrình hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Độc thoại dạng kí ức gắn với cảm giác và tư tưởng Điểm khác biệt dễ nhận thấy giữa nhân vật trong tác phẩm thế sự, đời tư và nhân vật trongtác phẩm mang tính sử thi chính là con người hành động và con người nội tâm, suy tưởng. Để khắchọa hình tượng trung tâm là hình tượng nhân vật anh hùng, Ma Văn Kháng chủ yếu quan tâm đếnhành động của họ đặt ra trong một chuỗi các sự kiện phong phú. Hành động lí giải nhận thức củanhân vật, khẳng định người anh hùng là hình tượng hoàn hảo đại diện cho lẽ phải, cho tinh thầnNgày nhận bài: 15/4/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015Liên hệ: Đoàn Tiến Dũng, e-mail: dtdung@ttn.edu.vn 99 Đoàn Tiến Dũngcủa cộng đồng. Ngược lại, nhân vật trung tâm trong tác phẩm thế sự đời tư thuộc giới trí thức. Họcó tài năng tâm huyết, là những con người có nội tâm sâu sắc, có kiến giải phong phú, lập luận sắcbén. Nhưng họ lại có nhược điểm lớn nhất là không ưa hành động, hoặc hành động của họ mangtính thụ động đối phó với thời cuộc hơn là chủ động cải biến thế giới. Do vậy, khắc họa nội tâm làlà thủ pháp đã được Ma Văn Kháng sử dụng rất hiệu quả nhằm tạo nên chân dung thực sự ám ảnhvề những con người luôn cảm giác, hồi ức và suy tưởng. Xây dựng hình ảnh những con người trong thời đại chiến tranh vệ quốc, những con ngườiý thức trách nhiệm trước cộng đồng đất nước trong tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe, Ma VănKháng đã đặt nhân vật vào những hoàn cảnh ngặt nghèo để anh chứng tỏ mình qua những hànhđộng bất khuất, kiên cường. Nhân vật sẵn sàng chấp nhận mọi thứ đòn tra tấn tàn bạo, dã man củakẻ thù, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đoàn thể. Ở mảng đề tài sử thi, miền núi, do người trần thuậtkể theo điểm nhìn của nhân vật nên có thể hiểu được những rung động của trái tim Châu Quán Lồtrước A Linh trước những khung cảnh quê nhà Lao Pao Chải. Người đọc nhận ra hắn, một phútgiây nào đó trong đời, vẫn cứ là một người còn nhân tính vì còn biết yêu thương. Nhờ ngòi bútphân tích tâm lí nhân vật mà Ma Văn Kháng đã có thể lột tả được bao nỗi băn khoăn, trăn trở, cayđắng bất hạnh của Hố Pẩu Giàng Lầu. Vì sự đối đầu của hai đứa con trai cũng như những thắcthỏm lo âu, đau đớn của Seo Cả vì tình yêu thương hay những suy tư của nhạc sĩ Quang Ngọc vềý nghĩa của nghệ thuật, của cuộc sống. Tuy vậy, về hình thức thể hiện diễn biến nội tâm, tác phẩmsử thi của Ma Văn Kháng có những dấu hiệu dễ nhận biết. Một hình thức thể hiện chân chất, mộcmạc, vụng về: “Ngọc mở bừng mắt: A họ nói chuyện với nhau đấy. Tai mình chưa thủng nhĩ vìnhạc điên loạn? Họ nói thật khẽ mà mình con nghe thấy. Chuyện gì vậy? Ôi sao thế gian tràn ngậptin đồn” [7;43]; “Tao đi lang thang”. Ngọc nghĩ lửng lơ [7;43]. “T ...

Tài liệu được xem nhiều: