Nghiên cứu nghệ thuật chèo ta có thể cảm nhận, đằng sau vẻ đẹp về nội dung và hình thức là vẻ đẹp tiềm ẩn. Vẻ đẹp ấy là một thứ tiềm ngôn ngữ, ẩn tàng sau mỗi lời thơ, làn điệu hay hoàn cảnh của nhân vật chèo. Đây là thứ ngôn ngữ không được diễn tả bằng lời nhưng chứa đựng những triết lý sâu sắc trong cuộc sống. Cảm nhận và lý giải tiềm ngôn ngữ không chỉ là một cách nhìn nhận vào bản chất mà còn là một cách tôn vinh vẻ đẹp và sức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGÔN NGỮ TIỀM ẨN TRONG CHÈO CỔ
NGÔN NGỮ TIỀM ẨN
TRONG CHÈO CỔ
Nghiên cứu nghệ thuật chèo ta có thể cảm nhận, đằng sau vẻ đẹp về nội dung và hình
thức là vẻ đẹp tiềm ẩn. Vẻ đẹp ấy là một thứ tiềm ngôn ngữ, ẩn tàng sau mỗi lời thơ,
làn điệu hay hoàn cảnh của nhân vật chèo. Đây là thứ ngôn ngữ không được diễn tả
bằng lời nhưng chứa đựng những triết lý sâu sắc trong cuộc sống. Cảm nhận và lý
giải tiềm ngôn ngữ không chỉ là một cách nhìn nhận vào bản chất mà còn là một cách
tôn vinh vẻ đẹp và sức sống trường tồn cho nghệ thuật chèo.
Có người đến với chèo để nghe làn điệu chèo mượt mà, sâu lắng. Có
người đến với chèo để thưởng thức tài nghệ diễn kỹ của diễn viên hoặc đến với
nhân vật mà mình yêu thích. Có người đến để được buồn, vui qua câu chuyện
bi, hài đậm chất trữ tình. Nhưng cũng có người đến với chèo để sống lại cảm
xúc của một thời tuổi trẻ, để đắm mình trong không gian làng quê xưa và cảm
nhận những triết lý nhân sinh sâu sắc.
Được sinh ra từ hình thức ca vũ và tín ngưỡng dân gian, cùng với những
biến đổi qua thời gian và quá trình giao lưu, tiếp biến, chèo đã tích hợp vào nó
nhiều yếu tố văn hóa, không ngừng hoàn thiện để trở thành một hình thức nghệ
thuật độc đáo vừa đậm chất dân gian, vừa mang tính bác học.
Nếu dòng sữa mẹ dân gian đã nuôi dưỡng chèo thành hình thì tầng lớp trí
thức qua các thời đại đã góp phần không nhỏ vào việc đưa chèo từ hình thức
diễn xướng dân gian trở thành nghệ thuật sân khấu và làm cho chèo thêm thi vị.
Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy trong mỗi tích chèo cổ, bên cạnh
triết lý dân gian và triết lý âm dương là bóng dáng của các tư tưởng Nho, Phật,
Lão. Phải chăng chính sự “hòa quyện” này đã trở thành xuất phát điểm làm nên
nét giản dị, mộc mạc và sự sâu sắc cho nghệ thuật chèo?
Sẽ không khó để nhận ra nội dung giáo huấn đạo đức với đạo đức quan
Nho giáo trong các tích chèo. Đó là những chuẩn mực đạo đức, thước đo phẩm
hạnh của người phụ nữ - những đối tượng chính mà chèo hướng tới. Mặt khác,
nó cũng chính là điểm tham chiếu để chèo xây dựng nên những nhân vật nữ
pha, nữ lệch, những nhân vật mà hành vi ứng xử, cùng với biểu hiện đạo đức
của họ chính là một phần đối trọng với chuẩn mực đạo đức Nho giáo.
Quan Âm Thị Kính là một tích chèo nổi tiếng với những mảnh trò đạt tới
đỉnh cao của nền nghệ thuật sân khấu truyền thống. Tích diễn đã để lại cho
người xem cảm nhận về chữ nhẫn trong tinh thần Phật giáo, thông qua nhân vật
Thị Kính. Dù phải chịu đến hai lần oan uổng (thuở làm vợ, chồng ngờ thất tiết,
lúc giả trai, gái đổ oan tình), Thị Kính vẫn thanh thản nuôi con của Thị Mầu
cho đến ngày hóa Phật. Nhưng, không chỉ một chữ nhẫn trong tinh thần Phật
giáo làm nên Quan Âm Thị Kính. Ở đó còn có cả chuẩn mực đạo đức Nho giáo
và những nét đẹp trong tư duy triết lý dân gian.
Trước khi bị hoàn cảnh xô đẩy để “buộc phải trở thành Phật”, Thị Kính đã
từng là người con gái có đủ cả công, dung, ngôn, hạnh. Một cô gái đến tuổi lấy
chồng vẫn luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm - “riêng còn e một cõi linh thông,
muộn mằn chửa nảy chồi đan quế” và “ lấy ai để thừa hoan tất hạ”.
Và ông Mãng - một người nông dân nơi thôn dã, đã được các nghệ nhân
chèo xây dựng như một điển hình của người nông dân quê mùa chất phác, trọng
tình nghĩa, trọng đạo lý và trọng quy luật của đất trời.
Tích Quan Âm Thị Kính cho thấy, việc nhân duyên của Thị Kính và
Thiện Sĩ vốn đã được hai gia đình ông Sùng và ông Mãng giao ước từ trước.
Giao ước này là nét văn hóa khá phổ biến ở cộng đồng gia đình người Việt
trước đây. Nhưng trên cả những giao ước xã hội đó, là lối ứng xử hợp đạo trời.
Lối ứng xử này, được thể hiện qua câu trả lời của ông Mãng với Thiện Sĩ: “Bản
tức bác bên ấy sinh anh là giai, tôi sinh gái để chi chẳng gả. Há rằng tôi có
ham chốn giàu sang...” Câu trả lời của ông Mãng cho thấy, trong suy nghĩ của
những người nông dân như ông, việc trai lớn dựng vợ, gái lớn gả chồng là lẽ
thường, đâu cần phải ép gả, bán mua. Có thể nói, lối t ư duy này là một trong
những thuộc tính bản chất đã mặc nhiên tồn tại trong con người. Cội nguồn của
nó thuộc về quy luật, về bản thể của tự nhiên. Khi sinh ra, trong mỗi con người
đã sẵn có một phần bản thể của tự nhiên (nhân thân tiểu vũ trụ), nhưng do môi
trường sống, thiết chế xã hội hoặc vì dục vọng che lấp làm cho ít người còn
nhận ra được nó.
Bà mẹ tự nhiên đã sinh ra muôn loài, ban cho muôn loài sự sống và quyền
duy trì nòi giống, đó là điều giản dị nhưng cũng vô cùng thiêng liêng. Con
người cần phải biết trân trọng lẽ th ường này, trước hết cần phải biết trân trọng
sự sống, hạnh phúc của bản thân và đồng loại. Hiểu được lẽ thường ấy, trên sân
khấu, các nghệ nhân chèo đã giải quyết vấn đề hôn nhân cho con cái thật thấu
tình, đạt lý. Trong hôn nhân, cha mẹ là người định hướng nhưng trao cho các
con được quyền lựa chọn. Chèo đã minh chứng cho luận điểm này qua ứng xử
của ông Mãng với Thị Kính, cũng như ứng xử của Thừa tướng với Thị Phương.
Dưới đây là lời của ông Mãng v ...