Danh mục

Ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn của Tô Hoài trước cách mạng tháng tám

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.92 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tô Hoài (1920-2014) là nhà văn luôn ý thức sâu sắc về việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt trong sáng tác nghệ thuật và qua các chặng đường sáng tác, Tô Hoài trở thành một trong những “bậc thầy” về ngôn ngữ văn chương. Nếu ngôn từ nghệ thuật là sự vận dụng ngôn từ của đời sống qua sáng tạo của người nghệ sĩ thì Tô Hoài đã tạo ra những giá trị đặc biệt trong ngôn từ nghệ thuật qua những truyện ngắn trước cách mạng, những truyện đánh dấu thành công trong chặng sáng tác đầu tiên của Tô Hoài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn của Tô Hoài trước cách mạng tháng tám JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00033 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 52-58 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TÔ HOÀI TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Vũ Thị Nga Khoa Khoa học Xã hội, Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương Tóm tắt. Tô Hoài (1920-2014) là nhà văn luôn ý thức sâu sắc về việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt trong sáng tác nghệ thuật và qua các chặng đường sáng tác, Tô Hoài trở thành một trong những “bậc thầy” về ngôn ngữ văn chương. Nếu ngôn từ nghệ thuật là sự vận dụng ngôn từ của đời sống qua sáng tạo của người nghệ sĩ thì Tô Hoài đã tạo ra những giá trị đặc biệt trong ngôn từ nghệ thuật qua những truyện ngắn trước cách mạng, những truyện đánh dấu thành công trong chặng sáng tác đầu tiên của Tô Hoài. Ở những truyện ngắn này, Tô Hoài đã sử dụng hệ thống từ dân dã, gần với cuộc sống đời thường, ngôn từ hài hước, dí dỏm pha chút tinh quái và ngôn từ giàu chất thơ. Những đặc điểm này biểu hiện qua cách kể truyện, cách miêu tả và cách xây dựng nhân vật. Tô Hoài đã lựa chọn từ ngữ một cách kỹ lưỡng và có nhiều sáng tạo trong việc kể chuyện, tả cảnh, tả phong tục và khắc họa tính cách nhân vật. Ngôn từ thể hiện cảm quan nghệ thuật, sự tâm huyết của ông đối với nghề văn, một nghề mà ông gắn bó suốt cuộc đời. Từ khóa: Ngôn ngữ đời thường, hài hước, giàu chất thơ, gìn giữ ngôn ngữ Tiếng Việt, sáng tạo ngôn ngữ. 1. Mở đầu Tô Hoài (1920-2014) là tác gia lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn luôn ý thức sâu sắc về việc sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt trong sáng tác nghệ thuật và qua các chặng đường sáng tác, Tô Hoài trở thành một trong những “bậc thầy” về ngôn ngữ văn chương. Trong lịch sử nghiên cứu tác giả Tô Hoài, các nhà phê bình văn học trong nước đều quan tâm đến ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn và đã có những khảo sát khá cụ thể việc sử dụng ngôn từ của Tô Hoài.Tiêu biểu là các bài viết của tác giả Phan Cự Đệ [2], Hà Minh Đức [3], Trần Hữu Tá [6], Trần Đăng Suyền [9,10], Đoàn Trọng Huy [4] đã bàn đến một số đặc điểm trong ngôn ngữ nghệ thuật của Tô Hoài và lí giải cội nguồn của đặc điểm ngôn ngữ xuất phát từ cảm quan nghệ thuật của nhà văn. Tuy nhiên các bài viết chưa đi sâu vào phân tích từng đặc điểm trong ngôn từ nghệ thuật của Tô Hoài, càng chưa có sự khảo sát những biểu hiện của đặc điểm đó trong hệ thống các sáng tác của Tô Hoài. Các nhà nghiên cứu phê bình văn học ngoài nước càng ít có điều kiện tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài. Một số nhà nghiên cứu văn học Nga như Niculin, G.Gôlôpnep, Xtơrugatxki [8] mới chỉ bàn tới thành công của Tô Hoài ở các tác phẩm viết cho thiếu nhi như Dế Mèn phiêu lưu ký, Đảo Hoang. . . Trong bài viết này, người Ngày nhận bài: 15/1/2015 Ngày nhận đăng: 09/5/2015 Liên hệ: Vũ Thị Nga, e-mail: vunga.cdhd@gmail.com 52 Ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám viết khẳng định những đóng góp của Tô Hoài về ngôn từ nghệ thuật từ chặng sáng tác đầu tiên, sáng tác trước cách mạng trong đó truyện ngắn giữ vai trò quan trọng. Người viết chỉ ra những đặc điểm ngôn từ nghệ thuật trong truyện ngắn của Tô Hoài và hiệu quả của việc sử dụng các hệ thống ngôn ngữ Tiếng Việt trong sáng tác của nhà văn. Ngôn từ nghệ thuật hình thành nên phong cách nghệ thuật Tô Hoài và những đặc điểm ngôn từ, phong cách nghệ thuật còn được biểu hiện trong suốt quá trình sáng tác của nhà văn sau cách mạng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Ngôn từ dân dã, gần với đời thường Cảm quan nghệ thuật của Tô Hoài là cảm quan hiện thực đời thường. Cảm quan ấy chi phối cách lựa chọn đề tài, nhân vật và ngôn từ tương ứng. Những truyện ngắn trước cách mạng của ông chủ yếu viết về cuộc sống nơi làng quê nghèo ngoại thành Hà Nội trong đó có số phận của những con người nhỏ bé. Đề tài ông khai thác không mới so với đề tài chung của văn học hiện thực nhưng sức hấp dẫn trong tác phẩm của ông là cách kể chuyện. Tô Hoài đã kể về những mảnh đời lam lũ, nghèo khó ở chốn quê bằng chính ngôn từ dân dã, mộc mạc và cách nói tự nhiên của người lao động. Trước Tô Hoài, Ngô Tất Tố đã kể về cuộc sống của người lao động bằng lời văn có phần dân dã khi sử dụng nhiều khẩu ngữ, thành ngữ; Nam Cao cũng đã kể về cuộc sống của những người ở chốn quê bằng giọng xót xa xen lẫn chiêm nghiệm, suy ngẫm. Đọc truyện ngắn của Tô Hoài, ta nhận ra một lối kể tự nhiên theo “cách” của người nhà quê bởi ông sử dụng nhiều khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ trong lời kể. Thống kê 194 trang truyện (Phần truyện ngắn) của Tuyển tập Tô Hoài, Tập 1, NXB Văn học Hà Nội 1987có gần 300 khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ ...

Tài liệu được xem nhiều: