Thông tin tài liệu:
Nối tiếp phần 1, phần 2 của ebook với các bài học: ngữ âm địa phương của tiếng Việt; cách người Việt phiên âm tiếng nước ngoài; tiếng nói và chữ viết của dân tộc khác; lịch sử hình thành và phát triển “chữ quốc ngữ” ở Nhật Bản; Hangul và chữ viết của Hàn Quốc. Mời các bạn cùng tham khảo ebook "Tiếng Việt 6 – Ngữ âm, ghi âm".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngữ âm và ghi âm trong môn Tiếng Việt 6: Phần 2 BÀI 5 NHÀ VĂN HÓA PHẠM QUỲNH VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ Hướng dẫn học Bài 5 này đưa bạn nghiên cứu sang trường hợp chí sĩ Phạm Quỳnh. Trướcđây, các bạn đã nghiên cứu hai mẫu: Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Văn Vĩnh.Cùng với Phạm Quỳnh, đó là ba trường hợp mẫu (ba trường hợp tiêu biểu) đểhiểu về những con người muốn dùng công cụ chữ quốc ngữ để nâng cao dântrí người Việt. Đời hoạt động của nhà văn hóa Phạm Quỳnh có gì khác với haitrường hợp các bạn đã học? Xin gợi ý các bạn mấy điều sau. 1. Trương Vĩnh Ký thầm lặng sưu tầm, biên soạn, làm từ điển, với mộttấm lòng nhẫn nhịn của người có ước mơ nâng cao dân trí, nhưng vẫn chưanhìn thấy con đường triển khai tư tưởng của mình. Thời giờ của Trương VĩnhKý dành nhiều cho nghiên cứu, còn công việc hoạt động xã hội chưa nhiều.Ông chết êm ả trong chờ đợi vận hội văn hóa cho dân tộc. 2. Nguyễn Văn Vĩnh không có hoàn cảnh học tập bài bản như TrươngVĩnh Ký. Sự học của Nguyễn Văn Vĩnh bước lên từ số không của cậu bé chăn bòở bãi sông Hồng. Nhưng Nguyễn Văn Vĩnh đã không ngừng tự học để đủ kiếnthức hoạt động phổ cập tri thức cho dân. Nguyễn Văn Vĩnh đam mê sôi sụctrước tinh hoa của nền công nghiệp – một cái máy in cũng làm ông xúc động!Và ông muốn trở thành một nhà văn hóa thời đại công nghiệp. Ông đã chết oanức trước sức mạnh đàn áp của cường quyền. 3. Phạm Quỳnh là một trường hợp nữa cho thấy dù hoàn cảnh có khókhăn đến đâu, nhưng người thực thà yêu nước bao giờ cũng tìm được conđường hành động có ích cho dân tộc. Nhìn bên ngoài, hoạt động văn hóa củaPhạm Quỳnh không khác mấy so với Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Văn Vĩnh:in sách, dịch sách, ra báo, viết báo, dùng công cụ chữ quốc ngữ mà nâng caodân trí. Phạm Quỳnh bổ sung một cách tranh đấu với nhà cầm quyền thực dânPháp. Nguyễn Văn Vĩnh đấu trực diện với quan chức Pháp, còn Phạm Quỳnh110 Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại http://www.canhbuom.edu.vn/sachmolên tiếng dạy dỗ người Pháp. Phạm Quỳnh viết văn tiếng Pháp và trên diễn đànPháp ông lên tiếng dạy dỗ những điều như thế – thông điệp của Phạm Quỳnhlà hợp tác Việt–Pháp dựa trên sự tôn trọng di sản văn hóa của hai bên. Mong các bạn tìm thấy thêm những điều cần học hỏi ở cả ba nhà yêu nước– tiêu biểu cho những nhà tranh đấu theo con đường nâng cao dân trí. * * * Cách nay ngót thế kỷ, chính xác là 94 năm, đã có một tuyên ngôn tự chủvăn hóa của dân tộc Việt Nam. Ngày 22/7/1922, đứng trước Ban khoa học Luânlý và Chính trị của Viện Hàn lâm “mẫu quốc” Đại Pháp, một thanh niên nướcViệt Nam còn trong vòng nô lệ, cố ý mặc quốc phục áo the đen và đóng khănxếp, dõng dạc tuyên bố với các quan Hàn lâm Đại Pháp bằng thứ tiếng Pháp lưuloát và trang nhã: “Dân nước Nam không thể coi là tờ giấy trắng mà là một cuốnsách cổ kín đặc những hàng chữ viết bằng thứ mực không phai và không thể tẩy xóatrải qua bao thế kỷ... Cuốn sách cổ ấy, chỉ có thể đóng lại theo kiểu mới, trình bày hợpthời mới hơn, chứ đừng hòng đem một thứ chữ xa lạ viết đè lên những dòng chữ từngàn xưa”. Người thanh niên đó là ký giả Phạm Quỳnh (1893–1945). Tổ tiên Phạm Quỳnh xuất xứ vùng HảiDương, miền đất văn hiến, thời Nho học đứngđầu cả nước về số lượng tiến sĩ. Nguyên quán ônglà làng Lương Ngọc, thôn Hoa Đường nổi tiếng từxưa với 12 tiến sĩ cả văn lẫn võ. Nơi đây vẫn còn mộCử nhân Phạm Hội, khoa thi 1819, Giáo thụ phủAnh Sơn (Nghệ An); đó cũng chính là nhà giáoDưỡng Am nổi tiếng ở Hà thành hồi đầu thế kỷ 19mà sách Danh nhân Hà Nội có giới thiệu. Tại cánhđồng làng Lương Ngọc cũng còn lăng Tú tài PhạmĐiển, do chính Phạm Quỳnh, sau khi thành đạt đãxây năm 1933 để báo đáp công cha sinh thành. Phạm Quỳnh chào đời ở Hà Nội, tại chính Phạm Quỳnh, chủ bút trẻ của Nam Phong tạp chícăn nhà hồi nửa đầu thế kỷ 19 là ngôi trường 111 Sách mở Cánh Buồm được cung cấp miễn phí tại http://www.canhbuom.edu.vn/sachmocủa thầy đồ Dưỡng Am (khoảng số 1–3 phố Hàng Trống hiện nay). Ngôi nhànày ông nội của Phạm Quỳnh được thừa hưởng, do cụ Phạm Hội không cònngười nối dõi. Mẹ Vũ Thị Đoan mất khi Phạm Quỳnh mới được 9 tháng, bà làcháu nội tiến sĩ đồng hương Vũ Tông Phan. Khi Quỳnh 5–6 tuổi, theo truyềnthống gia đình Nho giáo, Quỳnh được cha dạy chữ Hán, nhưng tương truyềncậu rất “tối dạ”, học mãi vẫn chỉ viết được hai chữ tên họ mình! Phải chăngvì cậu không có hứng thú gì với chữ Hán? Cha cậu – thầy đồ Điển – đành chocon trai theo học không mất tiền ở trường Pháp–Việt phố Hàng Bông, dànhcho con em bản xứ, nhưng chỉ dạy chữ quốc ngữ đủ biết đọc biết viết, cònthì rèn luyện tiếng Pháp đến ...