Tham khảo tài liệu ngũ hành và y học, y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngũ Hành và Y Học Ngũ Hành và Y Học (Phần 1) 1. Ngũ hành và Tạng phủ - Nếu đem đồ hình Thái cực, áp dụng vào khuôn mặt, nhìn từ sau ra trước,ta thấy : - Trán thuộc Tâm. - Cằm thuộc Thận. - Má bên trái thuộc Can. - Má bên phải thuộc Phế. - Mũi thuộc Tỳ (trung ương). Việc phân chia này giúp ích rất nhiều trong việc chẩn bệnh. Thí dụ : Nhìn thấy dấu hiệu báo bệnh ở vùng cằm có thể nghĩ đến bệnh lý ởthận, hoặc vùng trán có dấu hiệu báo bệnh có thể nghĩ đến rối loạn ở tâm... - Nếu xếp đồ hình dọc theo cơ thể con người ta thấy : - Từ ngực trở lên thuộc Tâm. - Từ thắt lưng xuống thuộc Thận. - Nửa bên trái thuộc Can. - Nửa bên phải thuộc Phế. - Bụng thuộc Tỳ. Sự phân chia này giúp rất nhiều, trong việc chẩn bệnh : Thí dụ : - Có nhiều người chỉ cảm thấy lạnh nửa bên người hoặc nửa phần cơ thểnhư : bên phải lạnh, bên trái nóng hoặc trên nóng dưới lạnh... - Những người liệt nửa bên trái, thường kèm theo đau nửa đầu, chảy nướcmắt sống... (những biểu hiện của Can)... Liệt nửa phải thường kèm theo nói khókhăn, khó đi cầu (những biểu hiện của Phế, Đại trường)... 2. Về sinh lý : a) Quan niệm cổ truyền : Ứng dụng Ngũ hành vào mặt sinh lý con người là đem ngũ tạng sánh vớiNgũ hành, dựa vào đặc tính sinh lý của Ngũ tạng để tìm ra sự liên hệ với Ngũhành. + Can và Hành mộc : Tính của cây gỗ thì cứng cỏi giống như chức năngcủa Can là 1 vị tướng, vì thế, dùng hành Mộc ví với can. + Tâm và Hành hỏa : Lửa cháy thì bốc lên, giống như Tâm bốc lên mặt vàlưỡi, vì thế, dùng hành Hỏa ví với Tâm. + Tỳ và Hành thổ : Đất là mẹ đẻ của muôn vật giống là con người sinh tồnđược là nhờ vào các chất dinh dưỡng do Tỳ vị cung cấp, vì thế, dùng Hành thổ vívới Tỳ. + Phế và Hành kim : Kim loại thường phát ra âm thanh giống như conngười phát ra tiếng nói nhờ Phế, vì thế, dùng hành Kim ví với Phế. + Thận và Hành thủy : Nước có tác dụng đi xuống, thấm nhuần mọi chỗgiống như nước uống vào, một phần thấm vào cơ thể, phần còn lại theo đường tiểubài tiết ra ngoài, vì vậy đem hành Thủy ví với Thận. b) Quan điểm hiện đại : Dựa theo công năng cơ thể, tìm sự tương ứng với hành nào đó trong Ngũhành để giải thích sự biến chuyển của Ngũ hành. - Hành Mộc và sự vận động : Đó là sự vận động của các cơ bắp, các sợi cơở khắp cơ thể. (Cơ năng phát động). - Hành Hỏa và sự phát nhiệt : Đó là sự sản sinh nhiệt năng do sự chuyểnhóa của các tế bào. (Cơ phát nhiệt). - Hành Thổ và sự bài tiết (Cơ năng bài tiết) : Đó là vận động đưa chất rangoài cơ thể. - Hành Kim và sự hấp thụ (Cơ năng hấp thụ) : Đó là vận động thu hút cácchất vào. - Hành Thủy và sự tàng trữ (Cơ năng tàng trữ) : Đó là vận động tàng trữ cácchất trong cơ thể để dùng khi cần thiết. Giữa 2 quan niệm cổ điển và hiện đại, có 1 số điều khác biệt : - Nếu đứng về quan niệm cổ điển , chỉ có 5 chức năng tương ứng : CanMộc, Tâm Hỏa, Tỳ Thổ, Phế Kim và Thận Thủy. Khi nói đến Can là phải nói đếnMộc, Tâm phải đi với Hỏa... Nếu nói Tâm Thủy hoặc Can Thủy... sẽ bị cho l à saihoặc không biết gì về Ngũ hành ! Nếu chỉ hiểu Can là Mộc, Tâm là Hỏa... sẽ khócó thể giải thích được các cơ chế sinh bệnh 1 cách toàn diện được. Thí dụ : Cũng bệnh về Tỳ. - Hỏa của Tỳ vượng gây nôn ra máu. - Mộc của Tỳ vượng gây co thắt bao tử. - Thủy của Tỳ suy gây tiêu chảy. Nếu chỉ quy Tỳ vào hành Thổ thì khó có thể giải thích được các dấu hiệugây bệnh do Mộc và Thủy... của Tỳ đã gây ra. Như vậy, nếu xét một cách rộng hơn thì : Mỗi tạng phủ đều có Ngũ hànhchi phối. - Can Mộc, Can Hỏa, Can Thổ, Can Kim, Can Thủy. - Tâm Hỏa, Tâm Thổ, Tâm Kim, Tâm Thủy, Tâm Mộc. - Tỳ Thổ, Tỳ Kim, Tỳ Thủy, Tỳ Mộc, Tỳ Hỏa. - Phế Kim, Phế Thủy, Phế Mộc, Phế Hỏa, Phế Thổ. - Thận Thủy, Thận Mộc, Thận Hỏa, Thận Thổ, Thận Kim. Người xưa, khi quy Mộc cho Can, Hỏa cho Tâm... là muốn nhấn mạnh rằngMộc có liên hệ và chi phối Can nhiều hơn các tạng khác. Nhưng không phải vì thếmà cho rằng Mộc không có liên hệ và chi phối các tạng phủ khác. Hiểu được như vậy, sẽ rất có lợi trong việc điều trị, nhất là trong việc chọnhuyệt châm cứu, kể cả dùng thuốc. Thí dụ : Cũng 1 đường kinh Can, xét riêng về Ngũ du huyệt ta có : huyệtĐại Đôn (Can Mộc Huyệt), Hành gian (Can Hỏa), Thái xung (Can Thổ), TrungPhong (Can kim), Khúc Tuyền (Can thủy). Các đường kinh khác cũng đều có 5 huyệt t ương ứng với Ngũ hành, nhờđó, giúp cho việc chọn huyệt thêm chính xác và hiệu quả hơn. Thí dụ : Cũng bệnh về mắt : - Mắt đau, nóng đỏ, biểu hiện Hỏa của Can vượng, phải tả Hỏa huyệt củaCan là huyệt Hành gian. - Mắt hay bị chảy nước sống là dấu hiệu Thủy của Can suy, cần bổ Thủyhuyệt của Can là huyệt Khúc Tuyền. - Mắt cận thị yếu kém là dấu hiệu Mộc của Can suy, cần bổ Mộc huyệt củaCan là huyệt Đại Đôn. Cũng bệnh về mắt mà ở 3 trường hợp chúng ta đã dùng 3 huyệt khác nhaudù cũng chỉ ở can Kinh. Nếu không hiểu rõ cụ thể sự rối loạn ở hành nào, bệnh gìcũng chỉ dùng có 1 huyệt duy nhất của kinh Can thì sẽ khó điều trị thành công. Ngoài ra, đào sâu hơn ta thấy, mỗi hành đều có 2 mặt mâu thuẫn và thốngnhất là âm dương, do đó, ta có : Âm Mộc, Dương Mộc, Âm Hỏa, Dương Hỏa, ÂmThổ, Dương Thổ, Âm kim, Dương Kim, Âm Thủy, Dương Thủy. Việc phân biệt này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chọn huyệt để điều trịcho thích hợp. Ngũ Hành và Y Học (Phần 2) 3. Ngũ hành và chẩn bệnh Căn cứ vào các triệu chứng xuất hiện qua Ngũ hành như : Ngũ sắc, Ngũ vị,Ngũ quan, Ngũ chí... để tìm ...