Tia sáng in digital trên inox
ÁNH SÁNG Triển lãm điêu khắc của Phan Phương Đông Khai mạc: 17h ngày 17. 12. 2010 Kéo dài đến 27. 12. 2010 Âu cơ gallery, 124/22 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội *
.Từ ngày 17 tới 27. 12, tại Âu Cơ Gallery (số 1, 124/22 đường Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội) diễn ra triển lãm cá nhân gồm các tác phẩm điêu khắc và tranh in digital art của nhà điêu khắc Phan Phương Đông (sinh năm 1961) có tên là Ánh sáng. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
“Ngủ quách sự đời thây kẻ thức”
“Ngủ quách sự đời thây kẻ thức”
Tia sáng in digital trên inox
ÁNH SÁNG
Triển lãm điêu khắc của Phan Phương Đông
Khai mạc: 17h ngày 17. 12. 2010
Kéo dài đến 27. 12. 2010
Âu cơ gallery, 124/22 Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội
*
Từ ngày 17 tới 27. 12, tại Âu Cơ Gallery (số 1, 124/22 đường Âu Cơ,
Tây Hồ, Hà Nội) diễn ra triển lãm cá nhân gồm các tác phẩm điêu khắc
và tranh in digital art của nhà điêu khắc Phan Phương Đông (sinh năm
1961) có tên là Ánh sáng. Là một tác giả tạo hình cẩn thận đến mức
“cầu kỳ” với mỗi lần ra mắt tác phẩm, nhất là lần này lại là một cuộc
“Bắc tiến” long trọng chứ không triển lãm “tại gia” như trước đây,
Phan Phương Đông đã ra Hà Nội trước 10 ngày để làm triển lãm, và
thật may mắn, ngày khai mạc triển lãm của anh lại là một ngày nắng
bừng rực rỡ, dù vẫn là những ngày lạnh nhất từ đầu đông đến giờ…
1.
Cách đây lâu lâu, tôi xem một phim hoạt hình Việt Nam, hình vẽ thì
cũng không mấy ấn tượng. Nhưng câu chuyện thì rất cảm động. Có hai
mẹ con nhà kia cô quả và nghèo đói, áo chăn không đủ. Cậu bé con lớn
lên, rất thương mẹ không có chăn ấm để đắp những đêm đông dài. Cậu
được một cụ già (chắc là Bụt) chỉ cho rằng ở một nơi xa lắc có một
chiếc kéo thần kỳ, có thể cắt những tia nắng vàng để may thành chăn
cho mẹ. Nhưng để đến được nơi ấy thì phải vượt qua rất nhiều khó
khăn. Thương mẹ, cậu bé quyết tâm lên đường… và như cái kết của
mọi chuyện cổ tích khác. Vượt qua bao khó khăn, cậu bé cũng trưởng
thành, và cuối cùng mang về cho mẹ được tấm chăn dệt nên từ những
tia nắng vàng, cùng cây kéo thần kỳ…
Luồng sáng
Nghe tin nhà điêu khắc Phan Phương Đông bày triển lãm với cái tên
Ánh sáng, tôi chợt nghĩ đến ngay câu chuyện nọ. Tò mò đến xem, hóa
ra liên tưởng “cắt tia nắng vàng” của tôi với triển lãm của Phan
Phương Đông cũng không phải là không có duyên. Không đài từ,
không giải thích gì nhiều. Tác phẩm của anh lần này là 5 nhóm tác
phẩm bằng inox, và 13 tác phẩm in digital lên plastic, inox. Tất cả đều
biến thiên quanh chủ đề ánh sáng. Tác giả dường như muốn “ngưng
đọng hóa”, “vật chất hóa” khái niệm ánh sáng bằng vật liệu hiện đại,
inox và in digital: ánh sáng tán xạ, luồng sáng, tia sáng, vung sáng, cột
sáng, nhật thực, phản chiếu… Tất cả đều được tiết chế, mang tư duy
tinh giản cấu trúc và âm hưởng phong cách của chủ nghĩa tối giản, nhất
quán với phong cách đã “thành tiếng” của Phan Phương Đông…
Cần nói thêm nếu như bỏ qua cách giải thích phân tích của khoa học,
thì ai cũng biết ánh sáng, nước, không khí là ba thứ cơ bản tạo ra năng
lượng và môi sinh sự sống. Cả ba “lực lượng” ấy đều vô định hình và
bất khả thể nắm bắt như nhau. Phan Phương Đông muốn “đựng” lại
ánh sáng bằng nghệ thuật hiện đại. Điều đó cũng dường như bất khả
thi. Nhưng tác giả vẫn làm, như người ta “đá bóng gôn gạch” vậy. Đá
đổ cục gạch dựng làm gôn bên phía đối phương, kết quả ấy không quan
trọng. Nhưng quan trọng là được chơi, được đá, cho… nó khoái!
Ánh sáng tán xạ
2.
Bàn về tác phẩm của Phan Phương Đông, có lẽ thì chỉ nói đến thế là
“hết chuyện”. Bởi thái độ nghệ thuật của anh hàm chứa sự “không quan
tâm đến chuyện”. Tôi lại chợt nhớ tới khúc giữa bài thơ Đêm hè nổi
tiếng của Tú Xương (đã in trong SGK), tả rất hay về sự cô đơn, quạnh
quẽ của người vốn huyên náo và đa sự ban ngày, nhưng canh khuya đối
diện với mình thì thấy cái ồn ào của đời thật là vô vị: Bối rối tình duyên
cơn gió thoảng/ Nhạt nhèo quanh cảnh bóng trăng suông/ Khăn khăn
áo áo thêm rầy chuyện/ Bút bút nghiên nghiên khéo giở tuồng… Bước
vào gallery Âu Cơ, trò chuyện vãn với bà chủ gallery, tôi có nói vui
rằng nghệ thuật của Phan Phương Đông chắc chỉ người Nhật xem là
thích, vì tác phẩm ấy không kể chuyện, không có “sự đời”. Người xem
ở ta không quen xem “trường phái tối giản” không sự đời như vậy, thì
đến ngắm nghía tác giả của nó cũng được. Mà trông tác giả thì tiên
phong đạo cốt lắm, như một đạo sĩ nguyên hình từ truyện, phim bước
ra, phơ phất trầm mặc trang trọng và… đen tuyền!
Phan Phương Đông
Đây là một thái độ sống, bày ra điêu khắc thế thôi. Phan Phương Đông
nhất quán với phong thái “đạo sĩ tối giản” của ông. Từ quần áo, đến
râu tóc, và nghệ thuật. Kệ, chẳng sao, nghệ thuật đối với người này là
“đại thừa”, nhưng đối với người khác lại là “tiểu thừa” thôi thì đã việc
gì. Nghệ thuật “không có chuyện” chắc gì đã kém nghệ thuật “có
chuyện” mà a dua, giả dối. Người xem có thể chê khen, thậm chí có
người ngạc nhiên vì sự đơn giản thái quá, nói là tác giả “ăn thật làm
dối”. Đọc những bài tán tụng về nghệ thuật của Phan Phương Đông
trước đây. Tác phẩm cô đọng khiến người viết đâm nói nhiều, kẻ sính
chữ và sính triết học nửa mùa thì sợ hãi. Có thể ca ngợi là tối giản, tối
tối giản. Nhưng cả khen và chê tất thảy đều vô nghĩa với tác giả. Bởi
tác giả của nó đã “ngủ quách sự đời thây kẻ thức” mất rồi…
Ánh sáng phản chiếu
3.
Có người hỏi: Nếu chỉ cần thế thì bày triển lãm làm gì. À, để cho mọi
người thấy có một thái độ như thế – có lẽ là thái độ cần thiết và nên
loang rộn ...