Ngữ văn lớp 10: Soạn bài Đám tang lão Gô - ri - ô
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 357.32 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô được nhà văn xếp vào Những cảnh đời tư thuộc phần Khảo luận phong tục. Đó là câu chuyện về một người cha, một tư sản với những mối quan hệ của ông ta trong xã hội. Mời các bạn học sinh tham khảo bài soạn văn "Đám tang lão Gô - ri - ô" trước khi học trên lớp để cảm nhận tác phẩm sâu sắc hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngữ văn lớp 10: Soạn bài Đám tang lão Gô - ri - ôSoạn bài: Đám tang lão Gô - ri - ôA. Mục tiêu bài học: Giúp HS:- Nắm được những thao tác nghệ thuật cụ thể mà Ban-dắc sử dụng trong bài văn này đểkhắc họa một đám tang.- Cảm nhận dụng ý nghệ thuật sâu xa của nhà văn muốn phê phán thói đời đen bạc quacác nhân vật trong một xã hội coi đồng tiền cao hơn tình nghĩa.B. Phương pháp và hình thức tiến hành tổ chức dạy học:- GV chỉ tập trung vào một đoạn trích ngắn trong tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô của Ban-dắc.- Phần lớn thời gian phải dành cho bài Đám tang lão Gô-ri-ô. GV chỉ nên chọn vài chi tiếtcoi như để dẫn vào bài.C. Tiến trình tổ chức dạy học:* Tổ chức kiểm tra bài cũ:- Anh ( chị ) hãy nêu mục đích và yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận ?- Anh ( chị ) hãy trình bày phương pháp tóm tắt văn bản nghị luận ?* Tiến trình bài mới:I. Tiểu dẫn:1. Tác giả:- Ban-dắc là nhà tiểu thuyết Pháp, một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực.- Ông viết gần 100 tác phẩm tập hợp lại thành bộ Tấn trò đời mà phần lớn là tiểu thuyết,sáng tác từ năm 1829 đến trước khi ông mất. Bộ Tấn trò đời gồm khoảng 2500 nhân vật,trong đó với hơn 400 nhân vật trở đi trở lại những truyện khác nhau, đã cho ta thấy nhữngmảnh đời khác nhau trong mối liên hệ với quy luật nghiệt ngã của cuộc đời.- Nghệ thuật kể chuyện của Ban-dắc: ông thường tạo ra một môi trường, một cái nền đểnhân vật chính xuất hiện, cái nền ấy có thể rộng, từ những chi tiết về xã hội, lịch sửđương thời đến khung cảnh của một thành phố, thị trấn; hẹp hơn, có thể một ngôi nhà,một quán trọ.- Những tác phẩm chính: Miếng da lừa ( 1831 ), Lão Gô-ri-ô ( 1834 ), Ảo mộng tiêu tan (1837 - 1843 ),...2. Tác phẩm:- Tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô xuất bản năm 1834.- Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết là người cha già khốn khổ - lão Gô-ri-ô. Ngoài ra,còn có các nhân vật chính như hai cô con gái Đen -phin và A-na-xta-di, chàng thanh niênRa-xti-nhắc.- Chủ đề: Tiểu thuyết đã phê phán xã hội tư sản, với sức mạnh của đồng tiền đã làm tha hóa nhântính, tình người.- Tóm tắt tác phẩm: sgk trang 132.3. Đoạn trích:a. Vị trí đoạn trích:Đoạn trích Đám tang lão Gô-ri-ô được trích từ phần cuối của tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô.b. Chủ đề đoạn trích: Đoạn trích đã miêu tả và phê phán con người và xã hội tư sản Pháp nửa đầu thế kỉ XXmà tiêu điểm là đồng tiền và danh vọng giả dối đã tha hóa con người như một sức mạnhma quái và khủng khiếp.II. Bố cục văn bản: Đoạn trích có thể chia làm 4 phần:- Đoạn 1 ( từ đầu từng làm điều gì nên tội ): từ quán trọ bà Vô-ke đến nhà thờ Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông.- Đoạn 2 ( tiếp theo đã năm giờ rưỡi rồi ): cuộc hành lễ ở nhà thờ.- Đoạn 3 ( tiếp theo Cri-xtô-phơ bèn bỏ đi ): từ nhà thờ Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông đếnnghĩa trang Cha-La-se-dơ và việc chôn cất.- Đoạn 4 ( còn lại ): tâm trạng và ý nghĩ của Ra-xti-nhắc khi còn lại một mình sau khichôn cất xong.III. Đọc hiểu văn bản:1. Bi kịch của lão Gô-ri-ô: Trong đoạn trích, trực tiếp và rõ nhất là lời của Cri-xtô-phơ với Ra-xti-nhắc về ngườiđã khuất:- Ông cụ là người tử tế và đứng đắn, chưa bao giờ to tiếng, không hề làm hại ai và chưatừng làm điều gì nên tội. Đây là lời nhận xét chính xác, khi cái quan định luận, của một người sống một thờigian dài với lão Gô-ri-ô- Ông là một người cha đặc biệt, hết lòng thương yêu, chiều chuộng đến sùng kính cáccon gái của mình từ khi chúng sinh ra cho đến khi chúng trưởng thành, lập gia đình riêngvà trở thành những phu nhân, bá tước phu nhân, quý tộc, quyền quý. Lão vui lòng và tựnguyện hi sinh tất cả vì con cái, đến bán cả nhà cửa, phải thuê quán trọ để ở ; bị con gáibòn rút đến những đồng cuối cùng,… Nhưng lão vận không oán giận, trách móc chúngmột lời. Đến lúc hấp hối, lão vẫn chỉ mong được thấy mặt các con. Lão đã ra đi vĩnh viễntrong niềm ân hận khôn nguôi ấy.- Ông là một người cha bất hạnh, tự nguyện làm nô lệ mù quáng cho những đứa con bấthiếu của mình. Bi kịch của người cha già đáng thương ấy còn thể hiện gián tiếp ngaytrong đám tang điêu tàn của lão.- Đám tang của lão không có một người thân ( dù lão vẫn có hai con gái và hai co rể ởngay trong thành phố ). Hơn nữa, đây còn là một đám tang sơ sài, vội vã, qua quýt do mộtthanh niên ở trọ lo liệu.* Tóm lại, lão Gô-ri-ô vừa là nạn nhân của đồng tiền, vừa là nạn nhân của chính mình.Hậu quả của lão thật đáng thương, đáng buồn mà tất cả la do con gái, con rể lão gây ra.Nhưng xét đến cùng, tự lão cũng gây ra một phần không nhỏ trong bi kịch của chínhmình.2. Cảnh đám tang lão Gô-ri-ô:- Đám tang lão Gô-ri-ô được đặt vào thời gian và không gian xác định:+ Về thời gian, nhà văn chú ý đến sự chính xác từng phút. Ba lần yếu tố giờ giấc đượcnhắc đến: nghi lễ cử hành ở nhà thờ hết hai mươi phút theo lời người kể chuyện, ngay sauđó vị linh mục nói là đã năm giờ rưỡi, rồi người kể chuyện lại cho biết đến sáu giờ xácông cụ Gô-ri-ô được hạ huyệt. Quãng thời gian từ khi xuất phát ở nhà trọ của bà Vô-ke đến lúc hành lễ ở nhà thờ tuynhà văn không nói rõ nhưng ta vẫn cảm nhận được qua chi tiết nhà thờ không cách xaphố Mới-Nữ-thánh-Giơ-nơ-vi-e mấy tí, song phải chờ hai vị linh mục, chú bé hát lễ vàngười bõ nhà thờ. Chắc cũng chỉ kéo dài khoảng vài chục phút như quãng thời gian từ khihạ huyệt đến lúc Ra-xti-nhắc rời nghĩa trang Cha-La-se-dơ.+ Về không gian, những địa điểm chính xác được nhắc đến trong đoạn văn càng gópphần tô đậm thêm ấn tượng như thật, nhất là đối với những người dân đã từng sống ở Pa-ri. Tuy chỉ là hư cấu nghệ thuật, nhưng quán trọ của bà Vô-ke có địa chỉ, nó được đặt vàophố Mới-Nữ-thánh-Giơ-nơ-vi-e-vơ ở ngoại ô Pa-ri vào thập niên thứ hai của thế kỉ XIX.Ngày nay thuộc vùng ngoại ô ấy thuộc nội thành, ở quận 5 có một phố mang tên gầngiống như thế: phố Nữ-thánh- Giơ-nơ-vi-e-vơ. Nhà thờ Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông là ngôinhà thờ có thật xây dựng từ thế kỉ thứ XIII ở quảng trường Păng-tê-ông, nghĩa là rất gầnvới phố nơi nhà văn chọn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngữ văn lớp 10: Soạn bài Đám tang lão Gô - ri - ôSoạn bài: Đám tang lão Gô - ri - ôA. Mục tiêu bài học: Giúp HS:- Nắm được những thao tác nghệ thuật cụ thể mà Ban-dắc sử dụng trong bài văn này đểkhắc họa một đám tang.- Cảm nhận dụng ý nghệ thuật sâu xa của nhà văn muốn phê phán thói đời đen bạc quacác nhân vật trong một xã hội coi đồng tiền cao hơn tình nghĩa.B. Phương pháp và hình thức tiến hành tổ chức dạy học:- GV chỉ tập trung vào một đoạn trích ngắn trong tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô của Ban-dắc.- Phần lớn thời gian phải dành cho bài Đám tang lão Gô-ri-ô. GV chỉ nên chọn vài chi tiếtcoi như để dẫn vào bài.C. Tiến trình tổ chức dạy học:* Tổ chức kiểm tra bài cũ:- Anh ( chị ) hãy nêu mục đích và yêu cầu tóm tắt văn bản nghị luận ?- Anh ( chị ) hãy trình bày phương pháp tóm tắt văn bản nghị luận ?* Tiến trình bài mới:I. Tiểu dẫn:1. Tác giả:- Ban-dắc là nhà tiểu thuyết Pháp, một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực.- Ông viết gần 100 tác phẩm tập hợp lại thành bộ Tấn trò đời mà phần lớn là tiểu thuyết,sáng tác từ năm 1829 đến trước khi ông mất. Bộ Tấn trò đời gồm khoảng 2500 nhân vật,trong đó với hơn 400 nhân vật trở đi trở lại những truyện khác nhau, đã cho ta thấy nhữngmảnh đời khác nhau trong mối liên hệ với quy luật nghiệt ngã của cuộc đời.- Nghệ thuật kể chuyện của Ban-dắc: ông thường tạo ra một môi trường, một cái nền đểnhân vật chính xuất hiện, cái nền ấy có thể rộng, từ những chi tiết về xã hội, lịch sửđương thời đến khung cảnh của một thành phố, thị trấn; hẹp hơn, có thể một ngôi nhà,một quán trọ.- Những tác phẩm chính: Miếng da lừa ( 1831 ), Lão Gô-ri-ô ( 1834 ), Ảo mộng tiêu tan (1837 - 1843 ),...2. Tác phẩm:- Tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô xuất bản năm 1834.- Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết là người cha già khốn khổ - lão Gô-ri-ô. Ngoài ra,còn có các nhân vật chính như hai cô con gái Đen -phin và A-na-xta-di, chàng thanh niênRa-xti-nhắc.- Chủ đề: Tiểu thuyết đã phê phán xã hội tư sản, với sức mạnh của đồng tiền đã làm tha hóa nhântính, tình người.- Tóm tắt tác phẩm: sgk trang 132.3. Đoạn trích:a. Vị trí đoạn trích:Đoạn trích Đám tang lão Gô-ri-ô được trích từ phần cuối của tiểu thuyết Lão Gô-ri-ô.b. Chủ đề đoạn trích: Đoạn trích đã miêu tả và phê phán con người và xã hội tư sản Pháp nửa đầu thế kỉ XXmà tiêu điểm là đồng tiền và danh vọng giả dối đã tha hóa con người như một sức mạnhma quái và khủng khiếp.II. Bố cục văn bản: Đoạn trích có thể chia làm 4 phần:- Đoạn 1 ( từ đầu từng làm điều gì nên tội ): từ quán trọ bà Vô-ke đến nhà thờ Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông.- Đoạn 2 ( tiếp theo đã năm giờ rưỡi rồi ): cuộc hành lễ ở nhà thờ.- Đoạn 3 ( tiếp theo Cri-xtô-phơ bèn bỏ đi ): từ nhà thờ Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông đếnnghĩa trang Cha-La-se-dơ và việc chôn cất.- Đoạn 4 ( còn lại ): tâm trạng và ý nghĩ của Ra-xti-nhắc khi còn lại một mình sau khichôn cất xong.III. Đọc hiểu văn bản:1. Bi kịch của lão Gô-ri-ô: Trong đoạn trích, trực tiếp và rõ nhất là lời của Cri-xtô-phơ với Ra-xti-nhắc về ngườiđã khuất:- Ông cụ là người tử tế và đứng đắn, chưa bao giờ to tiếng, không hề làm hại ai và chưatừng làm điều gì nên tội. Đây là lời nhận xét chính xác, khi cái quan định luận, của một người sống một thờigian dài với lão Gô-ri-ô- Ông là một người cha đặc biệt, hết lòng thương yêu, chiều chuộng đến sùng kính cáccon gái của mình từ khi chúng sinh ra cho đến khi chúng trưởng thành, lập gia đình riêngvà trở thành những phu nhân, bá tước phu nhân, quý tộc, quyền quý. Lão vui lòng và tựnguyện hi sinh tất cả vì con cái, đến bán cả nhà cửa, phải thuê quán trọ để ở ; bị con gáibòn rút đến những đồng cuối cùng,… Nhưng lão vận không oán giận, trách móc chúngmột lời. Đến lúc hấp hối, lão vẫn chỉ mong được thấy mặt các con. Lão đã ra đi vĩnh viễntrong niềm ân hận khôn nguôi ấy.- Ông là một người cha bất hạnh, tự nguyện làm nô lệ mù quáng cho những đứa con bấthiếu của mình. Bi kịch của người cha già đáng thương ấy còn thể hiện gián tiếp ngaytrong đám tang điêu tàn của lão.- Đám tang của lão không có một người thân ( dù lão vẫn có hai con gái và hai co rể ởngay trong thành phố ). Hơn nữa, đây còn là một đám tang sơ sài, vội vã, qua quýt do mộtthanh niên ở trọ lo liệu.* Tóm lại, lão Gô-ri-ô vừa là nạn nhân của đồng tiền, vừa là nạn nhân của chính mình.Hậu quả của lão thật đáng thương, đáng buồn mà tất cả la do con gái, con rể lão gây ra.Nhưng xét đến cùng, tự lão cũng gây ra một phần không nhỏ trong bi kịch của chínhmình.2. Cảnh đám tang lão Gô-ri-ô:- Đám tang lão Gô-ri-ô được đặt vào thời gian và không gian xác định:+ Về thời gian, nhà văn chú ý đến sự chính xác từng phút. Ba lần yếu tố giờ giấc đượcnhắc đến: nghi lễ cử hành ở nhà thờ hết hai mươi phút theo lời người kể chuyện, ngay sauđó vị linh mục nói là đã năm giờ rưỡi, rồi người kể chuyện lại cho biết đến sáu giờ xácông cụ Gô-ri-ô được hạ huyệt. Quãng thời gian từ khi xuất phát ở nhà trọ của bà Vô-ke đến lúc hành lễ ở nhà thờ tuynhà văn không nói rõ nhưng ta vẫn cảm nhận được qua chi tiết nhà thờ không cách xaphố Mới-Nữ-thánh-Giơ-nơ-vi-e mấy tí, song phải chờ hai vị linh mục, chú bé hát lễ vàngười bõ nhà thờ. Chắc cũng chỉ kéo dài khoảng vài chục phút như quãng thời gian từ khihạ huyệt đến lúc Ra-xti-nhắc rời nghĩa trang Cha-La-se-dơ.+ Về không gian, những địa điểm chính xác được nhắc đến trong đoạn văn càng gópphần tô đậm thêm ấn tượng như thật, nhất là đối với những người dân đã từng sống ở Pa-ri. Tuy chỉ là hư cấu nghệ thuật, nhưng quán trọ của bà Vô-ke có địa chỉ, nó được đặt vàophố Mới-Nữ-thánh-Giơ-nơ-vi-e-vơ ở ngoại ô Pa-ri vào thập niên thứ hai của thế kỉ XIX.Ngày nay thuộc vùng ngoại ô ấy thuộc nội thành, ở quận 5 có một phố mang tên gầngiống như thế: phố Nữ-thánh- Giơ-nơ-vi-e-vơ. Nhà thờ Thánh-Ê-chiên-đuy-Mông là ngôinhà thờ có thật xây dựng từ thế kỉ thứ XIII ở quảng trường Păng-tê-ông, nghĩa là rất gầnvới phố nơi nhà văn chọn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đám tang lão Gô - ri - ô Ngữ văn lớp 10 Văn mẫu lớp 10 Bài văn mẫu lớp 10 Soạn bài Ngữ văn lớp 10Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Phân tích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
8 trang 59 0 0 -
Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ qua một số tác phẩm văn học trung đại đã học
6 trang 52 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Phân tích truyện Tam đại con gà
9 trang 37 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Nghị luận về lòng yêu thương con người
7 trang 30 0 0 -
Kết Thúc Có Hậu Truyện Tấm Cám...
4 trang 28 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
27 trang 27 0 0 -
Cảm nhận về đoạn trích Nổi Thương Mình (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
4 trang 24 0 0 -
Tìm hiểu Một thời đại trong thi ca
7 trang 22 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận về vẻ đẹp người anh hùng thời Trần trong bài thơ Tỏ lòng
9 trang 21 0 0 -
Văn mẫu lớp 10: Phân tích Hình tượng Rama trong Ramayana
7 trang 20 0 0