Ngừa bệnh mùa lạnh với gia vị
Một số gia vị thông thường trong nhà bếp không chỉ mang lại hương vị đặc trưng cho các món ăn, chúng còn có tác dụng phòng ngừa bệnh rất hiệu quả.
(Ảnh minh họa) Củ nghệ: Nghệ có vị cay, hơi đắng nhưng không gây độc, tính ôn hòa. Nghệ có tác dụng giúp cải thiện hoạt động của hệ tim mạch, làm tan máu bầm, chảy máu cam, làm liền sẹo cũng như một số bệnh có liên quan đến bao tử. Thông thường, nghệ được dùng như bài thuốc dưới hình thức...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ngừa bệnh mùa lạnh với gia vị
Ngừa bệnh mùa lạnh với gia vị
Một số gia vị thông thường trong nhà bếp không chỉ mang lại hương vị đặc trưng cho các
món ăn, chúng còn có tác dụng phòng ngừa bệnh rất hiệu quả.
(Ảnh minh họa)
Củ nghệ: Nghệ có vị cay, hơi đắng nhưng không gây độc, tính ôn hòa. Nghệ có tác dụng
giúp cải thiện hoạt động của hệ tim mạch, làm tan máu bầm, chảy máu cam, làm liền sẹo
cũng như một số bệnh có liên quan đến bao tử. Thông thường, nghệ được dùng như bài
thuốc dưới hình thức sắc củ nghệ còn tươi hay sau khi phơi khô thành nước để uống, làm
gia vị ăn kèm các món ăn trong ngày, hoặc vùi trong than cho chín để ăn kèm với muối…
Tuy nhiên người có thể trạng nóng, cần hạn chế ăn nhiều nghệ.
Củ gừng: Nhờ vào đặc tính vị cay, ấm và có tác dụng chống lạnh, trị ho, đau tức ngực,
trừ độc,… củ gừng tươi khi chưa gọt vỏ rất thích hợp giúp giữ ấm cơ thể và đề phòng
cảm lạnh. Chất cay của gừng tươi khi tiếp xúc với niêm mạc không gây phồng rộp. Vị
cay độc đáo của gừng còn giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể như hạ sốt, chống lạnh và đổ
mồ hôi... Hợp chất trong gừng có khả năng làm giảm đau các khớp xương không kém các
loại dược phẩm đắt tiền khác. Uống trà gừng hoặc đập một củ gừng tươi nhỏ cho vào các
món rau xào như cải bẹ xanh và canh cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số
trường hợp không nên dùng gừng tươi (hoặc khô) như người đang có bệnh về chảy máu
như chảy máu cam, băng huyết, ho ra máu, sốt xuất huyết…
Củ hành: Loại củ gia vị này có vị cay nồng, tính bình lại không gây độc. Không chỉ có
công dụng ngừa một số bệnh lý thông thường như cảm gió, nhức mỏi mắt, đau bụng, đau
đầu…, dùng củ hành thường xuyên có thể giúp đề phòng bệnh loãng xương nhờ vào
thành phần Gamma Glutamyl Peptide có trong củ. Củ hành còn giúp ngừa những bệnh lý
về tim mạch bằng cách làm giảm lượng homocysteine có trong máu - nguy cơ đáng kể
gây nên bệnh tim mạch và đột quỵ, nhờ có chứa nhiều chất crôm và vitamin B6. Ngoài
ra, củ hành còn giúp ngừa chứng viêm khớp mãn tính, dị ứng với hen suyễn gây tắc
nghẽn hô hấp và cảm thông thường, nhờ có chứa những tác nhân chống viêm tấy trong củ
hành.
Ớt và tiêu: Ớt có vị cay nồng, không gây độc, có tác dụng làm ấm bụng và kích hoạt tiêu
hóa. Khi dùng với liều lượng vừa phải, ớt sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phòng
bệnh. Người lớn có thể sử dụng mỗi ngày khoảng 10g ớt, giúp ngủ ngon và phòng bệnh
rất tốt. Trong hạt tiêu có vị cay nồng, tính nóng và không gây độc. Ăn tiêu giúp tiêu hóa
tốt, trừ độc tố trong cơ thể, tiêu đàm, trị đầy hơi và tiêu chảy. Có thể dùng tiêu giã nhỏ
hoặc tiêu nguyên hạt còn tươi hoặc phơi khô đều tốt.
Cây sả: Sả có vị cay nồng, mùi thơm và không gây độc. Lá sả tươi dùng để nấu nước
xông chữa bệnh cảm sốt, củ sả phơi khô sắc nước để uống chữa ói mửa, giữ ấm bụng,
giảm đau nhức cơ thể… Khi kết hợp với một số thảo dược khác, sả còn giúp chữa chứng
sình bụng, đầy hơi…