Tôi có may mắn được tiếp xúc với tác phẩm và con người Hoạ sĩ Phan Kế An (PKA) từ những ngày mới thành lập Hội Mỹ Thuật Việt Nam (1957), tiếp đó là sự ra đời của Viện Mỹ Thuật, Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam từ những năm 1960 - 1966. Tính đến nay thấm thoát đã ngót 50 năm rồi. Biết bao nhiêu hoạt động với không ít sự kiện nổi bật của ngành Mỹ thuật mang tầm Quốc gia. Trong số đó có lẽ phải kể đến cuộc triển lãm lớn, chuyên đề "Tranh sơn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGƯỜI LAO ĐỘNG SÁNG TẠO TRÊN BẢNG MÀU CON CHỮ
NGƯỜI LAO ĐỘNG SÁNG TẠO
TRÊN BẢNG MÀU CON CHỮ
PHAN KẾ AN-nhớ một chiều Tây Bắc-
sơn mài
Tôi có may mắn được tiếp xúc với tác phẩm và con người Hoạ sĩ Phan Kế
An (PKA) từ những ngày mới thành lập Hội Mỹ Thuật Việt Nam (1957),
tiếp đó là sự ra đời của Viện Mỹ Thuật, Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam từ
những năm 1960 - 1966. Tính đến nay thấm thoát đã ngót 50 năm rồi.
Biết bao nhiêu hoạt động với không ít sự kiện nổi bật của ngành Mỹ thuật
mang tầm Quốc gia. Trong số đó có lẽ phải kể đến cuộc triển lãm lớn,
chuyên đề Tranh sơn mài Việt Nam hiện đại do Hội Mỹ Thuật Việt Nam
tổ chức tại 8 nước XHCN Đông Âu (cũ) và 3 nước Châu á Trung - Triều -
Mông vào những năm 1957-1958 (Hiện là sưu tập hiện đại của Bảo tàng Mỹ
thuật Việt Nam).
Trong số những tác phẩm bề thế, có sức hấp dẫn ấy, tác phẩm của Phan Kế
An đã dành được những vị trí danh dự, đầy sức thuyết phục ở các cuộc trưng
bày: Nhớ một chiều Tây Bắc, Đồi cọ Trung Du, Bụi nứa miền xuôi... ít năm
sau bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông lại sáng tác bức
sơn mài lớn mang tên Hà Nội cuối tháng 12-1972, về đề tài cuộc chiến đấu
anh dũng kiên cường của quân dân Hà Nội với cuộc tập kích chiến lược
bằng không quân của đế quốc Mỹ ồ ạt đánh phá Thủ đô và miền Bắc Việt
Nam.
Cùng với sơn mài, PKA còn có những tác phẩm hội hoạ giầu tính truyền
thống, như tranh lụa, tranh khắc gỗ, sơn dấu, màu nước... cũng gây được ấn
tượng khá sâu rộng trong giới yêu nghệ thuật. Điển hình trong số đó phải kể
đến tác phẩm Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (khắc gỗ 1970), Lưới trên
sông Hàn (lụa 1981). Riêng bức tranh Chủ tịch Hồ Chí Minh được ông hoàn
thành từ ký hoạ trực tiếp bằng mực Nho về Bác tại chiến khu Việt Bắc trong
những năm kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm rất sống động, đã tuyển chọn
in trên Báo Nhân dân thời đó.
Cùng với hội hoạ giá vẽ và đồ hoạ nghệ thuật in ấn, PKA còn là một trong
số những cây bút xuất sắc về thể loại tranh đả kích - biếm hoạ chính trị của
hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lăng. Những tác phẩm hướng
vào các chủ đề lớn, như: Đứa con năm cha ba mẹ, Hoà bình kiểu Chú Sam...
Với ý tưởng sâu cay, những bức tranh hiện lên dưới tay ông đều là những
mũi lê sắc nhọn, xuyên thẳng vào tim đen kẻ thù cướp nước và bè lũ tay sai
bán nước. Với tranh đả kích ông thường ký bút danh là Phan Kích.
Vẻ đẹp của tranh PKA, dù là sơn mài, lụa, khắc gỗ hay sơn dầu... đều là sự
kết hợp khá nhuần nhuyễn, hài hoà giữa hai hoạ phái Âu - á, Đông - Tây. Đó
là hoạ pháp tạo hình cơ thể giải phẫu theo tỉ lệ chính xác, cộng với ánh sáng,
thấu thị xa gần của đường chân trời Phương Tây, kết hợp với hoạ pháp
Đường viền - ước lệ - Mảng phẳng Phương Đông trong xây dựng tác phẩm.
Xấp xỉ tuổi Cửu tuần đại thọ, gần cả đời người làm nghệ thuật, số ký hoạ,
tư liệu, phác thảo bố cục, bố cục hoàn chỉnh, và cả những bài viết về nghệ
thuật của ông thật khó mà đếm hết, nhớ hết. Vẽ rồi xoá, xoá rồi vẽ, phác
thảo rồi bố cục, giống như người đi bách bộ không biết mỏi trong khu vườn
nghệ thuật, đúng với nghĩa lao động - tư duy - sáng tạo của nhà khoa học -
nghệ sĩ trong khám phá, tìm tòi.
Sống vui vẻ, hoà đồng, thân thiện với đồng nghiệp và mọi người. Bỏ lại sau
lưng cả một quá khứ vàng son, hào hoa, phong nhã với nếp nhà cao sang
quyền quý (Thân phụ ông là Khâm Sai Đại Thần Triều Nguyễn), không
ngập ngừng đắn đo, chàng trai trẻ khoác ba lô với hành trang của người nghệ
sĩ - chiến sĩ, tự nguyện dấn thân lên chiến khu ở rừng sâu Việt Bắc cùng toàn
dân đồng hành trong cuộc trường chinh vĩ đại chống xâm lăng dành độc lập
tự do cho Tổ quốc. Chưa vội kể những thành tựu nghệ thuật có sức nặng của
lao động sáng tạo mà ông đã cống hiến, chỉ với ý chí và lòng tự nguyện
trong cuộc cách mạng ý thức, hướng theo ngọn cờ đại nghĩa của dân tộc của
người thanh niên, cũng như với cả gia đình ông đã giác ngộ bổn phận và
nghĩa vụ công dân của mình, ông đã xứng đáng được phong tặng là nghệ sĩ -
chiên sĩ công huân. (Thân phụ ông đã được Nhà nước mới - Nhà nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà và tiếp đó là nước CHXHCN – tín nhiệm bầu là Phó
Thủ tướng Chính phủ).
Đúng như trong lời thơ mà ông đã khiêm tốn tự bạch cuối đời: Rúc còi, ga
cuối hẳn gần thôi/ Soát lại hành trang, nhẹ quá trời/ Tranh sơn dăm bức tươi
son mới/ Vừa gửi trăm phương trọn mới đời.... Thực ra đâu chỉ có “Dăm
bức tranh sơn”. Ông làm việc nhiều lắm. Suy nghĩ lao lung, trăn trở nhiều
lắm cho nghệ thuật cái đẹp. Số lượng và chất lượng nghệ thuật của ông đã
được tổ chức hội chuyên ngành và đồng nghiệp đánh giá rất đúng, và công
bằng. Vinh quang đó xứng đáng thuộc về người nghệ sĩ - chiến sĩ PKA trên
mặt trận văn hoá nghệ thuật: Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật
2001. Giải nhất Mỹ thuật toàn Quốc những năm 1951, 1955, 1960. Giải
thưởng Uỷ ban toàn Quốc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt
Nam. Huân chương độc lập. Huân chương kháng chiến; Huy chương vì sự
nghiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam; Huy chương vì sự nghiệp Văn hoá -
Thông ti ...